Huyện Xuân Lộc: Hiệu quả từ thực hiện chính sách dân tộc
H.Xuân Lộc có 24 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS) đang sinh sống. Đồng bào DTTS sống rải rác và xen kẽ cùng đồng bào dân tộc Kinh ở 88/92 khu, ấp.
Già làng Hùng Văn Xứng (trái) cùng cán bộ xã Xuân Phú trao đổi công việc
Thời gian qua, trong triển khai thực hiện nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, việc thực hiện công tác dân tộc luôn được Huyện ủy – UBND huyện đặc biệt quan tâm.
* Nhiều chính sách thiết thực, ý nghĩa
Trưởng phòng Dân tộc H.Xuân Lộc Nguyễn Thanh Ngọc cho biết, địa phương đã xác định công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao là nhiệm vụ rất quan trọng và bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn. Trong đó, khó khăn nhất vẫn là những vùng có đông đồng bào DTTS bởi xét về mặt bằng kinh tế – xã hội, những vùng này có thấp hơn so với mặt bằng chung của huyện.
Để khắc phục khó khăn trên, theo Trưởng phòng Dân tộc H.Xuân Lộc, một mặt huyện tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc hiện hành của Nhà nước, của tỉnh như: hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán cho hộ nghèo DTTS theo Quyết định số 1635/QĐ-UBND và Quyết định số 3716/QĐ-UBND của UBND tỉnh; hỗ trợ thiết bị lọc nước nhỏ lẻ cho hộ DTTS hay cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người DTTS từ quỹ kết dư khám chữa bệnh; hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm học phí theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ…, mặt khác, huyện còn có những chính sách riêng để đầu tư, hỗ trợ đến từng hộ gia đình, từng cụm dân cư vùng đồng bào DTTS nhằm giúp họ tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện phát triển kinh tế, giảm dần khoảng cách về mức sống giữa đồng bào DTTS với cộng đồng dân cư.
Điển hình như các chính sách: hỗ trợ ngân sách huyện để đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn tại làng dân tộc, vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống; xây dựng nhà văn hóa dân tộc; hỗ trợ bể nước lọc phèn, huy động hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho hộ nghèo DTTS… Bên cạnh đó, huyện chú trọng mời gọi đầu tư, mở rộng và tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả; qua đó tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho bà con. Đồng thời, tích cực chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ để hình thành các vùng chuyên canh về cây ăn trái, áp dụng các mô hình sản xuất hiệu quả, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất… Từ đó, nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ khá giả.
Ông Thạch Vương (dân tộc Khmer, xã Suối Cát) kinh tế gia đình có xuất phát điểm rất khó khăn với chỉ chưa tới 2 sào đất, chuyên trồng bắp và mì. Song nhờ chăm chỉ, chịu khó, nhanh nhẹn của bản thân cùng sự tuyên truyền, hướng dẫn của địa phương trong việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, hiệu quả sản xuất của gia đình ông ngày càng tăng cao. Đất đai và thu nhập của gia đình ông từ đó tăng lên, đưa gia đình ông dần thoát nghèo rồi trở nên khá giả. Vào mùa vụ, ông còn tạo thêm nhiều việc làm thời vụ cho bà con tại địa phương.
Bên cạnh đó, ông còn được người dân tin tưởng ở vai trò người uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer nơi đây. Ông Thạch Vương chia sẻ, nhận thấy rõ tác động của các chính sách dân tộc, sự động viên của chính quyền địa phương đối với sự đổi thay trong cuộc sống của bản thân, bằng uy tín, ông tích cực vận động, tuyên truyền đồng bào mình nỗ lực vươn lên và tích cực đóng góp trong xây dựng nông thôn mới…
Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội, quốc phòng an ninh, H.Xuân Lộc có các biện pháp xây dựng và phát triển mạng lưới giáo dục mầm non; hướng dẫn chỉ đạo xây dựng quy ước làng dân tộc; thành lập đội nữ dân phòng dân tộc Chơro tại ấp Bình Hòa, xã Xuân Phú hay Tổ nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự tại ấp Tân Hưng, xã Xuân Thành…
Cùng với đó, huyện còn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS, mà đi đầu là đội ngũ già làng, người có uy tín trong đồng bào DTTS, tích cực tham gia công tác giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng khu, ấp văn hóa, công tác giảm nghèo, vận động hiến và đóng góp xã hội hóa, hiến đất làm đường, góp công sức trong thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao ngay tại cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Video đang HOT
* Đời sống của đồng bào DTTS ngày càng nâng cao
Trưởng phòng Dân tộc H.Xuân Lộc Nguyễn Thanh Ngọc nhấn mạnh: “Việc thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc đã tạo điều kiện tích cực cho thực hiện các tiêu chí về an ninh trật tự, giao thông, điện, nhà ở dân cư, môi trường, văn hóa, giáo dục, y tế… Đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn huyện nói chung và của đồng bào DTTS nói riêng ngày càng được cải thiện và nâng cao”.
