Huyết áp ảnh hưởng đến mắt như thế nào?
Tăng huyết áp tại Việt Nam gia tăng đáng kể trong thời gần đây và có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa.
Ngoài các biến chứng tại cơ quan đích ở tim, não, thận,… tăng huyết áp còn đặc biệt nguy hiểm bởi những tổn thương trên võng mạc mắt.
Khám mắt, b ác sĩ HITEC phát hiện “bất thường ” liền khuyến cáo bệnh nhân đi kiểm tra phần “gốc” là huyết áp và thận.
Đã 2 tuần nay bà T.T.S, sinh năm 1968 ở Mê Linh, Hà Nội thấy mắt phải nhìn mờ như có một “màn sương” che trước mắt, bà chỉ nhìn rõ hơn 1 chút ở phía thái dương…
Bà S., đã đi khám và điều trị một số nơi với chẩn đoán khô mắt, mỏi điều tiết ở mắt lão thị, nhưng không thấy tình hình cải thiện nên bà được con gái đưa đến Bệnh viện Mắt Kỹ thuật cao Hà Nội (HITEC) ở địa chỉ 51-53-55 Trần Nhân Tông khám trong tình trạng: mắt phải thị lực vẫn còn tới 6/10 nhưng bà chỉ nhìn rõ phía thái dương (thị trường bị ảnh hưởng), động mạch võng mạc co nhỏ, kèm theo những nốt xuất huyết cạnh gai thị và rải rác trên võng mạc. Huyết áp của bà S. lúc đó là 160/85mmHg.
ThS.BS Nghiêm Thị Hồng Hạnh đang soi đáy mắt cho bệnh nhân T.T.S., trên máy sinh hiển vi kỹ thuật số.
Bà được ThS.BS Nghiêm Thị Hồng Hạnh cấp đơn thuốc điều trị với chẩn đoán: Mắt phải tổn thương võng mạc do tăng huyết áp – mắt trái hiện tại chưa thấy tổn thương và khuyên bà đi khám thêm chuyên khoa nội tim mạch để được kiểm soát tốt phần “gốc” là huyết áp và thận vì bà S., còn kể có tiền sử bệnh thận nhưng lâu nay không đi khám.
“Nếu không hỏi kỹ tiền sử, và tiến hành khám toàn diện, đặc biệt là việc soi đáy mắt cho người bệnh, bác sỹ có thể bỏ sót chẩn đoán như những lần trước đó. Mặc dù là bệnh viện chuyên khoa mắt nhưng chúng tôi luôn đặc biệt lưu ý đến những người có bệnh mạn tính toàn thân kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường…” – ThS. BS Hạnh chia sẻ.
Trong trường hợp này, thuốc điều trị tại mắt chỉ là chữa phần “ngọn” để giảm bớt triệu chứng, những gì đã mất khó có thể hồi phục được, thậm trí tình trạng tại mắt còn có thể tăng nặng nếu bệnh “gốc” không được kiểm soát hiệu quả.
Video đang HOT
Hình ảnh chụp đáy mắt của bệnh nhân T.T.S., có tổn thương võng mạc ở mắt phải do tăng huyết áp.
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp gây ra là gì?
Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch thường gặp của xã hội hiện đại. Ở những người bị tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ tăng lên gấp 3 – 4 lần. Một nghiên cứu tại 10 trung tâm đột quỵ ở Việt Nam cho thấy khoảng 78% số người bị đột quỵ có liên quan đến tăng huyết áp. Kiểm soát tăng huyết áp giúp người bệnh giảm thiểu các nguy cơ gây đột quỵ tim, đột quỵ não, suy thận và nguy cơ lọc máu chu kỳ.
Tăng huyết áp tại Việt Nam gia tăng đáng kể trong thời gần đây và có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê được các chuyên gia Tim mạch công bố, ở nước ta có 1/4 số người trên 25 tuổi bị tăng huyết áp. Người trẻ tuổi thường không biết mình bị tăng huyết áp ngay cả khi đã có biến chứng.
