Huỳnh Đông là người đàn ông của đời Lê Bê La
Tại họp báo ra mắt bộ phim “ Duyên nợ miền Tây”, Lê Bê La đã nói Huỳnh Đông là người đàn ông của đời mình.
Sáng nay (8/4), đoàn phim Duyên nợ miền Tây đã tổ chức họp báo công bố sự kiện phát sóng. Trước rất nhiều quan khách có mặt, nữ diễn viên chính Lê Bê La đã vui vẻ giới thiệu Huỳnh Đông – nam diễn viên đóng cặp với cô – như sau: “Đây là người đàn ông của đời em”. Việc này khiến cả Huỳnh Đông và các khách mời đều bật cười. Thì ra Lê Bê La nói vậy là vì Huỳnh Đông đã cứu cô khỏi một lần suýt chết đuối khi quay phim.
Sau khi đóng cặp, Huỳnh Đông và Lê Bê La rất thân thiết
Nội dung phim Duyên nợ miền Tây xoay quanh hai nhân vật chính là Định (con ông Mười Kiên) vàThủy (con ông Tâm). Sau 20 năm thất lạc, hai ông đã liên lạc được với nhau và bắt đầu tìm cách thực hiện lời hứa làm sui năm xưa. Chính điều này đã gây ra những tình huống hết sức bi hài trong cuộc sống củaĐịnh và Thủy. Định và Thủy cùng học chung Đại học Nông Lâm, nhưng do có sự hiểu lầm nên phát sinh mâu thuẫn gần như không giải thích được. Mãi đến khi về thực tập tại Bạc Liêu, Thủy mới biết Định là chủ trại heo nơi mình sẽ ở lại 5 tháng để thực tập. Từ đó, những mâu thuẫn trước mới dần dần được giải tỏa.
Chàng đã từng cứu nàng thoát chết
Bộ phim Duyên nợ miền Tây dài 37 tập, chính thức lên sóng vào ngày 11 tháng 4, lúc 19h50.
Video đang HOT
Nhóm VMusic và Phan Lê Ái Phương là khách mời trong họp báo
Song song với việc công bố lịch phát sóng của Duyên nợ miền Tây là sự kiện ra mắt đoàn phim Vùng hạ chuyển mình. Bộ phim dài 40 tập, do đạo diễn Hồng Phú Vinh thực hiện, với diễn xuất chính của Trí Quang và Ngọc Châu.
Trí Quang
Vùng hạ chuyển mình ca ngợi những thanh niên bỏ phố về làng làm giàu trên đồng ruộng quê hương bằng khối óc và đôi bàn tay cần mẫn. Phim xây dựng hình tượng người thanh niên đào sâu sáng tạo, vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển nông thôn mới bằng cách kỹ nghệ hóa nông nghiệp, tri thức hoá nông dân.
Phim dự kiến sẽ phát sóng vào tháng 9/2013.
Theo TTVN
3 phim Việt từng 'đốt cháy' màn ảnh nhỏ phía Nam
"Vòng xoáy tình yêu", "Gọi giấc mơ về" và "Cổng mặt trời" là ba trong số những bộ phim truyền hình tạo dấu ấn, được khán giả phía Nam yêu thích. Có thể đó chưa phải là những tác phẩm hay nhất, nhưng hiệu ứng của chúng thì không ai phủ nhận.
Vòng xoáy tình yêu (2005): Hiểu khán giả cần xem gì.
Mặc dù bị chê "quá kịch", nhiều sạn, có những chi tiết "phi lý đến khó tin", thậm chí "không tôn trọng khán giả" nhưng với vai trò là bộ phim khai trương chương trình Giờ vàng phim Việt trên sóng HTV7, Vòng xoáy tình yêuvẫn thu hút rất đông khán giả, hoàn thành sứ mệnh một cách dũng cảm. Đó là năm 2005, khi màn ảnh nhỏ chủ yếu chiếu phim ngoại nhập. Phim có mặt Thanh Thúy, Cao Minh Đạt, Như Phúc, Kim Xuân, Đức Tiến...
Không chỉ mở màn thành công Giờ vàng phim Việt, Vòng xoáy tình yêucòn mở lối cho những bộ phim truyền hình nhiều tập do các công ty, hãng phim tư nhân thực hiện thẳng tiến lên màn ảnh nhỏ (dưới phương thức xã hội hóa), hình thành nên trào lưu "phim bộ Việt Nam" trên sóng truyền hình kéo dài đến bây giờ.
Được Việt hóa từ một bộ phim Thái Lan nên nội dung Vòng xoáy tình yêu có những điều khiến khán giả "vừa xem vừa bực", nhưng họ lại không thể bỏ vì số phận của nhân vật Na do Thanh Thúy thể hiện cứ cuốn lấy người xem. Quả thật, Vòng xoáy tình yêu còn rất nhiều hạn chế, song với số đông khán giả, đó là bộ phim thú vị. Phim đã đánh đúng vào tâm lý của người xem, đặc biệt là các bạn trẻ và quý bà nội trợ kể một câu chuyện có thể chưa hay, không logic nhưng vẫn chấp nhận được, có chuyện để khán giả bàn tán sau mỗi tập phim.
Nếu bây giờ xem lại Vòng xoáy tình yêu, chắc chắn người ta không quá khắt khe như cách đây 7 năm vì nó vẫn đáng xem, hấp dẫn hơn nhiều bộ phim đã và đang phát sóng dày đặc trên truyền hình hiện nay. Ít ra, Vòng xoáy tình yêu đã biết nhắm vào nhu cầu, sở thích của khán giả, dù có bị xem là "rẻ tiền"" hay "thị hiếu thấp". Trong khi đó, không ít phim hiện nay làm ra chỉ mong lấy quảng cáo chứ không thật sự làm vì khán giả.
