‘Huyệt mộ của người sống’ ở Trung Quốc: Đoàn thám hiểm ‘lạnh sống lưng’ khi tiến vào – Bên trong có gì?
Khi cửa ngôi mộ mở ra, các chuyên gia chỉ thấy một tầng hầm sâu cùng dòng nước lạ chảy bên trong…
Với những ai yêu thích những bộ phim tiểu thuyết kiếm hiệp của Trung Quốc chắc hẳn sẽ không thể nào quên ngôi mộ cổ trong tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp của Kim Dung. Đây chính là tu hành trước khi Vương Trùng Dương sáng lập Toàn Chân Giáo và cũng là nơi gặp gỡ định mệnh của Dương Quá cùng Tiểu Long Nữ.
Tưởng rằng ngôi mộ chỉ là một chi tiết hư cấu trong bộ tiểu thuyết nhưng theo lịch sử, quả thực có một Ngôi mộ của người sống – nơi Vương Trùng Dương tu luyện đạo giáo.
Ngôi mộ này cách cố đô Tây An 40km về phía tây nam, thuộc cung Thành Đảo, cách điện Trùng Dương 4 đến 5 km và nay thuộc thị trấn Xuân, huyện Hồ, thành phố Tây An. Ở phía trước ngôi mộ tấm bia được khắc dòng chữ “Hoạt tử nhân mộ hay Huyệt mộ của người sống”.
Theo các chuyên gia khảo cổ địa phương, trước đây ngôi mộ đã được họ tiến hành khai quật. Khi ngôi mộ mở ra, các chuyên gia chỉ thấy một tầng hầm sâu cùng dòng nước lạ chảy bên trong lăng mộ.
Nhiều nhà khảo cổ đã cố gắng đi theo dòng nước với hy vọng tìm lối ra và đáy của lăng mộ này nhưng thực sự vô nghĩa. Càng tiến vào sâu, không khí trở nên lạnh lẽo, có thể khiến người gan dạ nhất cũng thấy ‘lạnh sống lưng’. Bóng tối bao phủ khiến công cuộc tìm kiếm gặp nhiều trở ngại. Họ nghĩ rằng nếu đây thực sự là nơi không nên đến thì nó nên được bảo vệ.
Các chuyên gia đã đề nghị với chính quyền niêm phong không để người vào với mong muốn bảo vệ tính nguyên vẹn của di tích cũng như đảm bảo an toàn cho người dân.
Nếu chưa biết đến sự thật này chắc hẳn nhiều người vẫn luôn nghĩ rằng chi tiết Cổ mộ trong Thần Điêu đại hiệp của Kim Dung là hư cấu và ghi chép lịch sử mới chỉ nói rằng, có một ngôi mộ nơi Vương Trùng Dương tu luyện đạo trong hai năm trước khi thành lập Toàn Chân Giáo.
Bí ẩn được làm sáng tỏ, quả đúng có một nơi được mệnh danh Ngôi mộ của người sống như trong lịch sử. Đó thực sự là nơi mà Vương Trùng Dương tu luyện Đạo giáo, nơi bí ẩn nhất nằm trong cung Trùng Dương.
Công nhân nổ ngọn núi để làm đường bỗng phát hiện huyệt mộ 15m, tức tốc báo chuyên gia: Bí mật ngàn năm hé lộ
Trong quá trình xây dựng đường sắt ở Giang Tô, công nhân đã vô tình phát hiện mộ cổ trong núi. Chủ nhân là ai?
Trong những năm 1990, Trung Quốc tiến hành kế hoạch xây dựng hệ thống đường sắt với quy mô lớn trên toàn quốc. Tuyến đường sắt Kinh Cửu chạy dọc Bắc Nam nối Bắc Kinh với các tỉnh phía Đông của Trung Quốc cũng được hoàn thành trong thời kỳ đó.
Khi tuyến đường sắt được xây đến vị trí huyện Cát Thủy, tỉnh Giang Tô, một vấn đề bất ngờ xảy ra. Đất ở những ngọn núi gần đó rất cứng, công nhân không thể nào đào nổi, chỉ còn cách là dùng thuốc nổ làm cho đất đá tơi ra.
Tuy nhiên, sau khi cho nổ khu vực đó xong, bên trong ngọn núi lại không phải là đất đá, mà là những hòn gạch xanh cứ thế rơi ra.
Những người công nhân thấy có điểm dị thường, ngay lập tức đi báo với cơ quan quản lý văn hóa.
Theo các chuyên gia dự đoán, bên trong có một ngôi mộ cao khoảng 1,45m sắp bị sập, hơn nữa ngôi mộ này rất có khả năng là mộ chỉ có một phòng. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là khi càng đi sâu vào trong mộ, lại không thấy tìm mãi không thấy điểm cuối, hang trong mộ vừa tối vừa hẹp, trên mặt đất bày đầy những đồ tùy táng.
Các chuyên gia ước tính, ngôi mộ này dài khoảng 15m, diện tích bên trong đạt tới hơn 200 m2. Đỉnh mộ có kết cấu rỗng kiểu kim tự tháp. Đây là lần đầu tiên có ngôi mộ to như vậy xuất hiện, cho nên truyền thông lúc bấy giờ gọi đây là "Giang Nam đệ nhất mộ".
Cánh cửa của ngôi mộ đã bị hư hại nặng, hơn nữa lớp đất đá bên trên ngôi mộ này được cho là đã bị vùi bởi những tên trộm mộ, điều này làm cho các chuyên gia cảm thấy vô cùng đau lòng.
Dù ngôi mộ đã từng bị trộm, nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng chủ ngôi mộ là người có thân phận vô cùng cao quý, bằng chứng là ngôi mộ được xây dựng từ 9 tầng gạch xanh, bên cạnh đó vẫn còn vô số đồ gốm, tiền cổ, đồ đồng được làm một cách tỉ mỉ công phu.
Điểm đáng chú ý nhất là tượng chim chu tước bằng đồng. Ở thời kỳ cổ xưa, khi mà xã hội có sự phân tầng nghiêm ngặt, việc chôn theo đồ tùy táng là các loại linh vật rất được chú trọng.
Các chuyên gia hết sức tò mò về thân phận của vị chủ mộ này. Qua thời gian khảo sát nghiên cứu kỹ lưỡng, cuối cùng họ cũng đã tìm được chủ nhân của ngôi mộ, một vị danh tướng nổi tiếng thời Tam Quốc - Đàm Thiệu.
Là một vị tướng của nhà Ngô - đại đội trưởng đội kỵ binh - đảm nhận trọng trách bảo vệ cung, Đàm Thiệu thậm chí còn đóng vai trò mấu chốt trong giai đoạn cuối của thời kỳ nhà Ngô sau khi Tôn Quyền mất. Bên cạnh đó thân phận vô cùng đặc biệt của ông cũng là điều đáng chú ý, ông chính là anh vợ của Tôn Quyền.
Phát hiện ngôi mộ cổ trong hang đất, chuyên gia tức tốc tìm đến nhưng 4 chữ trong mộ khiến họ phẫn nộ Kết quả khai quật lần này đã làm các chuyên gia vô cùng phẫn nộ. Khảo cổ là một ngành nghề vô cùng phát triển ở Trung Quốc. Đối với nhiều người mà nói, được làm công việc bảo tồn văn hóa dân tộc là một điều đáng tự hào. Song, không phải lúc nào các chuyên gia khảo cổ cũng có thể...