Huỳnh Như, Hà Myo: Giữ ‘lửa’ đam mê, tiên phong và sáng tạo
Là 2 nữ trong số 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022 vừa được TƯ Đoàn công bố, ca sĩ Hà Myo (tên thật Nguyễn Thị Ngọc Hà, công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, lĩnh vực văn hóa nghệ thuật) và tiền đạo Huỳnh Như (lĩnh vực thể dục thể thao) đều có điểm chung là luôn giữ ‘lửa’ đam mê, ‘cháy hết mình’ và tiên phong trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Tuổi trẻ – tuổi của sáng tạo
Ca sĩ Hà Myo, dân tộc Mường, quê gốc Ba Vì, Hà Nội, được xem là “đại sứ” đưa âm nhạc di sản (xẩm, xoan) đến với khán giả trẻ theo cách mới mẻ, độc đáo. Trước khi “kết duyên” với Xẩm, ca sĩ Hà Myo hát nhạc trẻ suốt 10 năm. Khi tham gia cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2020″, Ban tổ chức vô tình xếp Hà Myo vào dòng dân gian.
Theo yêu cầu của Ban tổ chức, thí sinh phải lựa chọn 1 ca khúc dân gian để tham gia đêm chung kết cuộc thi. Sau sự cố, Hà không chán nản, lùi bước mà ngay lập tức bắt tay vào tìm hiểu về các loại hình nghệ thuật truyền thống dân gian của Việt Nam. Trong đó, xẩm là loại hình nghệ thuật gây ấn tượng nhất với nữ ca sĩ.
Ca sĩ Hà Myo
Bằng sự nỗ lực không ngừng và thích tìm tòi, từ đây, nữ ca sĩ dần chuyển hướng từ hát nhạc nhẹ sang hát Xẩm theo phong cách của giới trẻ. Ca sĩ Hà Myo đã gặt hái được nhiều thành công khi ra mắt các MV “Xẩm Hà Nội”, MV “Công cha ngãi mẹ sinh thành”… Cô cũng trở thành người đầu tiên kết hợp xẩm với rap và nhạc điện tử.
Nữ ca sĩ 9X này cho biết, khi còn là sinh viên, cô có những hoài bão. Nhưng thời điểm đó, cô luôn nghĩ rằng mình thật nhỏ bé, ước mơ khi đó cũng chỉ là ước mơ nhưng xa vời. Trở thành “đại sứ” đưa âm nhạc di sản đến với khán giả trẻ, ca sĩ Hà Myo nhắn nhủ với các bạn sinh viên phải tự tin vào bản thân và hãy “cháy” hết mình với những đam mê.
Dù có những lúc cô cũng cảm thấy chùn chân vì đường đi gặp quá nhiều trắc trở nhưng cô luôn dặn mình không sợ. Hà Myo nhấn mạnh: “Tuổi trẻ – tuổi của sáng tạo. Không táo bạo không phải là tuổi trẻ. Khi các bạn táo bạo và dám làm điều mình thích, tôi không chắc có sự đổi mới nào hay không nhưng tôi dám chắc rằng nếu các bạn không dám làm thì sẽ không có sự đổi mới nào cả. Kể cả với chính bản thân bạn!”.
Ý chí Đam mê = Thành công
Video đang HOT
Năm 2022, Huỳnh Như giúp Câu lạc bộ TP HCM I giành cup giải Nữ vô địch quốc gia và Cup quốc gia. Cô là Đội trưởng Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam giành huy chương Vàng SEA Games 31, vé dự World Cup nữ lần đầu tiên trong lịch sử.
Huỳnh Như gia nhập câu lạc bộ Vilaverdense (Bồ Đào Nha) vào tháng 8/2022, trở thành cầu thủ nữ Việt Nam đầu tiên sang châu Âu chơi bóng. Tối 25/2 vừa qua, lần thứ 5 cô giành danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam.
Tiền đạo Huỳnh Như lần thứ 5 giành danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam
Để vượt qua những khó khăn, vất vả và những định kiến giới về môn thể thao “quần đùi, áo số”, với Huỳnh Như, đó là nhờ có niềm đam mê với bóng đá.
“Tôi biết đến bóng đá khi mới 10 tuổi và thường tham gia những trận đấu vỉa hè với những người bạn khác giới gần nhà. Tôi chỉ bắt đầu tập luyện cùng CLB Trà Vinh khi lên lớp 10 nhưng được vài tháng thì đội bóng giải thể. May mắn, tôi được một người thầy giới thiệu lên CLB Thành phố Hồ Chí Minh thi đấu. Thời gian đầu tôi rất vất vả nhưng cùng với niềm đam mê bóng đá của mình, tôi đã vượt qua tất cả”, Huỳnh Như chia sẻ.