Cụ thể là mức thu nhập bình quân đầu người đạt 63,67 triệu đồng (cuối năm 2019). Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất trồng trọt đạt 163,8 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS cuối năm 2020 giảm (chỉ còn 71 hộ), chiếm 15,7% số hộ nghèo toàn huyện và chiếm 1,6% so với tổng số DTTS. Tỷ lệ trẻ em DTTS nhập học đúng tuổi bậc tiểu học và hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100% kế hoạch đề ra. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%…
Ông MoHaMed NooRuDeen, dân tộc Chăm, Trưởng ấp 4, xã Xuân Hưng chia sẻ, thời gian qua, cùng với Đảng, Nhà nước, tỉnh, huyện đã luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách dân tộc bằng rất nhiều chương trình cụ thể, thiết thực, ý nghĩa. Nhờ đó, đời sống đồng bào DTTS nói chung và đồng bào Chăm nơi ông sinh sống nói riêng ngày càng tiến bộ.
“Con em nơi đây đều được học hành đến nơi đến chốn, nhiều em học đại học, nhiều em học nghề; công ăn việc làm được đảm bảo, đời sống khá dần lên; tình hình an ninh trật tự ổn định. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng đầy đủ, khang trang; bà con được dùng nước sạch 100%…” – ông MoHaMed NooRuDeen phấn khởi cho hay.
Nghệ An: "Liều" bỏ cam trồng bưởi đặc sản, bỏ nhím nuôi chuột "khổng lồ", ai ngờ thành tỷ phú nông dân
Trong lúc trồng cam, nuôi nhím gặp rớt giá, chị Nguyễn Thị Hương (xã Nghĩa Hiếu, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) đã chuyển đổi 3 ha trồng cam sang trồng bưởi đặc sản, nuôi 300 con dúi đặc sản ví như chuột khổng lồ. Thời gian đầu ai cũng lo cho chị, nhưng nào ngờ sau 3 năm nuôi con đặc sản,chị là tỷ phú nông dân.
Vượt khó làm giàu trên vùng đất đỏ bazan
Với quyết tâm làm giàu từ cây ăn quả, chị Nguyễn Thị Hương và chồng là anh Trần Thanh Quang (xóm Trung Thịnh, xã Nghĩa Hiếu, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) đã không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm về cách trồng, chăm sóc các loại cây trồng, đặc biệt là cây đặc sản.
Từ những năm 1996, với khát khao làm giàu, vợ chồng chị Hương đã mạnh dạn vay mượn của gia đình, bạn bè đấu thầu 3ha đất trên địa bàn để trồng các loại cây đặc sản như bưởi, chanh, cam.
Tuy nhiên thời gian này, do còn thiếu kinh nghiệm, lại không biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt nên năng suất và lợi nhuận kinh tế không đạt được là bao.
"Thời điểm đó rất khó khăn, bỏ ra số vốn khá lớn nhưng thu về không được là bao, tiền vay nợ của anh em bạn bè đều đầu tư vào giống cây và phân bón hết. Nhiều chủ nợ đến hạn trả nhưng thấy vợ chồng tôi khổ quá nên thôi. Đó cũng là thời kỳ khó khăn nhất của gia đình tôi", chị Nguyễn Thị Hương tâm sự.
Chị nông dân Nguyễn Thị Hương bên trang trại bưởi đặc sản của gia đình mình. Ảnh: Cảnh Thắng
Cùng với trồng cam, chanh, bưởi; lúc này trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn lại rộ lên phong trào nuôi nhím một loại con đặc sản có giá trị tại địa phương. Nắm bắt cơ hội chị Nguyễn Thị Hương cũng bỏ ra một số vốn rất kha khá để đầu tư chuồng trại, con giống bắt đầu kế hoạch chăn nuôi không giống ai.
Thời gian này, giá nhím thương phẩm cao, nhím đạt đủ cân là có thương lái đến đặt mua nên ban đầu có lãi. Tuy nhiên dần dần về sau nhím rớt giá, gia đình tôi như kiệt quệ theo nhím.
Đến năm 2005, trong một lần tình cờ đưa gia đình đi chơi ở Quảng Bình, có nhà người quen trồng giống bưởi rất thơm ngon, rất giống với loại bưởi hồng Quang Tiến mà địa phương hay trồng.
Chị mạnh dạn xin ghép cành về trồng thử tại gia trại của gia đình mình. Từ những gốc bưởi giống ban đầu cho trái ngọt, Chị Hương đã mạnh dạn bỏ trồng cây cam và chỉ chuyên trồng giống bưởi này. Đến nay vườn bưởi của gia đình chị đã trồng được 750 gốc phủ kín hơn 3ha cho thu hoạch hàng năm 40 tấn quả.
Chị Hương đang chăm sóc vườn bưởi của gia đình. Ảnh: Cảnh Thắng
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, chị Nguyễn Thị Hương cho biết: "Ngay từ khi trồng cây ăn quả và nuôi nhím thất bại, chỉ một chuyến thăm họ hàng ở Quảng Bình mà tôi đã tình cờ bén duyên với giống bưởi đặc sản này. Ban đầu tôi chỉ ươn và trồng thử 20 gốc bưởi, đến khi bưởi ra hoa cho quả xum xuê, trĩu cành; bứt về ăn thử thấy bưởi rất thơm và ngon...".
