Huỳnh Văn Nén và nỗi ám ảnh trong hai phiên tòa
Đến tòa từ lúc phiên xử chưa khai mạc, tuy nhiên ngay khi vừa vào đến cửa phòng xử ông đã quay gót đi nhanh ra ngoài vì những nỗi ám ảnh cách đây 11 năm…
Ông Nén ngồi uống cà phê phía ngoài tòa án
Cảnh cũ còn đây
Cho đến nay khi gõ từ khóa [" Huỳnh văn Nén" "ép cung" "vụ án vườn điều"] lên công cụ tìm kiếm (Hình ảnh) Google.com thì bạn đọc sẽ thấy những hiện lên ngay những tấm hình của phiên tòa cách đây 11 năm.
Khi ấy Huỳnh Văn Nén xuất hiện trong hình ảnh của một người đàn ông đầu húi trọc, cởi trần đang vòng tay ra sau lưng chỉ những vết sẹo mà ông cho rằng đó là hậu quả của những trận đòn trong thời gian bị tạm giam.
Những bức hình đó được chụp lại từ phiên tòa phúc thẩm lần 3 của “Vụ án Vườn điều”, diễn ra ngày 9/3/2005 tại TAND tỉnh Bình Thuận. Đây là phiên tòa cuối cùng của vụ án này bởi vào tháng 12 năm đó VKSND Tối cao đã ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can vì không đủ chứng cứ buộc tội các bị cáo. Mọi người trong gia đình được thả, tuy nhiên ông Nén vẫn tiếp tục ngồi tù vì tội sát hại bà Lê Thị Bông.
11 năm sau, cũng ở căn phòng đó Nguyễn Thọ hầu tòa với cáo buộc “Giết người; Cướp tài sản”. Vẫn là những hàng ghế dài màu nâu đỏ, vẫn là những khung cửa sắt, kính, Quốc huy uy nghiêm vẫn treo cao phía trên HĐXX, khác biệt duy nhất chỉ là màu gạch men lát nền căn phòng.
Sáng ngày 26/8 ông Huỳnh Văn Nén cùng vợ, và ba là cụ Huỳnh Văn Truyện, thầy giáo Nguyễn Thận vượt hơn 60km từ Hàm Tân lên TP Phan Thiết để theo dõi phiên tòa. Dù không được triệu tập nhưng những người nói trên đều liên quan đến phiên tòa này.
Tuy nhiên khi mọi người vào yên vị trong phòng xử thì thấy ông Nén đã “biến mất” từ khi nào. Đi theo hướng chỉ của bảo vệ tòa án, PV tìm thấy ông Nén ngồi thu mình bên cốc cà phê tại một quán cóc cách tòa khoảng 50m.
“Chú ơi, tòa bắt đầu rồi sao chú không vào?” – Tôi hỏi. “Tôi không vào đó đâu, ám ảnh lắm” – ông Nén lắc đầu nói ngắn gọn để giải thích lý do vì sao vừa bước vào cửa phòng xử ông vội quay ra và đi mất, rồi quấy nhẹ cốc cà phê và đưa mắt nhìn xa.
Không chỉ có lúc đó, suốt phiên xử kéo dài cả ngày 26/8 ông Nén không một lần bước chân trở lại và lặng lẽ ngồi ngoài chờ cho đến khi kết thúc, báo hai người nhà cứ vài chục phút lại phải chạy ra xem ông còn ngồi đó hay không.
Video đang HOT
Cụ Huỳnh Văn Truyện tại phiên xử
Tôi thấy thương Thọ…
Đến phiên tòa ngày 26/8 không chỉ có Huỳnh Văn Nén mà còn có nhiều người khác, và cũng đã từng đứng tại căn phòng này với tư cách bị cáo trong phiên xử 11 năm trước.
“Bước vào đây mà tôi muốn khóc” – bà Nguyễn Thị Tiến (em vợ ông Nén) đưa tay quệt ngang mắt khi nói với PV lúc gặp tại phiên tòa. Hơn 10 năm trước cũng tại đây bà bị kết án 5 năm tù giam.
