Hy hữu ca cứu nạn nhân bị thanh sắt dài 65 cm đâm xuyên lồng ngực
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng vừa cứu sống một công nhân bị thanh sắt đâm xuyên qua lồng ngực.
Thanh sắt dài 65 cm xuyên qua lồng ngực – LÂM VIÊN
Chiều 9.4, bác sĩ Lê Quang Huy, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho biết sức khỏe nạn nhân Hà Đức Lân (38 tuổi, ngụ TP. Đà Lạt) bị thanh sắt dài 65cm đâm xuyên qua ngực đang từng bước phục hồi, tim mạnh, huyết áp ổn định.
Thanh sắt được lấy ra khỏi lồng ngực nạn nhân – N.T
Video đang HOT
Trước đó, khoảng 14 giờ 30 ngày 8.4, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng tiếp nhận nạn nhân Lân trong tình trạng bị một thanh sắt phi 8 đâm xuyên từ cánh tay trái vào lồng ngực ra sau xương ức, bệnh nhân mất máu nhiều.
Ông N.V.V, người nhà nạn nhân, cho biết anh Lân là công nhân xây dựng. Chiều 8.4, khi đang thi công công trình nhà ở tư nhân ở H. Đức Trọng (Lâm Đồng) thì anh chẳng may té từ giàn giáo tầng một xuống đất và rơi trúng cụm sắt trụ móng nhà.
Để đưa được anh Lân đến bệnh viện, các đồng nghiệp phải dùng cưa để cưa thanh sắt trụ móng.
Bác sĩ Huy cho biết sau khi chẩn đoán đã chỉ định bác sĩ Huỳnh Quốc Khởi thực hiện phẫu thuật gấp cho bệnh nhân. Ê kíp phẫu thuật đã phải mở lồng ngực chủ động để xem thanh sắt có gây tổn thương tim, mạch, phổi hay không…
Rất may mắn, thanh sắt chỉ gây tổn thương màng phổi phải, rách tĩnh mạch, các mạch máu lớn không bị tổn thương, nên ê kíp phẫu thuật mới quyết định rạch mổ để rút thanh sắt ra.
“Đây là trường hợp rất hy hữu mà chúng tôi tiếp nhận, việc cứu sống nạn nhân cũng rất ngoạn mục, rất mừng sau gần 2 giờ 30 phút phẫu thuật, nạn nhân đã được cứu sống”, bác sĩ Khởi cho biết thêm.
Theo Thanh Niên
Cứu thanh niên bị đâm thấu cổ
Bệnh nhân 24 tuổi ở Hà Nội vào viện với vết thương ở hai bên cổ đang ra máu liên tục.
Ảnh minh họa
Ngày 9/3, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho biết các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp đã phẫu thuật cứu sống bệnh nhân bị đâm vào cổ gây tổn thương động mạch cảnh. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng mất máu nặng, có nhiều vết thương vùng đầu, mặt, cổ do bị vật sắc nhọn đâm.
Kíp trực đã sơ cứu khâu ép cầm máu tại chỗ vết thương vùng cổ, đồng thời hồi sức tích cực và chuyển bệnh nhân lên phòng mổ cấp cứu.
Các bác sĩ phẫu thuật đã khâu vết thương các vị trí mạch máu bị tổn thương và phần mềm khác cho bệnh nhân. Trong thời gian phẫu thuật, bệnh nhân liên tục được hồi sức tích cực, truyền bù 2,2 lít máu. Sau 6 ngày điều trị, bệnh nhân dần ổn định sức khỏe và xuất viện.
Bác sĩ Phan Văn Thành, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cho biết vết thương ở mạch máu lớn (vùng cổ, nách, bẹn) là những vết thương chí mạng do nạn nhân sẽ mất nhiều máu. Bệnh nhân có nguy cơ cao tử vong vì mất máu nhiều nếu không được cấp cứu kịp thời.
Những trường hợp này, tính mạng bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng sơ cứu ban đầu. Ở những vị trí bị thương thuận lợi, garo là kỹ thuật có hiệu quả tốt. Những vị trí khó (vùng cổ, bẹn) trong trường hợp nguy cấp có thể dùng tay chặn chặt trên vết thương để giảm mất máu. Sơ cứu tốt tại hiện trường thì khả năng nạn nhân được cứu sống cao hơn và chi phí điều trị thấp.
Lê Nga
Theo VNE
Bé trai còn nguyên dây rốn bị bỏ rơi dưới trời lạnh Nghe tiếng khóc của trẻ con, chị Ph. lần theo tiếng khóc ấy và phát hiện một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi dưới thời tiết lạnh bên cạnh bờ tường. Ngày 21/1, ông Huỳnh Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng II cho biết, đơn vị vừa kịp thời cứu sống cháu trai nặng 1,2kg bị bỏ rơi...