Huyết trắng ra nhiều, nên tẩm bổ như thế nào?
Người ta thường nói: “Mười nữ có chín bị huyết trắng”, huyết trắng (khí hư) ra nhiều là bệnh thường gặp của nữ giới.
Tuy nhiên, tuyệt không thể bỏ sót, bởi vì rất nhiều bệnh được gây ra do huyết trắng ra nhiều.
Sau khi thăm khám, chẩn đoán xác định, nếu huyết trắng ra nhiều do thể chất suy nhược, mạnh dạn tẩm bổ một cách yên tâm. Khi tẩm bổ cần phân biệt thuộc thể tỳ hư hay thận hư. Trong thể thận hư lại phân biệt tỉ mỉ thận dương hư hay thận âm hư.
Nếu khí hư màu trắng, không mùi hôi, vùng kín không ngứa, cũng như sắc mặt vàng bủn, mỏi mệt sức yếu, ăn ít, đại tiện lỏng hoặc phân mềm, lưỡi nhạt rêu trắng, bắt thấy mạch nhược vô lực… là triệu chứng của tỳ khí bất túc, tức chẩn đoán thuộc thể tỳ hư, dùng bài thuốc bổ tỳ, kiện tỳ để chữa huyết trắng:
Đảng sâm 15g, bạch truật ( sao) 12g, hoài sơn 30g, thương truật 10g, ý dĩ (sao) 30g, bạch thược sao 12g, trần bì 6g, sài hồ 10g, xa tiền tử 12g (gói riêng để sắc), ô tặc cốt 15g, cam thảo sống 3g.
Đảng sâm
Nếu huyết trắng ra nhiều, như lòng trắng trứng gà, chất loãng, không mùi hôi, thường kèm mỏi lưng yếu sức, bụng dưới lạnh đau, tiểu trong dài, tiểu đêm nhiều, đại tiện lỏng, rêu trắng mỏng, bắt thấy mạch trầm mà sác… là triệu chứng của thận dương bất túc, tức chẩn đoán thuộc thể thận dương hư, dùng bài thuốc ôn bổ thận dương như sau:
Lộc giác sương 10g, thố ty tử 12g, bạch tật lê 9g, tang phiêu tiêu 12g, nhục thung dung 12g, phụ tử chế 10g (sắc trước), nhục quế 5g (sắc sau).
Lộc giác sương
Nếu huyết trắng ra nhiều, thường có màu trắng đục, chất dính, không mùi hôi, vùng kín có cảm giác nóng rát, thường kèm nóng rang đầu mặt, dễ ra mồ hôi, chất lưỡi hơi đỏ, rêu ít, bắt mạch tế sác… là triệu chứng âm hư hỏa vượng, tức chẩn đoán thuộc thể thận âm hư, dùng bài thuốc dưới đây tư bổ thận âm để giáng hư hỏa:
Sinh địa 20g, thực địa 15g, sơn thù 15g, hoài sơn 30g, trạch tả 10g, phục linh 12g, đơn bì 10g, tri mẫu 12g, hoàng bá 10g, quán chúng 10g (Thán), tang phiêu tiêu 12g.
Video đang HOT
Có thể sử dụng những món ăn thay thuốc dưới đây:
Bạch quả 15 quả, bỏ vỏ, thêm nước nấu chín, đập vào 1 quả trứng gà nấu chung. Ngày 1 lần.
Bạch quả 12g, bỏ vỏ, tàu hũ ky 50g, gạo 100g, cùng ninh cháo đặc thì dùng.
Hạt sen bỏ lõi 300g, thêm nước ninh nhừ, giã nhuyễn, gạo hoặc nếp 0,5kg ngâm nước trong 2 giờ, sau khi vo sạch trộn cùng với hạt sen, đặt trong thau sứ cho vào lò cách thủy hấp chín, sau khi nguội, cắt thành lát nhỏ, rắc lên một lớp đường trắng. Mỗi sáng, tối dùng làm điểm tâm.
- Huyết trắng ra nhiều, màu vàng xám hoặc xanh xám có bọt, lợn cợn, mùi hôi tanh, phần nhiều là viêm âm đạo do trùng roi.
- Huyết trắng màu trắng sữa như bã hậu hũ, phần nhiều là viêm âm đạo do nấm.
- Huyết trắng như nước vàng, người nghiêm trọng có huyết trắng như máu mủ, gặp ở phụ nữ sau khi hết kinh, phần nhiều là viêm âm đạo của người cao tuổi.
- Huyết trắng như mủ, ra nhiều, có thể gặp ở viêm âm đạo mủ, lở loét cổ tử cung, viêm khung chậu.
- Huyết trắng như nước, đôi lúc có sợi máu, phần nhiều là ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng.
Liệt kê cách chẩn đoán phân biệt nêu trên, khi chữa bệnh ta không quên tẩm bổ, nhưng tẩm bổ không được chữa trị sai.