Ngoài các biến chứng tại cơ quan đích ở tim, não, thận,… tăng huyết áp còn đặc biệt nguy hiểm bởi những tổn thương trên võng mạc mắt. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, 1/3 số người có tổn thương mạch máu võng mạc do tăng huyết áp có tổn thương các cơ quan đích khác ở tim, não, thận kèm theo.
Bệnh võng mạc tăng huyết áp xảy ra khi mạch máu võng mạc bị tổn thương do tăng huyết áp tiến triển muộn. Soi chụp đáy mắt, khảo sát tình trạng biến đổi mạch máu võng mạc góp phần đánh giá và tiên lượng tình trạng hệ mạch máu toàn thân ở người bệnh tăng huyết áp là thủ thuật đơn giản, không xâm lấn, không cần trang thiết bị hiện đại mà hiệu quả, có thể triển khai ở mọi tuyến y tế.
Biến đổi mạch máu võng mạc gồm 4 giai đoạn: co thắt động mạch, bắt chéo động tĩnh mạch, biến đổi thành mạch, xuất huyết hình ngọn lửa, xuất tiết bông, xuất tiết cứng màu vàng và phù gai…
Người bệnh lấy số tự động chờ khám tại Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Hà Nội (HITEC).
Tùy từng giai đoạn và hình thái tổn thương mạch máu võng mạc, người bệnh sẽ có thể xuất hiện các dấu hiệu ở cơ quan thị giác: nhìn mờ thoáng qua hay liên tục do tình trạng co thắt mạch, mất thị trường từng vùng do thiếu máu gai thị hoặc xuất huyết võng mạc, giảm hoặc đôi khi mất thị lực hoàn toàn do tắc nhánh hoặc tắc toàn bộ động mạch võng mạc…
Chuyên gia m ắt HITEC khuyến cáo
Kiểm soát huyết áp sớm và hiệu quả bởi các chuyên gia tim mạch, kiểm tra đáy mắt định kỳ và điều trị bệnh võng mạc tăng huyết áp bởi bác sỹ nhãn khoa để có những chỉ định can thiệp chuyên khoa sâu, kịp thời giúp người bệnh bảo toàn được tính mạng toàn thân cũng như chức năng thị giác là sự phối hợp cần thiết và vô cùng quan trọng.
Hiện nay, với sự ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI), ở những cơ sở y tế chưa có chuyên khoa mắt, các bác sỹ nội tim mạch có thể nhận được những cảnh báo thông qua hình ảnh mạch máu võng mạc được chụp từ một camera có phần mềm tự động phân tích chỉ sau vài phút.
Khi đó, có thể nói AI đã trở thành một cánh tay nối dài giúp các bác sỹ nội khoa kiểm soát tổn thương đáy mắt cho người bệnh có tăng huyết áp!
Người bệnh đang được hướng dẫn “tự thao tác” trên camera chụp đáy mắt có kết nối với phần mềm trí tuệ nhân tạo AI Optain tại HITEC.
“Các tổn thương ở võng mạc càng ở giai đoạn nặng thì nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, thậm trí tử vong càng cao. Nếu tăng huyết áp được kiểm soát tốt thì tổn thương ở võng mạc sẽ có thể hồi phục tùy từng mức độ.
Một số tổn thương thần kinh thị giác và hoàng điểm ở giai đoạn muộn sẽ vĩnh viễn không hồi phục. Vì vậy, với người bệnh tăng huyết áp ngoài việc kiểm soát huyết áp mục tiêu tốt, 6 tháng 1 lần nên được kiểm tra đáy mắt định kỳ…” BS. Hạnh giải thích thêm.
Vì sao đang sống khỏe mạnh lại đột tử?
