Huyết áp thấp có thể nguy hiểm đến tính mạng
Huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, suy nhược thần kinh, đau thắt ngực.. nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị.
Hỏi
Thưa bác sĩ, huyết áp thấp có nguy hiểm không và làm thế nào để điều trị căn bệnh này?
Đáp
Video đang HOT
Huyết áp được gọi là thấp khi trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmhg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp trước đó. Huyết áp thấp có hai dạng: huyết áp thấp nguyên phát và huyết áp thấp thứ phát
Mức độ nhẹ của huyết áp thấp bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, hồi hộp, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, da xanh xao… Mức độ nặng có thể có những cơn choáng váng, vã mồ hôi lạnh, ngất xỉu…
Nếu không được điều trị huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng thiểu năng tuần hoàn não; suy nhược thần kinh; thiểu năng động mạch vành gây đau thắt ngực… rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phòng tránh và chữa trị kịp thời.
Do đó, khi xảy ra huyết áp thấp phải nhanh chóng đưa huyết áp trở về trị số bình thường, sau đó cần có biện pháp điều trị duy trì để tránh tái phát. Cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh căng thẳng, chế độ dinh dưỡng đầy đủ không nên bỏ bữa vì nhịn đói sẽ gây tụt huyết áp do hạ đường huyết, ăn mặn một chút, uống đủ nước, tích cực tập luyện thể dục thể thao…
Có rất nhiều các bài thuốc và vị thuốc để nâng huyết áp, tuy nhiên cũng như các bệnh khác, bạn cần phải đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc đúng với tình trạng bệnh.
Khi có nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp bạn có thể dự phòng bằng việc sử dụng trà gừng, trà linh chi, trà nhân sâm…
Theo Tạp chí Đẹp
Huyết áp thấp do đâu?
Tôi hay bị chóng mặt, nhất là khi ngồi xuống đứng dậy, đi khám được biết bị huyết áp thấp. Do đâu tôi bị huyết áp thấp, phòng bệnh cách nào ?
Gọi là huyết áp thấp khi số đo huyết áp tối đa bằng hoặc dưới 90mmHg và huyết áp tối thiểu bằng hay dưới 60mmHg. Có nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp, đó là: mất nước vì nôn, ói, tiêu chảy, sốt, hoặc dùng nhiều thuốc lợi tiểu, bỏng nặng, đổ mồ hôi nhiều, bị bệnh xuất huyết làm giảm khối lượng máu; phụ nữ có thai, mạch máu giãn mở, giảm sức ép của máu lên động mạch do đó huyết áp xuống thấp; bệnh nhân suy tim, rối loạn van tim, nhịp chậm...; các bệnh: đái tháo đường, cường tuyến giáp, Parkinson, chấn thượng sọ não, ngộ độc hóa chất, suy gan, nằm lâu ngày, nhiễm khuẩn huyết, dị ứng nặng, thiếu vitamin B12, sử dụng các thuốc lợi tiểu, giãn mạch, thuốc viagra, chống trầm cảm, giảm đau... đều dẫn đến huyết áp thấp.
Triệu chứng của bệnh là: chóng mặt, ngất xỉu, buồn ngủ, kém tập trung, buồn nôn, mờ mắt, hơi thở nhanh, da lạnh, khát nước. Nếu huyết áp quá thấp, bệnh nhân có thể bị trụy tim mạch, sốc... Để giảm thiểu triệu chứng huyết áp thấp cần: uống nhiều nước, hạn chế uống rượu vì rượu làm mất nước và làm giãn mạch, không nên đứng quá lâu, nằm hay ngồi mà muốn đứng lên thì nên đứng lên từ từ, ăn làm nhiều bữa nhỏ, uống cà phê có tác dụng làm co mạch, tăng huyết áp nhưng nên uống vào buổi sáng để tránh mất ngủ. Bạn nên thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Theo PNO
Uống nước rau má cho nhan sắc tươi trẻ Nhờ tính thanh lọc mà rau má giúp phụ nữ trẻ lâu, da dẻ hồng hào, khí huyết lưu thông tốt, phòng chống được nhiều bệnh tật. Rau má có tên khoa học Centella asiatica (L.), là thứ rau dại ăn được, thường mọc ở những nơi ẩm ướt. Trong y học cổ truyền, rau má là vị thuốc thông dụng có tác...