Hy hữu: Mắc bệnh tim nguy hiểm do đạn mắc kẹt lâu ngày trong người
Viên đạn nằm lâu năm trong cơ thể ông Huy để lại một lỗ thủng ở khu vực động mạch chủ, tuy nhiên quá trình gắp viên đạn ra khỏi cơ thể 6 năm trước không phát hiện được. Khu vực bị thủng theo thời gian tự bọc lại và phát triển thành một túi máu ở ngực gọi là túi giả phình động mạch thân cánh tay đầu, kích thước to bằng quả cam (65×89mm).
Ông Huy đang được chăm sóc tại bệnh viện và chuẩn bị xuất viện.
Ngày 27.2, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cho biết, vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị thủng động mạch chủ do có viên đạn nằm lâu năm trong cơ thể.
Trước đó, ngày 21.2 (mồng 6 Tết), ông Vũ Thế Huy (64 tuổi, Quảng Ngãi) nhập viện trong tình trạng mệt, khó thở khi vận động nhẹ. Sau khi thăm khám và rà soát lịch sử bệnh, bác sĩ nghi ngờ ông bị bệnh tim hoặc phổi nên đã cho chỉ định chụp CT. Kết quả chụp phim cho thấy một túi giả phình động mạch thân cánh tay đầu dọa vỡ cần sớm phẫu thuật để cứu chữa.
Bệnh nhân cho biết, gần 4 tháng trước, bỗng nhiên bị khàn tiếng không rõ nguyên nhân, linh cảm cho biết có điều gì đó bất thường, ông đi khám nhiều nơi thì được kết luận là do viêm họng / viêm thanh quản. Tuy nhiên quá trình điều trị, dùng thuốc cả đông y & tây y vẫn không hết khàn giọng.
Video đang HOT
Ths.Bs Nguyễn Thanh Hiền – Trưởng ekip phẫu thuật cho biết, điều nguy hiểm là rất dễ bị nhầm túi giả phình này với u trung thất. Nếu không chẩn đoán chính xác sẽ ứng dụng sai phương pháp phẫu thuật và dẫn đến xuất huyết dữ dội, gây tử vong. Quá trình gây mê & phẫu thuật kéo dài 3h đồng hồ để cắt bỏ túi phình, tạo hình lại động mạch thân cánh tay đầu cho bệnh nhân.
Bác sĩ Hiền cho biết thêm, sau khi khỏe lại, ông Huy cho biết, ông là cựu chiến binh đóng quân tại Tịnh Hà, Quảng Ngãi. Trong một lần giao chiến với địch năm 1972 thì bị đạn bắn găm vào khu vực ở gần ức, rất may viên đạn đập vào tường trước khi găm vào người nên không chết. Tuy nhiên, viên đạn nằm yên trong cơ thể gần 40 năm. Viên đạn nằm lâu năm đã để lại một lỗ thủng ở khu vực động mạch chủ của ông Huy, tuy nhiên quá trình gắp viên đạn ra khỏi cơ thể 6 năm trước không phát hiện được. Khu vực bị thủng theo thời gian tự bọc lại và phát triển thành một túi máu ở ngực gọi là túi giả phình động mạch thân cánh tay đầu, kích thước to bằng quả cam (65×89mm).
“Điểm mấu chốt trong ca phẫu thuật của ông Huy chính là xác định cho được nguyên nhân gây bệnh. Nếu chẩn đoán bệnh của ông Huy là u trung thất và tiến hành phẫu thuật bóc tách khối u, bệnh nhân sẽ bị vỡ túi phình và chắc chắn sẽ tử vong do xuất huyết. Ca phẫu thuật diễn ra thành công tốt đẹp, chúng tôi đã cắt bỏ túi giả phình và tái tạo lại khu vực bị cắt, bệnh nhân đã khỏe và có thể về trong ngày mai”, bác sĩ Hiền nói thêm.
Theo Danviet
Đây là căn bệnh ám ảnh kinh hoàng với người dân Uzbekistan
Tại đất nước là đối thủ của U23 Việt Nam trong trận chung kết U23 châu Á, người dân từng sợ hãi vì sự hoành hành của căn bệnh này.
Theo tài liệu được công bố trên trang Journalofinfection, viêm gan B từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người dân Uzbekistan. Uớc tính đã có khoảng 678.000 trẻ sơ sinh ở Uzbekistan và 159.185 người lớn nhiễm siêu vi viêm gan B là HBV. Trong số đó, khoảng 55.095 người chết do viêm gan B trước khi họ tử vong vì các nguyên nhân khác.
Như vậy, hằng năm đã có khoảng 3.074 người dân Uzbekistan tử vong do hậu quả của bệnh viêm gan B. Chỉ có 3,2% số người chết sớm là do viêm gam B cấp tính, còn lại 96,8% là vì bệnh viêm gan B mãn tính.
Theo tính toán, số người mắc viêm gan B ở đất nước này chủ yếu đang ở độ tuổi khá trẻ. Số lượng người chết vì viêm gan B khi ở độ tuổi 30-40 chiếm đến 25%, số còn lại là trẻ nhỏ và người ngoài độ tuổi trên.
Tiêm chủng là cách duy nhất để bảo vệ cơ thể khỏi siêu vi viêm gan B nhưng nhiều vùng tại Uzbekistan từng không đáp ứng được quy trình bảo quản nghiêm ngặt cũng như vận chuyển đúng cách loại vắc-xin này. Ngoài ra, chi phí cho một lần vận chuyển vắc xin khoảng 84USD (khoảng 2 triệu đồng) cũng là khoản tiền không nhỏ với người dân ở các khu vực nghèo khó.
Không chỉ vậy, diễn biến bệnh viêm gan B ở Uzbekistan còn trở nên phức tạp hơn vì đất nước này nằm ở trung tâm của châu Á và được coi là vùng lưu hành thuận lợi của siêu vi viêm gan B. Virut viêm gan B (HBV) được xác định dựa vào 7 xét nghiệm là HBsAg HBsAg, Anti-HBs (HBsAb), HBeAg, Anti-HBe (HBeAb), Anti-HBc, Anti-HBc IgM. Và lúc đó, các nhà khoa học chưa xác định được sự phân bố rõ ràng của virus viêm gan B tại Uzbekistan.
Khi nhiễm viêm gan B, nhiều người bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Thông thường, bệnh nhân sẽ bị ốm từ 30 ngày đến 6 tháng sau khi tiếp xúc với siêu vi viêm gan B. Các triệu chứng để nhận biết căn bệnh này gồm mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, đau bụng, nước tiểu sẫm màu và vàng da. Bệnh nhân có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính chỉ sau vài tuần mắc viêm gan B.
Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh mà không có triệu chứng rõ ràng là ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Viêm gan B từng là vấn đề y tế nhức nhối ở Uzbekistan, đặc biệt là với những người trẻ tuổi. Bộ y tế nước này đã đề ra các chiến lược "dài hơi" để đối phó với căn bệnh viêm gan B và đặc biệt đề cao việc tiêm chủng phòng ngừa viêm gan B.
Theo Danviet
Cả đời không hút 1 điếu thuốc cũng có thể bị ung thư phổi vì lý do này Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra ngay cả những người không bao giờ hút thuốc cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi nếu mắc phải sai lầm sau. Các chuyên gia giải thích rằng chế độ ăn kiêng có chỉ số glycemic (chỉ số đường huyết của thực phẩm) quá cao sẽ khiến nồng độ isulin trong máu tăng...