Thế là vợ chồng chị đưa bưởi đi bán, thời điểm đó bưởi ra quả nào là chị bán sạch quả đó. Thấy giống bưởi ngon và lạ, chị mạnh dạn chặt bỏ hết diện tích trồng cam và chuyển sang trồng bưởi đặc sản.
Thời gian đầu dù rất khó khăn nhưng nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật nên thành quả đã đến với gia đình chị Hương.
"Nữ hoàng" bưởi đặc sản ở miền Tây xứ Nghệ
"Năm 2019 gia đình thu hoạch được 30 tấn bưởi đặc sản, giá 25.000 nghìn đồng/kg nên cũng có của ăn của để. Năm nay, bưởi được mùa gia đình tôi thu hoạch được 40 tấn giá bán 18.000 ngàn/kg cũng được hơn 500 triệu đồng...", tỷ phú nông dân Nguyễn Thị Hương cho hay.
Để có được thành quả như ngày hôm nay, gia đình chị Hương đã bỏ biết bao công sức, dày công nghiên cứu, tìm tòi học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật nên vườn bưởi của gia đình lúc nào cũng cho quả xum xuê; có cây quả từ trên ngọn xuống dưới gốc...
Theo chị Nguyễn Thị Hương đến mùa thu hoạch chính vụ, tại vườn bưởi của gia đình có những cây hơn 200 quả. Ảnh: Cảnh Thắng
Ngoài trồng bưởi, chị Nguyễn Thị Hương còn đầu tư chuồng trại để nuôi dúi đẻ và dúi thịt thương phẩm.
Hàng năm 300 con dúi của gia đình chị cũng cho thu hoạch gần 1 tỷ đồng.
Tỷ phú nông dân Nguyễn Thị Hương tiết lộ: "Thấy con nhím rớt giá, lại tình cờ đọc báo Nông thôn Ngày nay đăng mô hình nuôi dúi ở Bắc Giang thành công và lợi nhuận cao; thấy vậy tôi rong ruổi ra tận Bắc Giang để thăm quan, học hỏi mô hình nuôi dúi nơi đây. Sau khi tìm hiểu quy trình thuần chủng và kỹ thuật chăn nuôi dúi, tôi đã mua 10 cặp dúi giống về nuôi. Từ 10 cắp dúi ban đầu, hiện nay gia đình tôi đã có hơn 300 con dúi đẻ và dúi thương phẩm. Luôn luôn đáp ứng được như cầu của thương lái...".
"Nuôi dúi rất đơn giản, chuồng chỉ làm những ngăn nhỏ nuôi từng con một. Thực ăn của nó thì càng đơn giản và sẵn có hơn, hàng ngày nó chỉ ăn ngô và mía nên cũng dễ kiếm và chí phí thấp. Mỗi con dúi trưởng thành, xuất chuồng giá giao động từ 500 ngàn đến 600/con...", chị Hương cho biết thêm.
Chị Hương bên 2 con dúi đẻ của gia đình mình. Ảnh: Cảnh Thắng
Năm 2019, gia đình chị Nguyễn Thị Hương (xóm Trung Thịnh, xã Nghĩa Hiếu, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) thu về gần 1 tỷ đồng lợi nhuận từ trồng bưởi đặc sản và nuôi dúi đặc sản cũng với một số cây ăn quả khác trong vườn.
Ngoài hăng say làm kinh tế giỏi, nhiều năm qua chị Nguyễn Thị Hương còn là một chi hội trưởng Hội Nông dân năng nổ. Theo ông Phan Trung Vinh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Hiếu (huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An), nhiều năm qua, chị Nguyễn Thị Hương là một Chi hội trưởng chi hội nông dân có nhiều đóng góp trong công tác xây dựng Hội, phát triển hiệu quả số lượng và chất lượng hội viên trên địa bàn.
"Với mô hình trang trại hơn 3ha trồng bưởi đặc sản, nuôi dúi đặc sản, chị Nguyễn Thị Hương đã và đang tạo việc làm ổn định cho 10 lao động địa phương. Đặc biệt, gia đình chị thường xuyên ủng hộ xây dựng đường giao thông nông thôn và hưởng ứng các hoạt động phong trào văn hóa, thể thao, các chương trình từ thiện, an sinh xã hội ở địa phương...", ông Phan Trung Vinh chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Hiếu, huyện Nghĩa Đàn cho hay.
Công an tỉnh Bạc Liêu thăm và chúc mừng Lễ Sen Dolta 2020 Nhân dịp Lễ Sen Đolta 2020, trong hai ngày 14 và 15/9, Công an tỉnh Bạc Liêu thành lập đoàn đến thăm và chúc mừng Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, các vị chức sắc, người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh. Tại các điểm đến, Đoàn công tác Công an tỉnh đã ân...