Gọi giấc mơ về (2007): Phim đúng chất học trò.
Gọi giấc mơ về là một câu chuyện rất bình thường, kể về những cô cậu học trò của ngôi trường cấp III thuộc một xã làng chài ven biển nghèo, hoang sơ. Đó là Phụng, Quân, Minh, Vương, Vy... Những diễn viên tham gia trong bộ phim này lúc ấy vẫn chưa được biết đến như Minh Hằng, Huỳnh Đông, Tấn Phát, Ngân Khánh, Nguyễn Lê Bá Thắng... Thế nhưng khi lên sóng truyền hình, Gọi giấc mơ về đã tạo nên "cơn sốt" trong đối tượng khán giả học sinh, thậm chí rất nhiều em nhỏ học cấp một cũng say sưa theo dõi, thuộc lòng bài hát chủ đề Anh rất nhớ em.
Ai cũng biết rằng làm phim cho lứa tuổi học trò không khó nhưng để có một bộ phim hay, đủ sức hấp dẫn đối tượng khán giả này là điều không phải muốn là được. Phim về học trò thì học trò phải thích và thấy được hình ảnh của mình trong đó, cảm thông với những học trò trên màn ảnh, buồn vui với các nhân vật học trò trong phim. Gọi giấc mơ vềđã làm được điều đó.
Khán giả có thể tìm thấy một nữ sinh "dốt bền, khó đào tạo" như Phụng ngay trong lớp học của mình có thể gặp một anh chàng Vượng mang thiên hướng lệch lạc về giới tính ở chính những người bạn trai xung quanj có thể biết một cậu học trò nghèo, hiếu học nhưng quậy phá như Quân ở ngay bên cạnh nhà mình... Phim luôn phải có tính giáo dục nhưng Gọi giấc mơ vềkhông giáo điều, lên gân mà chuyển tải qua những tình huống, những câu thoại.
Cổng mặt trời (2009): Chân thực cuộc sống sinh viên.
Làm phim hay cho học sinh gian nan mười thì làm phim cho sinh viên khó gấp trăm lần, vì đối tượng khán giả này đã trưởng thành, có chính kiến và không dễ "dụ" bởi những thứ hào nhoáng, lung linh. Vậy mà khi ra mắt, bộ phim Cổng mặt trờingay lập tức tạo nên một "cơn sốt" thật sự trên các diễn đàn phim ảnh trên internet. Phim có mặt Hòa Hiệp, Lương Thế Thành, Nguyệt Ánh, Ngọc Lan, Nguyễn Lê Bá Thắng, Đình Hiếu, Hùng Thuận, Kha Ly, Tú Vy, Hiền Trang, Lê Bê La...
11 nhân vật chính, mỗi người một tính, một hoàn cảnh đã được quy tụ trong bộ phim Cổng mặt trời. Đó là Cường, Vĩ, Đoàn, Bình, Giang - năm anh chàng sinh viên cùng sống trong một căn nhà trọ nằm ở cuối hẻm là Mai, Liên, Cúc, Trà, Hồng - năm cô sinh viên trong căn gác trọ, học khác trường, khác khoa, đến từ nhiều vùng quê khác nhau, cùng chung sống dưới một mái nhà có hai cụ già chủ nhà khó tính là Tùng - một cô gái cá tính mạnh mẽ như con trai xách vali rời khỏi gia đình anh ruột, tự kiếm tìm một cuộc sống tự lập. Họ sống, học suy nghĩ, họ hành động theo đúng như những gì họ hiểu, chứ không có sự "nhúng tay" của người lớn. Chính vì vậy, câu chuyện của họ đã thuyết phục khán giả, tin rằng đó là 11 cô cậu sinh viên xa nhà thứ thiệt, chứ không phải 11 diễn viên đang đóng vai.
Phim ra mắt khi internet đã phổ biến nên so với Vòng xoáy tình yêu hay Gọi giấc mơ về, hiệu ứng lan truyền của Cổng mặt trờiđã phát huy hết công suất. Tập này Cường làm gì, Vỹ làm gì, Đoàn đi đâu, Bình ăn gì đều được chia sẻ, cập nhật ngay. Tập này Cúc nói gì, vì sao Mai khóc, tại sao Tùng bỏ việc cũng được khán giả đưa ra bình luận...
Nói vậy không có nghĩa là nhờ Internet mà Cổng mặt trời"sốt", bởi thực tế sau Cổng mặt trời, hàng trăm bộ phim khác đã lên sóng nhưng hiếm có phim nào tạo được hiệu ứng "kinh khủng" như vậy. Đó là vì Cổng mặt trờiđã tái hiện sống động, chân thực cuộc sống, tình cảm, tâm lý của sinh viên. Hay nói một cách văn vẻ, Cổng mặt trời đã "chạm" vào trái tim của khán giả trẻ, khán giả sinh viên nên họ mới yêu thích.
Theo Infonet
Dàn sao Việt 'xúng xính' xem phim của V.Music Bộ phim đầu tiên của nhóm V.Music chính thức ra mắt khán giả vào tối qua. Tối qua (27/6), bất chấp ngoài trời chuyển cơn mưa lớn, các sao lớn của làng nhạc Việt cũng như đông đảo các fan hâm mộ của nhóm V.Music đã có mặt để tham dự buổi ra mắt bộ phim ngắn đầu tiên của nhóm với tựa...