HY HỮU: Xây nhà chắn ngang… đường nhựa
Căn nhà đang xây dựng chiếm hết diện tích 1 đoạn đường nhựa tồn tại từ xưa đến nay. Khi tìm hiểu thì chủ nhà cho biết được chính quyền cấp phép xây dựng đàng hoàng. Chuyện hy hữu này xảy ra tại phường 7, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Căn nhà được cấp phép xây dựng trên mặt đường nhựa.
Ngày 11.8, ghi nhận thực tế của phóng viên tại đây cho thấy căn nhà này đang xây ngay trên nền đường nhựa, chiếm hết 1 đoạn đường ngay góc ngã ba Nam Cao – Ngô Đức Kế.
Nhiều hộ dân sống quanh khu vực này cho biết họ rất búc xúc vì đây là con đường đi lại hằng ngày đã ngang nhiên bị chiếm dụng.
Căn nhà nằm ngang chiếm hết toàn bộ phần đường nhựa.
Tuy nhiên, khi được hỏi chủ nhà cho biết căn nhà này được chính quyền cấp phép xây dựng và phần đường nhựa là phần nằm trên đất của họ.
Video đang HOT
Người dân qua đây phải chạy lên vỉa hè.
Anh N.V.H (ngụ tại đường Ngô Đức Kế, phường 7, TP.Vũng Tàu) cho biết: “Tôi không hiểu vì sao chính quyền địa phương lại cho phép căn nhà này xây dựng chắn hết lối đi của người dân khu vực tại đây. Đành rằng, biết họ có phép nhưng ít ra phải đợi Nhà nước làm đường rồi hẵng xây nhà chứ xây vậy dân đi đường nào. Chưa kể là việc căn nhà này xây nằm hoàn toàn trên đường nhựa chắn ngang giữa đường như vậy nhìn rất phản cảm”.
Trao đổi với PV, đại diện chủ nhà cho biết. “Đây là phần đất của gia đình tôi có giấy phép xây dựng do thành phố cấp đàng hoàng, tôi không lấn chiếm gì hết, nếu tôi làm sai thì tôi chịu”.
Sau khi ghi nhận ý kiến của người dân cũng như của đại diện chủ nhà, PV đã liên hệ với lãnh đạo UBND TP.Vũng Tàu thì được cho biết: Đất trên là đất ở của người dân và đã được cấp phép xây dựng tạm. Vị này cũng cho biết sẽ mời chủ nhà và các phòng ban liên quan ngồi lại với nhau để bàn bạc phương hướng khắc phục sự việc hy hữu này.
Theo Nguyễn Nam (Dân Trí)
Cấp phép xây dựng sẽ ách vì quy định mới?
Theo Quyết định 26/2017 của UBND TP.HCM có hiệu lực từ 30-6, việc cấp phép xây dựng nhà ở phải phù hợp quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy chế quản lý quy hoạch.
Cấp phép xây dựng sẽ ách vì quy định mới?
"Nếu thực hiện theo quy định mới là căn cứ quy hoạch để cấp phép xây dựng nhà ở cho người dân thì e rằng toàn TP sẽ ách hết, chỉ có trường hợp cấp phép tạm là đủ điều kiện giải quyết". Đây là lo lắng của các quận, huyện về Quyết định 26/2017 "Quy định một số nội dung về cấp phép xây dựng trên địa bàn TP.HCM" do TP.HCM ban hành có hiệu lực từ ngày 30/6.
Cấp phép chính thức phải có quy hoạch 1/500
Theo đó, Quyết định 26 chỉ quy định về trường hợp cấp phép có thời hạn (còn gọi là cấp phép tạm) và công tác phối hợp thực hiện của các cơ quan liên quan. Cụ thể, nhà ở thuộc khu vực đã quy hoạch 1/2000 được duyệt nhưng quy hoạch chưa thực hiện, chưa có quyết định thu hồi đất thì được cấp phép có thời hạn theo mục đích sử dụng trước đó. Quy mô công trình có thời hạn không quá ba tầng.
Vậy nhà ở của người dân muốn được cấp phép chính thức thì phải thỏa điều kiện ra sao, Quyết định 26 ghi rõ: "Công tác cấp phép xây dựng thực hiện theo Luật Xây dựng 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan". Đối chiếu luật này (Điều 91, 93), điều kiện cấp phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ như sau: "Phù hợp quy hoạch chi tiết xây dựng (tức quy hoạch 1/500) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình thuộc tuyến phố khu vực đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp quy chế quản lý quy hoạch hoặc quy chế quản lý kiến trúc đô thị". Như vậy, nhà ở của người dân muốn cấp phép xây dựng chính thức thì phải có quy hoạch 1/500 hoặc quy chế quản lý kiến trúc đô thị, quy chế quản lý quy hoạch để xem xét.
Vấn đề là ở chỗ lâu nay toàn bộ các quận, huyện đều căn cứ vào quy hoạch 1/2000 để cấp phép xây dựng. Bởi khu vực được quy hoạch 1/500 ở TP.HCM chỉ đếm trên đầu ngón tay, chỉ tập trung cho các dự án. Quy chế quản lý kiến trúc đô thị càng hiếm hoi, toàn TP chỉ có vài tuyến đường có quy chế quản lý kiến trúc đô thị như đường Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp.
Hợp lý, đúng pháp luật nhưng...