Đột tử do tim thường diễn biến rất nhanh, người bệnh mệt mỏi rồi rơi vào hôn mê, có thể tử vong sau 1 giờ nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tôi có người quen mới 41 tuổi, đang đi làm bình thường. Sau bữa ăn tối, anh than mệt và chỉ 15 phút sau đã hôn mê. Khi xe cấp cứu 115 tới nhà, anh ấy qua đời. Tại sao một người đang sống bình thường lại bị đột tử? Bác sĩ lý giải giúp tôi đột tử có giống đột quỵ não không? Tôi cảm ơn! (Vũ Văn Ninh - Yên Bái).
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Đình Việt - Trưởng khoa Nội tim mạch và Cấp cứu tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tư vấn:
Đột tử do tim là tình trạng ngưng tim đột ngột, khác với đột quỵ não. Đột quỵ não do tắc mạch hoặc vỡ mạch máu lên não với biểu hiện yếu chân tay, méo miệng, khó nói, hôn mê. Bệnh nhân không tử vong ngay lập tức như đột quỵ tim.
Đột tử khiến người bệnh có thể tử vong 1 giờ. Bệnh nhân có thể bị vỡ tim, vỡ mạch máu lớn của tim. Nguyên nhân do các bệnh lý tim mạch như hẹp tim hai lá, tim bẩm sinh, cục máu đông, mạch vành quá hẹp dẫn tới tim không đủ máu nuôi dưỡng nên ngừng đột ngột.
Đột tử còn do tình trạng rối loạn nhịp. Người bệnh có biểu hiện tim ngừng đập hoặc cơn rối loạn nhịp nhanh trước đó. Một số người có sẵn bệnh nền rối loạn nhịp do bệnh lý bẩm sinh nhưng khi cao tuổi mới biểu hiện hoặc bệnh nhân có thể bị lóc tách động mạch chủ điều trị không đúng.
Đột tử có thể xảy ra ở bất kể lứa tuổi nào từ trẻ nhỏ tới người già. Trong đó, người cao tuổi hay gặp nhất do bị nhồi máu cơ tim. Có 50% số bệnh nhân nhồi máu cơ tim không kịp đến bệnh viện, đột tử tại nhà.
Để phát hiện có nguy cơ đột tử không, người dân cần tầm soát các bệnh lý về mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường. Người đã đặt stent mạch vành hoặc có biểu hiện bất thường như dễ hồi hộp, đánh trống ngực, ngất cần đi kiểm tra.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng ngừng tim rất đặc trưng như: người bệnh đột ngột cảm thấy mệt mỏi, hụt hơi, hồi hộp, có dấu hiệu ngừng tuần hoàn (co giật, tím tái, đại tiểu tiện không tự chủ), không thấy mạch đập. Ngay sau đó, bệnh nhân hôn mê và tử vong chỉ trong vài phút nếu không phát hiện sớm.
Người bệnh được cấp cứu ban đầu đúng sẽ còn cơ hội cứu sống. Người xung quanh cần thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn như ép tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo, gọi điện tới 115 hoặc đường dây nóng các bệnh viện gần nhất.
Để phòng bệnh, những người rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường cần quản lý tốt bệnh nền. Ăn nhiều rau xanh, cá, ăn thịt trắng. Hằng ngày, bạn nên tập thể thao, hạn chế bia rượu, bỏ thuốc lá.
Với người có bệnh tim bẩm sinh, có bất thường ở tim cần dự phòng bằng các chương trình khám sức khỏe đều đặn, đồng bộ phát hiện sớm nguy cơ. Bác sĩ có thể can thiệp, điều trị dự phòng đột tử.
Triệu chứng giai đoạn đầu khi mắc sa sút trí tuệ Sa sút trí tuệ là một hội chứng lâm sàng biểu hiện bằng sự suy giảm nhiều lĩnh vực nhận thức, gây cản trở hoạt động chức năng hàng ngày của bệnh nhân. Sa sút trí tuệ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh, trong đó có thể gây tàn phế, nhập viện, giảm tuổi thọ... Sa sút trí tuệ...