LY.DS. BÀNG CẨM
Nguồn: Sức khỏe đời sống
Bài thuốc trị sỏi niệu do thấp nhiệt
Y học cổ truyền gọi sỏi tiết niệu là chứng sa lâm, thạch lâm hoặc cát lâm. Người bệnh có biểu hiện chủ yếu là đau bụng, đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó...
Y học cổ truyền gọi sỏi tiết niệu là chứng sa lâm, thạch lâm hoặc cát lâm. Người bệnh có biểu hiện chủ yếu là đau bụng, đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Bệnh có nhiều thể: can uất khí trệ, thấp nhiệt, thận hư...
Sỏi đường niệu.
Đối với thể thấp nhiệt, sỏi lâu ngày tích lại, thấp nhiệt trở trệ làm hao tổn chính khí dẫn đến hư nhược thể hiện: đau vùng thắt lưng, đau lan xuống bàng quang và cơ quan sinh dục kèm theo đái dắt, đái buốt, đái khó, ăn không ngon, thân thể nặng nề, gầy yếu, miệng khát nhưng không uống được nhiều, rêu lưỡi bẩn, mạch hoãn trầm. Phép chữa là lợi thấp hóa ứ, tán kết thông trở, bổ thận ích khí. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: Niệu lộ kết thạch thang: hải kim sa 15g, kim tiền thảo 15g, xa tiền tử 10g, mộc thông 10g, bạch linh 10g, thanh bì 10g, trần bì 10g, hoạt thạch 15g, hổ phách giã nát nghiền bột 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 15-20 ngày. Công dụng: lợi thấp hóa ứ, tán kết thông trở, bổ thận ích khí. Gia giảm:
Nếu nhiệt nặng thêm đại hoàng 10g, chi tử 10g, chích thảo 10g.
Thấp nặng, thêm trư linh 10g, ý dĩ 15g.
Đau kịch liệt, thêm huyền hồ 10g, tiểu hồi 5g, xích thược 15g, nga truật 15g.
Khí hư, thêm đảng sâm 20g, hoàng kỳ 15g, hoài sơn 15g.
Đái ra máu, thêm bồ hoàng 10g, đại tiểu kế 10g.
Thận hư, thêm tang ký sinh 15g, tục đoạn 15g, thỏ ty tử 10g, nhục quế 4g, phụ tử chế 3g.
Bài 2: hoạt thạch 20g, cam thảo 3g, hỏa tiêu 20g. Các vị nghiền nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 2g, chiêu bằng thang kê nội kim 15g.
Bài 3: cỏ râu mèo (miêu tu thảo) 60g. Sắc uống.
Quả dứa khoét lõi cho phèn chua vào, nướng chín ép nước uống là bài thuốc dân gian trị sỏi niệu hiệu quả.
Bài 4: sừng bò sấy khô nhỏ lửa, tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g, chiêu bằng rượu loãng và giấm gạo.
Bài 5: Niệu lộ bài thạch thang: kim tiền thảo 30g, thạch vĩ 30g, xa tiền tử 25g, mộc thông 10g, cù mạch 15g, biển súc 25g, chi tử 25g, đại hoàng 10g, hoạt thạch 15g, chích thảo 10g, ngưu tất 15g, chỉ xác 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 30 ngày. Công dụng: tiêu thạch thông lâm, hành khí hóa ứ, thanh nhiệt lợi thấp nhiệt.
Bài 6: Lấy 1 quả dứa, khoét 1 lỗ trong lõi, cho phèn chua 25g, đậy lại bằng miếng khoét, dùng tăm tre cố định. Nướng nhỏ lửa khoảng 30 phút, lấy ra ép lấy nước, chia uống nhiều lần trong ngày. Tác dụng làm tiêu sỏi thận phosphat.
Bài thuốc dùng ngoài: lấy 3 -5 củ hành sống, một nhúm muối ăn. Giã nát trộn đều, vê thành viên như quả táo, đặt vào các huyệt: thần khuyết, tiểu trường du, bàng quang du; băng lại, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Vị trí huyệt:
- Thần khuyết: huyệt ở ngay lỗ rốn.
- Tiểu trường du: Dưới đốt xương thiêng 1, đo ngang 1,5 tấc, chỗ lõm giữa gai chậu sau-trên và xương cùng.
- Bàng quang du: Ngang đốt xương thiêng 2, cách 1,5 tấc, chỗ lõm giữa gai chậu sau và xương cùng.
Lương y Thảo Nguyên
Theo Sức khỏe đời sống
Bác sĩ ơi: Triệu chứng và cách phòng ngừa ung thư âm hộ Thưa bác sĩ, ung thư âm hộ có dễ mắc ở phụ nữ không? Xin bác sĩ tư vấn về các nguy cơ gây bệnh và cách phòng bệnh. (Ngô Minh Thư, 45 tuổi, ngụ Cần Thơ) Phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và có chỉ định điều trị sớm bệnh - ẢNH: SHUTTERSTOCK Bác sĩ chuyên khoa...