Hy hữu ngư dân câu được con cá chứa nguyên một con rắn độc còn sống trong bụng
Không biết bằng một cách thần kỳ nào đó mà con rắn độc lại sống được trong bụng của một con cá tuyết.
Andy Warton, 44 tuổi, trong một lần đi câu cá tại khu vực đảo Melville ở phía Đông biển Timor, nước Úc đã tình cờ gặp phải một tình huống “dở khóc dở cười”.
Đó là khi đoàn thuyền đánh bắt được một con cá tuyết khá lớn và chắc mẩm sẽ được một bữa tiệc linh đình.
Nói qua về chất lượng của cá tuyết, thịt loài cá này không hề bị khô như hầu hết các loài cá biển mà trái lại rất trắng, thơm, dai, nhưng khi cho vào miệng thì rất mềm thịt, đậm đà khác lạ.
Ngoài việc mang đến đến một nguồn chất đạm dinh dưỡng, thịt cá tuyết còn là một kho thuốc bổ đối với sức khỏe của con người.
Tuy nhiên, điều làm tất cả mọi thủy thủ trên tàu kinh ngạc đó là trong miệng con cá tuyết còn chứa nguyên 1 con rắn vẫn còn sống.
Theo như anh Warton quan sát thì đây không phải là một con rắn bình thường mà nó là rắn hổ (tiger snake), một loài rắn kịch độc sở hữu chất độc thần kinh cực mạnh, có thể khiến nạn nhân nhanh chóng trải qua cảm giác đau đớn, khó thở, tê liệt và cuối cùng là tử vong.
Rắn hổ phân bố chủ yếu ở bờ biển đông nam Úc, trải từ New South Wales đến Tasmania và khu vực phía nam xa xôi.
Nọc độc của rắn hổ chỉ xếp sau rắn nâu miền đông và rắn nâu miền tây của Úc. Thành phần độc tố trong nọc độc của rắn hổ bao gồm chất độc thần kinh cực mạnh, chất đông máu, haemolysin, và chất độc myotoxin.
Con rắn hổ còn nguyên vẹn trong miệng cá tuyết.
Sở dĩ có tên gọi rắn hổ vì kẻ săn mồi máu lạnh này khi trưởng thành thường xuất hiện các vằn như da hổ, từ màu vàng nhạt đến đen dọc theo cơ thể. Phần bụng rắn có các màu từ vàng chanh đến da cam.
Là loài rắn nguy hiểm nhất nhì nước Úc, nhưng vẫn nằm gọn trong bụng một con cá tuyết. Điều này khiến thủy thủ trên tàu vô cùng thắc mắc.
Theo Warton suy đoán có lẽ con rắn quá bất ngờ khi bị nuốt chửng nên không kịp hành động gì, hoặc cũng có thể con cá tuyết đã bị cắn và trúng độc nhưng mới ở giai đoạn đầu nên chưa có dấu hiệu gì cả.
Dù chẳng may đúng phải phương án nào thì việc tiếp tục ăn con cá (có chưa con rắn độc) vẫn là điểu vô cùng rủi ro. Do đó, tất cả thành viên đã thống nhất giải cứu con rắn ra khỏi bụng con cá và giải phóng cho 2 con vật đó trở lại môi trường sống của chúng.
Đại bàng xế toạc bụng rắn phì kịch độc giữa đường cái
Con rắn độc châu Phi nhận cái kết vô cùng thảm khốc khi lọt vào tay của đại bàng ăn rắn.
Trong một chuyến ghé thăm Vườn quốc gia Kruger ở Nam Phi, một giáo viên có tên Graeme Mitchley đã ghi lại khoảnh khắc đại bàng ăn rắn xé xác con mồi ưa thích giữa đường cái.
Trong lúc cố gắng bò sang đường, con rắn phì kịch độc bị đại bàng quắp gọi rồi ăn tươi nuốt sống ngay giữa đường. Đại bàng dùng đôi chân to khỏe ghim chặt con rắn xuống đất để nó không thể sử dụng răng nanh và bắt đầu thưởng thức bữa ăn.
Mitchley giải thích, đại bàng thường móc móng vuốt dọc thân rắn để giết con mồi trước khi nó kịp tấn công, nhưng trong trường hợp này, kẻ đi săn quyết định ăn sống rắn độc.
" Mọi người hỏi tôi tại sao con rắn không tìm cách phản đòn và bỏ trốn. Tôi nghĩ đại bàng giẫm quá mạnh, con rắn có thể bị gãy xương sống và do đó khó cử động. Chân và móng của đại bàng ăn rắn phủ lớp vảy dày giúp bảo vệ chúng khỏi những nhát cắn. Chúng có thể gặp nguy cơ nghiêm trọng nếu bị rắn cắn. Chúng săn một số loài rắn nhanh và nguy hiểm nhất trên thế giới, nhưng không miễn dịch trước nọc độc", Mitchley cho biết.
Theo Mitchley, con đại bàng sau đó xé đôi con rắn và bay đi xa với nửa đuôi không có nọc độc. Tuyến nọc độc tập trung ở đầu rắn phì. Nửa thân còn lại của con rắn bị vứt trên mặt đường. Khi Mitchley quay trở lại ngày hôm sau, anh không thấy dấu vết của con rắn phì nữa và suy đoán loài ăn xác thối nào đó đã dọn dẹp nốt phần thịt thừa.
Đại bàng ăn rắn chủ yếu sinh sống ở khu vực trung tâm của Kruger, thường ăn rắn phì, rắn mamba, rắn boomslang và rắn cỏ. Chúng cũng ăn tắc kè và những động vật có vú nhỏ khác.
Những nơi nguy hiểm nhất trên Trái đất, không cẩn thận là mất mạng Đối với du khách, một số nơi nguy hiểm nhất trên Trái Đất trở thành vùng đất chết chóc, không dám đặt chân đến. Nguyên do là bởi đặc điểm đặc biệt của những nơi này đe dọa tính mạng của con người cũng như động vật. Đảo Ilha da Queimada Grande ở Brazil còn được gọi là đảo Rắn. Đây là một...