Huỳnh Như cho biết, để đi đến chặng đường dài này, cô trải qua không ít khó khăn. Thế nhưng, cô không nản lòng.
“Cú sốc đầu tiên trong sự nghiệp có lẽ là vào năm tôi 19 tuổi. Mặc dù được đánh giá rất cao ở đội tuyển quốc gia nhưng phút chót, tôi bị huấn luyện viên gạt khỏi đội hình dự giải Đông Nam Á năm 2012. Năm đó, Việt Nam vô địch trên sân nhà Thống Nhất.
Đến năm 2014, tôi tiếp tục bị gạt khỏi danh sách 18 cầu thủ dự ASIAD ở Incheon vào phút chót. Khi đó, mọi thứ như sụp đổ. Nhưng với ý chí và niềm đam mê của mình, tôi đã bước qua khó khăn. Những năm sau đó, tôi liên tiếp giành danh hiệu Vua phá lưới, rồi Quả bóng đồng Việt Nam…”.
Năm 2023, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ tham dự sân chơi World Cup. Huỳnh Như cho biết, được thi đấu ở môi trường bóng đá như vậy đã là vinh dự trong cuộc đời sự nghiệp cầu thủ. Từ nay đến World Cup, đội tuyển nữ Việt Nam và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam sẽ có sự chuẩn bị tốt để đến giải đấu với tâm thế tự tin, quyết tâm giành kết quả tốt nhất.
Ca sĩ trẻ làm mới nhạc dân tộc
Một số ca sĩ trẻ đã thử nghiệm, kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, trình làng những tác phẩm cổ truyền theo phương thức mới, thu hút sự quan tâm của công chúng
Sau 5 ngày ra mắt, MV (video ca nhạc) "Thị Mầu" của Hòa Minzy được hơn 5,6 triệu lượt xem, hơn 227.000 lượt thích và hơn 15.000 bình luận. Ca khúc lọt top 1 Trending YouTube.
Không giới hạn tính sáng tạo
Khán giả dành nhiều phản hồi tích cực cho sản phẩm mới của Hòa Minzy, khi kết hợp hài hòa giữa văn hóa Việt Nam và giai điệu, trang phục hiện đại. Công nghệ mapping (kỹ thuật sử dụng ánh sáng, hình ảnh để tạo ra các hiệu ứng 3D) được Hòa Minzy đầu tư vào MV "Thị Mầu" đã gây ấn tượng mạnh, mang đến sự mãn nhãn cho người xem.
Theo Hòa Minzy, cô làm MV "Thị Mầu" để các bạn trẻ biết đến bộ môn chèo, nền âm nhạc Việt Nam có chèo rất hay nhưng lại đang bị mai một dần. Hòa Minzy hy vọng sau khi xem MV "Thị Mầu" khán giả sẽ thích và tìm hiểu nghệ thuật chèo, rộng hơn nữa là các loại hình nghệ thuật truyền thống.
Việc kết hợp chất liệu dân gian, nhạc cụ dân tộc vào âm nhạc vốn không phải là điều gì quá mới mẻ. Hoàng Thùy Linh là một trong những ca sĩ trẻ đang rất "son" với xu hướng này. Từ bản hit "Bánh trôi nước" (2016) đến thành công rực rỡ của album Hoàng (2019) cho thấy giọng ca sinh năm 1988 khá mát tay khi đưa chất liệu dân gian vào âm nhạc.
Hoàng Thùy Linh là một trong những ca sĩ trẻ thành công với xu hướng làm mới nhạc dân tộc. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Các sản phẩm mới của Hoàng Thùy Linh cũng rất ăn khách như "Gieo quẻ", "See tình", "Đánh đố" đến "Bo xì bo"... Điều này cho thấy chất liệu dân gian vẫn là một mảnh đất màu mỡ, không giới hạn tính sáng tạo nếu các ca sĩ khai thác hiệu quả.
Giới chuyên môn nhận định, Hoàng Thùy Linh thành công là do đã khéo léo kết hợp các ca khúc dance pop/electro với các chất liệu dân gian đương đại tạo thành những giai điệu dễ nghe, hợp thời.
