Huyết trắng bệnh lý: Chuyên gia tiết lộ dấu hiệu nhận biết theo từng nguyên nhân
Để đảm bảo sức khỏe, các chị em nên biết những dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh huyết trắng sau đây.
Huyết trắng là chất dịch lỏng hoặc hơi sệt chảy ra từ âm đạo có vai trò giữ ẩm, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn có lợi sinh sống và hạn chế sự phát triển của những tác nhân gây hại. Ngoài ra, huyết trắng còn được xem làm “ tấm gương” phản chiếu sức khỏe của chị em vô cùng chính xác.
Trong điều kiện bình thường, huyết tương thấm qua các mao mạch nhỏ li ti, qua tổ chức hạch ở thành âm đạo cùng với các chất nhầy do các tuyến ở môi lớn, môi bé, tiền đình, ở tử cung, niệu đạo, bàng quang,… tiết ra, trộn lẫn với tế bào biểu mô ở tử cung và âm đạo bong ra; cùng với một ít bạch huyết, tế bào tự do, tạo thành một chất nhầy màu trắng sữa giống như lòng trắng trứng gà, thường dai, có mùi hơi tanh,… gọi là huyết trắng sinh lý.
Theo các chuyên gia, thông qua huyết trắng, chị em có thể sớm phát hiện một số căn bệnh phụ khoa để kịp thời thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em phát hiện bệnh rất muộn vì không nhận biết được đâu là biểu hiện của huyết trắng bệnh lý.
Dấu hiệu nhận biết huyết trắng bệnh lý cần phải ghi nhớ
Các bác sĩ phụ khoa cho biết, thông thường có hai loại: huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý. Trong đó, huyết trắng sinh lý là chất nhầy màu trắng như lòng trắng trứng gà, có mùi hơi tanh. Đặc biệt vào thời kỳ rụng trứng và mang thai, lượng huyết trắng sẽ tiết nhiều hơn nhưng không phải là dấu hiệu của bệnh.
Tuy nhiên, nếu huyết trắng không chỉ ra nhiều mà còn có những thay đổi màu sắc bất thường, có mùi hôi khó chịu… bạn cần chú ý vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
Trao đổi với Phụ nữ sức khỏe, bác sĩ Bùi Thị Phương Loan – Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, những biểu hiện của huyết trắng bệnh lý phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Thông thường có 5 nguyên nhân gây ra huyết trắng bệnh lý và ở mỗi trường hợp sẽ xuất hiện những dấu hiệu khác nhau.
Bác sĩ Loan chia sẻ, phụ nữ cần chú ý những thay đổi bất thường sau đây của huyết trắng từ đó sẽ giúp sớm phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Nhiễm khuẩn âm đạo: Thông thường huyết trắng sẽ có màu xám đậm hoặc nhạt, kèm với mùi hôi, tanh vô cùng khó chịu.
Do Trichomonas: Huyết trắng thường có màu vàng xanh, mùi hôi nồng và kèm theo các triệu chứng khó chịu, đau rát khi “yêu”, đi tiểu, hoặc ngứa.
Video đang HOT
Vi khuẩn lậu: Trong trường hợp này, có khoảng gần nửa phụ nữ không biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Song vẫn có một số ít người bệnh xuất hiện cảm giác nóng rát âm đạo, sưng đỏ, đi tiểu nhiều lần.
Do Chlamydia: Thường không gây triệu chứng, hoặc có thể có biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu kèm theo.
Nhiễm nấm âm đạo: Huyết trắng có màu trắng, dạng vón cục như váng sữa, thường không có mùi hoặc có mùi chua. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có cảm giác ngứa nhiều, rát âm đạo, gây đau đớn khi làm “chuyện ấy” hay đi tiểu.
Bác sĩ Loan cũng khuyến cáo, trong những nguyên nhân trên, nhiễm Trichomonas, lậu và Chlamydia là những bệnh lây qua đường tình dục rất nguy hiểm. Nếu không sớm điều trị, phụ nữ sẽ bị viêm nhiễm vùng châụ thậm chí có thể gây vô sinh, hiếm muộn về sau.
Làm thế nào để phòng tránh huyết trắng bệnh lý?
Huyết trắng bệnh lý là thường gặp, chị em nào cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên, nếu bản thân mỗi người tự ý thức thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi có thể ngăn ngừa được hiện tượng này một cách dễ dàng. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mà chị em cần lưu ý:
Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ và đúng cách hàng ngày, tuyệt đối không được lạm dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ khi không cần thiết.
Giữ vùng kín sạch sẽ trong thời kì kinh nguyệt và trước – sau khi quan hệ.
Tránh thụt rửa âm đạo một cách tùy tiện bởi âm đạo có cơ chế tự làm sạch.
Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy.
Mặc đồ lót sạch, có chất liệu thấm hút tốt và năng thay chúng 2-3 lần mỗi ngày.