Trưởng phòng Cấp phép xây dựng, Sở Xây dựng Tống Đức Tiến cho hay việc cấp phép xây dựng phải phù hợp các quy định của pháp luật như Luật Xây dựng và các nghị định, thông tư hướng dẫn. "Riêng trường hợp cấp phép có thời hạn, quy định của Luật Xây dựng có nội dung chưa phù hợp với thực tiễn tại TP nên Sở đã xin ý kiến và được Bộ Xây dựng chấp thuận. Do đó Quyết định 26 ban hành chỉ hướng dẫn cho trường hợp này, còn lại thực hiện theo Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn" - ông Tiến nhấn mạnh.
Về yêu cầu cấp phép xây dựng phải căn cứ quy hoạch 1/500 hoặc quy chế quản lý quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc đô thị tại Luật Xây dựng, ông Tiến cho rằng hợp lý. Ông Tiến nhận xét việc căn cứ vào quy hoạch 1/2000 để cấp phép xây dựng, vừa không phù hợp quy định pháp luật vừa không đủ cơ sở để xác định chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc cho công trình được cấp phép. "Quy hoạch này chỉ có ý nghĩa là phân định chức năng khu đất là gì, không cung cấp chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc của khu vực đó như chiều cao, mật độ xây dựng khu đất ra sao" - ông Tiến nói. Theo ông Tiến, quy hoạch 1/500 hay quy chế quản lý kiến trúc đô thị mới giải quyết được vấn đề này.
Lo ách tắc cho dân
Trước thông tin này, các quận, huyện tỏ ra rất băn khoăn. "Nếu thực hiện theo yêu cầu của Luật Xây dựng, công tác cấp phép xây dựng nhà ở cho người dân sẽ ách tắc. Không riêng quận Bình Tân mà các quận, huyện khác rất ít khu vực có quy hoạch 1/500, quy chế quản lý kiến trúc đô thị" - ông Nguyễn Gia Thái Bình, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, cho biết.
Theo ông Bình, muốn lập quy hoạch 1/500 thì yêu cầu đầu tiên là quy hoạch 1/2000 phải hoàn thiện, chính xác vì đây là cơ sở để triển khai quy hoạch 1/500. "Một số đồ án quy hoạch 1/2000 tại quận hiện đang điều chỉnh nên khó làm được quy hoạch 1/500" - ông bày tỏ.
Phó Chủ tịch UBND quận 7 Đào Gia Vượng cho hay công tác lập quy hoạch 1/500 còn gặp thêm khó khăn ở chỗ kinh phí thực hiện vì phải thuê đơn vị tư vấn thực hiện. "Việc thực hiện quy hoạch quy chế này là cả một quá trình và cần thời gian đáng kể. Nếu yêu cầu phải có ngay quy hoạch 1/500 hay quy chế quản lý kiến trúc đô thị để cấp phép thì sẽ rất khó khăn và làm ảnh hưởng đến người dân" - ông Vượng băn khoăn.
Ngày 7/7, Sở Xây dựng TP sẽ tổ chức buổi triển khai Quyết định 26 để giải đáp, hướng dẫn cụ thể. Sở cũng mời đại diện Bộ Xây dựng cùng tham gia.
Vẫn có thể căn cứ quy hoạch 1/2000
Tôi cho rằng các quận, huyện vẫn có thể căn cứ vào quy hoạch 1/2000 để cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, cần kèm theo quy hoạch này là quy chế quản lý quy hoạch để minh họa cụ thể cho khu vực đó. Chẳng hạn theo quy hoạch 1/2000, khu vực này là khu dân cư thì quy chế quản lý quy hoạch kèm theo sẽ mô tả và quy định chỉ tiêu quy hoạch cho khu dân cư này. Ví dụ nhà ở được xây tối đa bao nhiêu tầng, mật độ xây dựng ra sao. Như vậy việc cấp phép xây dựng cho người dân không bị ách mà vẫn có cơ sở và đúng quy định tại Luật Xây dựng.
Về lập thiết kế đô thị, tôi cho rằng rất cần thiết thực hiện cho một số tuyến phố quan trọng, mang tính điểm nhấn. Riêng yêu cầu lập quy hoạch 1/500 tại các dự án, Nhà nước không nên làm trước mà giao các chủ đầu tư thực hiện trên cơ sở quy hoạch 1/2000 và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
TS -kiến trúc sư VÕ KIM CƯƠNG, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM
____________________________
Từ năm 2013, TP đã phủ kín quy hoạch 1/2000 nhưng công tác quy hoạch không dừng lại ở đó mà phải làm tiếp quy hoạch 1/500 hoặc các quy chế để có cơ sở cấp phép xây dựng. Như vậy việc cấp phép mới rõ ràng, công khai, minh bạch và thuận tiện cho dân.
Ông TỐNG ĐỨC TIẾN,Trưởng phòng Cấp phép xây dựng, Sở Xây dựng TP.HCM
(Theo Pháp Luật)
Bị Bí thư Thăng phê là "vô cảm", Sở Tài nguyên cho dỡ cột mốc giữa nhà dân Sở Tài nguyên - Môi trường cho cắm mốc bảo vệ hành lang bờ sông trong nhà dân ở khu dân cư Sông Giồng (quận 2). Nghe phản ánh việc cộc mốc nằm giữa nhà dân, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng đánh giá là "cơ quan quản lý chưa có trách nhiệm tận cùng với người dân, còn vô cảm"....