Giá trị xưa hấp dẫn hơn
Trong vài năm trở lại đây, nhạc Việt chứng kiến sự phát triển của các dòng nhạc EDM, rap/hiphop, indie... Khá nhiều sản phẩm âm nhạc chịu ảnh hưởng bởi những nền âm nhạc lớn trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... khiến thị trường âm nhạc Việt trở nên bão hòa với nhiều tác phẩm na ná nhau.
Tách khỏi dòng chảy đó, một số ca sĩ trẻ đã mạnh dạn trình làng những ca khúc mới theo hướng làm mới nhạc dân tộc. Như đã nói ở trên, nổi bật là Hoàng Thùy Linh với mở đầu bằng "Bánh trôi nước" khai thác chất liệu văn học, hàng loạt tác phẩm sau đó của Hoàng Thùy Linh cũng có yếu tố dân gian, mang đậm màu sắc văn hóa Việt như "Tứ phủ", "Duyên âm", "Kẻ cắp gặp bà già"...
Những ca khúc dân tộc như "Còn duyên" (quan họ Bắc Ninh), "Giận mà thương" (dân ca Nghệ Tĩnh), "Mười thương" (dân ca Huế) của ca sĩ Hồng Duyên được phối khí lại theo nhiều phong cách âm nhạc hiện đại như acoustic, jazz, semi-classic được giới chuyên môn ví như một làn gió mới tinh tế, trẻ trung bởi những bản phối hiện đại, từ đó tạo ra phiên bản mới cho những bài dân ca quen thuộc.
Các MV của ca sĩ trẻ Hà Myo (Nguyễn Thị Ngọc Hà) với sự kết hợp giữa xẩm với rap và nhạc EDM. Nhạc rap và EDM có giai điệu trẻ trung, sôi động đã quá quen thuộc với giới trẻ được kết hợp với xẩm tạo thành bản nhạc độc đáo, vừa có chất xẩm dân gian vừa có chất rộn ràng của rap đường phố, vừa có sự cuồng nhiệt của dòng nhạc EDM.
Với sự kết hợp này, Hà Myo đã mang xẩm đến gần hơn với khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ. Sau 4 MV "Xẩm Hà Nội", "Xẩm xuân xanh", "Xẩm xuân chúc phúc", "Xẩm bốn mùa hoa Hà Nội", Hà Myo đã nhận được khá nhiều lời mời hát xẩm trên các sân khấu lớn, trong đó cô liên tục chiếm sóng VTV dịp Tết vừa qua với các tiết mục xẩm kết hợp vũ đạo, rap.
Ngoài ra còn có "Cô đôi thượng ngàn" với âm hưởng chầu văn đậm đặc của ca sĩ Tân Nhàn; sao mai Quách Mai Thy với MV "Mục hạ vô nhân" dựa trên điệu xẩm chợ; Phùng Khánh Linh với "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén", kết hợp giữa EDM và quan họ Bắc Ninh...
Nhạc sĩ Minh Châu nhận định: "Sự đan xen giữa xưa và nay trong một sản phẩm âm nhạc như một cây cầu nối để thế hệ ngày nay cảm thấy thích thú với những giá trị xưa của truyền thống dân tộc. Những thế hệ đi trước lại cảm thấy thế hệ ngày nay đã làm cho giá trị xưa hấp dẫn hơn".
Theo các nhà chuyên môn, việc kết hợp truyền thống và đương đại như thế nào cho khéo, phù hợp vẫn là bài toán không phải ai cũng giải được. Có không ít sự phá cách vượt khỏi khuôn mẫu truyền thống khiến một số tác phẩm trở thành sản phẩm lỗi với những biến tấu quá đà.
"Các nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ trẻ cần phải cẩn trọng khi khai thác chất liệu văn hóa truyền thống trong sáng tác âm nhạc. Điều này đòi hỏi nghệ sĩ phải có kiến thức, hiểu biết nhất định về âm nhạc truyền thống để tạo ra sản phẩm mới phù hợp" - nhạc sĩ Tiến Luân lưu ý.
Đen tóc dài lạ lẫm, tái hợp Phương Anh Đào trong MV Diễn viên tồi Diễn viên tồi là bản rap chứa đựng góc nhìn về tình yêu của Đen, sau những đề tài về gia đình, xã hội, đam mê. MV Diễn viên tồi được thực hiện theo concept của một live session - nơi Đen là nghệ sĩ đứng rap cùng ban nhạc, kết hợp với giọng ca của Thành Bùi và nhóm bè. Đen xuất...