Hy hữu quốc gia bầu tổng thống bằng bi ve
Mỗi quốc gia trên thế giới đều lựa chọn cho mình một hình thức bầu cử khác nhau, trong đó đa phần là sử dụng phiếu giấy hoặc phiếu điện tử. Tuy nhiên, người dân Gambia lại duy trì một cách bầu tổng thống hoàn toàn đặc biệt, đó là bằng những viên bi ve.
Người dân Gambia bắt đầu tiến trình đi bầu cử để bầu tổng thống nhiệm kỳ mới từ ngày hôm qua 1/12. Tuy nhiên, khác với nhiều quốc gia khác trên thế giới, hệ thống bầu cử của Gambia được xây dựng dựa trên những viên bi ve. Đây là truyền thống bầu cử có từ những năm 1960 ở quốc gia châu Phi này. (Ảnh: Reuters)
Với cách thức bỏ phiếu đặc biệt này, mỗi cử tri sẽ được phát một viên bi ve, sau đó họ sẽ thả một viên bi vào các thùng rỗng có dán ảnh và những biểu tượng đặc trưng của các ứng viên tổng thống bên ngoài. Mỗi ứng viên tổng thống sẽ được quy định một màu thùng khác nhau. (Ảnh: Reuters)
Các cử tri sẽ bỏ phiếu trong phòng kín và chỉ được thả một viên bi duy nhất vào thùng. Trong mỗi thùng đều có lắp chuông để mỗi khi có viên bi nào được thả vào thùng, chuông sẽ kêu lên để báo hiệu rằng đã có người vừa hoàn tất quá trình bỏ phiếu. Quy trình này nhằm tránh hiện tượng bỏ phiếu nhiều lần và gian lận trong bầu cử. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Sau khi các cử tri bỏ phiếu xong, toàn bộ số bi trong các thùng sẽ được đổ ra những chiếc khay đặc biệt, có từ 200-500 lỗ, giúp các nhân viên phụ trách bầu cử có thể đếm chính xác và nhanh chóng số bi dành cho mỗi ứng viên tổng thống (Ảnh: Reuters)
Cơ quan phụ trách bầu cử Gambia cho biết đây là hình thức bầu cử “minh bạch, công khai và đáng tin cậy” vì cho phép cả những người không biết chữ cũng có thể tham gia bầu tổng thống. Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng hệ thống bầu cử này khá đơn giản và ít tốn kém cho chính phủ (Ảnh: Reuters)
Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Độc lập Gambia Alieu Momarr Njai ca ngợi hệ thống bầu cử của nước này là có một không hai và “không ai có thể gian lận được” (Ảnh: Getty)
Các thùng bầu cử được chuẩn bị kỹ càng trước khi đưa vào phòng kín (Ảnh: Getty)
Người dân Gambia đi bỏ phiếu hôm 1/12 (Ảnh: Reuters)
Tổng thống đương nhiệm của Gambia là Yahya Jammeh (trái) – người nắm quyền điều hành đất nước trong 22 năm qua. Là một ứng viên tổng thống năm nay, ông Jammeh đang được kỳ vọng tiếp tục đắc cử trong nhiệm kỳ tới, dù cũng có nhiều ý kiến cho rằng ông đã tại vị quá lâu và nên được thay thế bằng một ứng viên khác. (Ảnh: Reuters)
Thành Đạt
Tổng hợp
Obama nói gì về việc vợ tranh cử Tổng thống?
Đệ nhất phu nhân sắp mãn nhiệm của Mỹ Michelle Obama có tỷ lệ ủng hộ còn cao hơn cả chồng. Vô số người dân muốn bà tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ năm 2020.
Đệ nhất phu nhân Michelle Obama
Theo Gallup, tỉ lệ ủng hộ hiện nay dành cho bà Michelle là 64%. Đó là lý do tại sao nhiều người hâm mộ bà bắt đầu tự hỏi: Vì sao bà Michelle Obama không đi theo con đường của bà Hillary Clinton, tới Nhà Trắng?
Trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ 2016, Đệ nhất phu nhân Obama lại là một trong những nhân vật sáng giá nhất, thậm chí, có lúc còn nổi trội hơn cả hai ứng viên là Hillary Clinton và Donald Trump.
Michelle Obama là người ủng hộ nhiệt tình chiến dịch tranh cử của ứng cử viên Hillary Clinton. Trong một đêm vận động tại bang North Carolina, bà Michelle xuất hiện bên cạnh bà Hillary. Hơn 10.000 người đã hò reo, hô vang lên khi nhìn thấy bà Michelle đứng bên ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ.
Trả lời về vấn đề này, tờ Independent dẫn lời Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama cho hay: bà Michelle Obama sẽ không bao giờ tranh cử Tổng thống Mỹ, dù là năm 2020 hay 2024.
"Cô ấy sẽ không bao giờ tranh cử. Cô ấy rất tài năng, sáng láng và là người mà tôi không thể tự hào hơn. Nhưng Michelle không có sự nhẫn nhịn để có thể là một ứng cử viên Tổng thống thực thụ" - ông Obama giải thích.
Bản thân bà Michelle cũng từng từ chối việc trở lại Nhà Trắng, bởi vì các con gái của ông bà đã cảm thấy quá đủ với việc có bố làm Tổng thống. "Tôi sẽ không tranh cử Tổng thống. Không, tôi sẽ không làm vậy" - bà Michelle nói hồi tháng Ba.
Thay vào đó, bà nói sẽ đóng góp nhiều hơn vào hệ thống chính trị từ các hoạt động bên ngoài. Sau khi rời khỏi Nhà Trắng vào tháng Giêng tới, bà Obama có thể sẽ làm việc trong lĩnh vực giáo dục cho các nữ thanh thiếu niên.
(Theo Vietnamnet)
Hàng chục nghìn người Hàn Quốc biểu tình phản đối Tổng thống Ngày 19/11, hàng chục nghìn đã tham gia biểu tình phản đối Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye tại thủ đô Seoul. Biểu tình đòi Tổng thống Park Geun-Hye từ chức tại Seoul ngày 12/11. Ảnh: AFP/TTXVN Sự kiện này nằm trong một loạt cuộc biểu tình hàng tuần quy mô lớn nhằm buộc Tổng thống Park Geun-Hye phải từ chức do liên...