Có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh,…
Theo www.phunutoday.vn
Những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung phụ nữ nên biết
Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm đối với bà bầu, vì vậy bạn cần chú ý những dấu hiệu báo mang thai ngoài tử cung để kịp thời tìm ra phương án tốt nhất.
Tại sao phụ nữ khi có thai có thể bị thai ngoài tử cung?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mang thai ngoài tử cung đứng hàng đầu là nguyên nhân làm viêm nhiễm vòi trứng, trong đó nạo phá thai nhiều lần,viêm nhiễm vùng chậu là nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như: khối u phần phụ như u nang buồng trứng, những phẫu thuật được thực hiện trước đó đến vòi trứng,...
Vị trí thường gặp
Thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi trứng (thường gặp nhất), hoặc bám phía trên buồng trứng, thậm chí nằm trong ổ bụng hay nằm tại cổ tử cung. Nếu khối thai nằm bên trong vòi trứng, khi thai phát triển sẽ làm vòi trứng bị giãn to dần và căng phồng (gây đau thường xuyên vùng bụng dưới) và có thể bị rạn nứt (gây chảy máu ít, âm ỉ rỉ ra trong bụng). Khối thai có thể bị vỡ ra khi vượt quá khả năng căng giãn của vòi trứng, khi đó sẽ làm chảy máu nhiều ồ ạt trong ổ bụng. Trường hợp này cần phải mổ cấp cứu để cầm máu.
Thai ngoài tử cung ở vị trí ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung (gọi là thai đoạn kẽ, thai sừng hay thai góc tử cung) là nguy hiểm nhất vì khó chẩn đoán được sớm, gây mất máu nhiều và nhanh khi thai vỡ, ảnh hưởng nhiều đến khả năng có thai sau này.
Dấu hiệu của thai ngoài tử cung
Cũng có biểu hiện như mang thai bình thường
Mang thai ngoài tử cung cũng có những dấu hiệu như mang thai bình thường. Điều đó khiến nhiều người vô cùng hoang mang và lo lắng. Thai ngoài tử cung cũng mang đầy đủ các triệu chứng giống khi bạn mang thai bao gồm: mất kinh, căng ngực, ốm nghén...
Vì thế, chị em cần lắng nghe cơ thể để có ý thức thăm khám ngay khi thai kỳ bắt đầu, điều này sẽ giúp phát hiện thai ngoài tử cung sớm hơn.
Chuột rút
Chuột rút nhẹ trong thời gian đầu mang thai là bình thường nhưng chuột rút nghiêm trọng hoặc bị chuột rút đi kèm với các dấu hiệu khác như đau bụng, chảy máu âm đạo... thì đó có thể là dấu hiệu bạn đã mang thai ngoài tử cung. Chuột rút thường đi kèm với triệu chứng đau bụng như hiện tượng đau bụng kinh.
Ốm nghén trầm trọng
Ốm nghén là hiện tượng phổ biến ở tất cả chị em khi mang thai. Tuy nhiên, hiện tượng ốm nghén trầm trọng khi nôn, buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, kiệt sức...Thì mang thai ngoài tử cung là điều rất đáng ngờ.
Đau bụng hoặc đau vùng xương chậu nghiêm trọng
Nguyên nhân của việc đau bụng thường là do tình trạng căng dãn của vòi trứng, gây ra. Ban đầu có thể thấy đau âm ỉ, tuy nhiên cơn đau sẽ tăng dần và sẽ đau dữ dội khi vòi trứng bị vỡ. Khi đó, sản phụ sẽ có cảm giác mệt lả, da xanh xao, thậm chí dẫn đến hôn mê.Nếu cơn đau kéo dài và ngày một nặng hơn, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Chảy máu âm đạo
Đây là triệu chứng thường gặp khi bị thai ngoài âm đạo, tuy nhiên, nó lại dễ bị nhầm lẫn. Với những người không biết mình mang thai, họ có thể nghĩ rằng chu kỳ kinh nguyệt của họ đã bắt đầu. Còn một số người lại nghĩ rằng đó có thể là dấu hiệu sẩy thai sớm nếu họ biết việc mình mang thai.
Vỡ vòi tử cung
Khi thai phụ thấy xuất hiện những dấu hiệu như chóng mặt, kèm theo hiện tượng ngất xỉu, huyết áp giảm mạnh, bụng đau và căng tức vùng trực, vùng vai gáy bị co rút... cần được bác sỹ thăm khám, chẩn đoán và phẫu thuật càng sớm càng tốt, nếu để lâu có thể ảnh hưởng tới tính mạnh do mất máu hoặc nhiễm trùng.
Theo www.phunutoday.vn
6 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư bàng quang mà bạn không nên bỏ qua Do các triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang thường khó nhận biết nên nhiều người thường chủ quan xem thường. Tuy nhiên, những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện ra bệnh sớm hơn. Nước tiểu có lẫn máu Một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh ung thư bàng quang là nước tiểu có lẫn máu. Thế...