“Vẫn căn phòng y chang này, lúc đó cả nhà chúng tôi bị ra tòa, cảm giác sợ sệt đó tôi vẫn còn nhớ y nguyên” – bà Tiến tiếp tục và nói thêm, chính vì đã trải qua những ngày đó nên tự nhiên bà thấy Nguyễn Thọ thật… tội nghiệp, đáng thương. Thậm chí nếu được phép bà sẽ xin giảm án cho Thọ.
Cũng có mặt tại phiên xử nhưng suốt 8 tiếng diễn ra ông Nguyễn Văn Tiền ngồi im lặng, tuy không nói nhưng ông không bỏ sót tình huống nào của phiên tòa bởi chính ông đã từng trải qua cảm giác đó. Cùng với bà Tiến, ông Tiền bị tuyên án 6 năm tù giam trong phiên xử nói trên.
Một nhân vật nữa không thể không nhắc tới là ông Nguyễn Thận, ông không chỉ là người theo sát những phiên xử cách đây hơn 10 năm mà còn là người ròng ra 18 năm qua cùng cụ Huỳnh Văn Truyện đi kêu oan cho ông Nén. Tuy nhiên thay vì những giọt nước mắt uất ức của 11 năm trước thì tại phiên tòa này ông đã được mỉm cười và liên tục ghi chép, chụp hình như một phóng viên thực thụ.
11 năm qua căn phòng vẫn gần như y nguyên nhưng số phận những còn người liên quan đến nó đã hoàn toàn đổi khác. Có người còn, người mất, người mới ra tù, người lại vào tù… nhưng có lẽ qua căn phòng này họ đã trở thành những người khốn khổ, trở thành những thân phận đầy tủi hờn, cay đắng cả nghĩa đen và bóng…
Căn phòng cách đây 11 năm… (Ảnh: Nguyễn Đình Quân)
…không khác gì hiện nay ngoài gạch lát nền.
(Ảnh: Nguyễn Đình Quân)
Thay vì ông Nén… (Ảnh: Nguyễn Đình Quân)
Giờ là Nguyễn Thọ.
Theo Nguyễn Cường (Infonet)
Ông Nén bức xúc vì không được bồi thường vụ "kỳ án vườn điều"
Ngoài việc bị tuyên án oan trong vụ án giết bà Lê Thị Bông, ông Huỳnh Văn Nén còn bị tuyên án oan trong 1 vụ án giết người khác mà báo chí gọi là "kỳ án vườn điều".
Ngày 26.8, TAND tỉnh Bình Thuận đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Thọ (sinh năm 1975 tại Bình Thuận) về các tội "giết người" và "cướp tài sản" và tuyên phạt 20 năm tù. Thọ chính là hung thủ sát hại bà Bông khiến ông Huỳnh Văn Nén ngồi tù oan 17 năm.
Ngày 23.4.1998, bà Lê Thị Bông, ngụ tại thôn 2, xã Tân Minh (nay là thị trấn Tân Minh), huyện Hàm Tân, Bình Thuận bị sát hại. Khoảng 1 tháng sau, vào ngày 17.5.1998, ông Huỳnh Văn Nén bị bắt vì bị cho là nghi can giết bà Bông.
Trong thời gian bị tạm giam để điều tra về cái chết của bà Lê Thị Bông, ông Huỳnh Văn Nén bất ngờ... khai ra thêm một vụ án khác, vốn đã đi vào ngõ cụt 5 năm trước. Đó là "kỳ án vườn điều" nổi tiếng liên quan đến cái chết của bà Dương Thị Mỹ (cũng trú tại thôn 2, xã Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận) xảy ra vào ngày 19.5.1993. Từ lời khai của ông Nén thời điểm ấy, có thêm 8 thành viên của gia đình vợ ông Nén và chính ông Nén bị kết án và phải ngồi tù.
Sau này, khi đã thụ án xong, tất cả những thành viên trong gia đình phía vợ ông Huỳnh Văn Nén đều được xác định là bị kết án oan, được bồi thường. "Kỳ án vườn điều" cũng trở thành một trong những vụ án oan nổi tiếng nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam.
Ông Nén và vợ bức xúc về nỗi oan sai mình đã gánh. (Ảnh: Trung Kiên)
Riêng ông Huỳnh Văn Nén (bị kết án ngồi tù 6 năm trong "kỳ án vườn điều") tiếp tục ngồi tù với mức án chung thân vì bị kết tội giết bà Lê Thị Bông trong vụ án xảy ra năm 1998 kể trên. Đến ngày 22.10.2015, "người tù hai thế kỷ" Huỳnh Văn Nén được cho tại ngoại để chữa bệnh, sau 17 năm, 5 tháng và 5 ngày ngồi tù.
Giữa tháng 8.2016 vừa qua TAND tỉnh Bình Thuận, có buổi làm việc với gia đình ông Huỳnh Văn Nén trong việc thương lượng bồi thường. Phía ông Nén, ngoài vợ chồng ông còn có luật sư và những người được ủy quyền hợp pháp là luật sư Phạm Công Út, cụ Huỳnh Văn Truyện (cha ruột ông Nén) và ông Nguyễn Thận.
Ông Nén, gia đình và đại diện ủy quyền hợp pháp vẫn bảo lưu quan điểm, yêu cầu cơ quan tố tụng bồi thường 18 tỷ đồng cho những tổn thất trong quá trình tù tội, oan sai. Cụ thể, ông Huỳnh Văn Nén đòi bồi thường cho 2 vụ án là vụ ông bị tuyên án 5 năm tù trong "kỳ án vườn điều" liên quan đến cái chết của bà Dương Thị Mỹ và vụ ông bị tuyên án chung thân liên quan đến cái chết của bà Lê Thị Bông. Cả hai vụ án này sau đó đều được công bố là án oan.
Ông Nén và ông Nguyễn Thận xác nhận, tại buổi làm việc, đại diện TAND Bình Thuận có đưa cho họ đọc 1 văn bản trả lời của TAND tối cao về việc không bồi thường oan sai cho ông Nén trong vụ án vườn điều.
Trong vụ án này, cả chục người bên gia đình ông Nén dính vào oan sai, bản thân ông Nén bị tuyên 5 năm tù về tội "giết người".
Trong lần thương lượng bồi thường trước đây, ông Nén cùng gia đình có yêu cầu bồi thường những tổn thất mọi mặt, trong đó có bản án 5 năm tù vụ án vườn Điều. Nhưng đến nay phát sinh tình tiết mới là TAND Tối cao có văn bản trả lời không bồi thường.
Ông Nguyễn Thận cho biết, nội dung văn bản nói rằng, ông Nén dính 2 bản án oan sai cùng lúc nhưng những tổn thất về các mặt, thực chất là một. Do đó, cơ quan tố tụng không xem xét bồi thường cho bản án 5 năm tù của ông Nén trong vụ "kỳ án vườn điều".
Ông Thận kể, khi tiếp nhận văn bản này và biết nội dung, ông Nén đã bày tỏ thái độ bức xúc cao độ, tình thần bị kích động mạnh, khẳng định không đồng tình với nội dung được thông báo.
Phía gia đình ông Nén và đại diện ủy quyền hợp pháp vẫn bảo lưu ý kiến, yêu cầu bồi thường. Đại diện TAND tỉnh Bình Thuận ghi nhận ý kiến, cho biết sẽ có văn bản báo cáo TAND Tối cao.
Theo Xuân Duy (Dân Trí)
TAND Bình Thuận thương lượng bồi thường với ông Huỳnh Văn Nén Ngày 16.8, TAND tỉnh Bình Thuận làm việc với ông Huỳnh Văn Nén, thương lượng số tiền 18 tỷ đồng mà ông yêu cầu bồi thường oan sai. Buổi làm việc còn có người bảo vệ quyền lợi cho ông Nén - luật sư Phạm Công Út, cụ Huỳnh Văn Truyện (cha ông Nén), ông Nguyễn Thận (nguyên chủ tịch xã hàng chục...