Huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ: Dồn lực vào 3 xã để cả huyện về đích
Với mục tiêu hoàn thành xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2017, huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2018. Đảng bộ và nhân dân huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ đang quyết liệt chỉ đạo, tăng tốc đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Cả hệ thống chính trị vào cuộc
Ông Đỗ Sĩ Nhường- Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh cho biết: Đến nay, huyện Vĩnh Thạnh đã có 6/9 xã đạt chuẩn NTM, huyện phấn đấu năm nay công nhận 3 xã còn lại là Vĩnh Bình, Thạnh Mỹ và Thạnh Lộc, để đạt chuẩn huyện NTM vào giữa năm 2018.
Tuyến đường ấp Thầy Ký, tuyến đường “Xanh – sạch – đẹp” tiêu biểu của huyện Vĩnh Thạnh. Ảnh: H.X
“Khó khăn của Vĩnh Thạnh là đời sống kinh tế người dân còn khó khăn, địa phương còn ít doanh nghiệp đóng trên địa bàn nên việc vận động nguồn kinh phí xây dựng NTM còn gặp khó. Nhưng với sự quyết tâm cao độ và sự nỗ lực cao của Đảng ủy, UBND huyện, xã, phía Ban Chỉ đạo thành phố hy vọng Vĩnh Thạnh sẽ đạt kết quả như kế hoạch đã đề ra” – ông Nguyễn Ngọc Hè – Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ.
Video đang HOT
Để đạt kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm Huyện ủy đã có nghị quyết, UBND có kế hoạch, giao việc cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo quyết tâm thực hiện. Đặc biệt trong giai đoạn nước rút này, huyện chỉ đạo cả hệ thống chính trị các cấp phải cùng vào cuộc, cộng đồng trách nhiệm và tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. “Thành viên ban chỉ đạo và các ngành, đoàn thể hàng tuần xoay vòng xuống 3 xã còn lại chỉ đạo, khảo sát, nắm bắt khó khăn, tháo gỡ ngay cho các xã. Về phía xã, Đảng ủy, ủy ban phải chỉ đạo cho các đoàn thể nắm chặt hội viên đoàn thể, bám sát thực hiện từng nhiệm vụ, khó khăn phải báo cáo ngay về huyện” – ông Nhường cho biết thêm.
Ngoài ra, huyện chỉ đạo các đơn vị ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách, phải kết hợp kêu gọi đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp và đóng góp của người dân nhất là các tiêu chí có nguồn kinh phí lớn, như: Nhà cho hộ nghèo, cầu, trường… Đối với các tiêu chí khó, cần có sự phối hợp với các ngành các cấp từ thành phố đến huyện và xã, ấp để cùng thực hiện.
Bên cạnh đó, các xã cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức về xây dựng NTM; phối hợp mở các lớp dạy nghề và giới thiệu lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp. Đặc biệt, các đoàn thể phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội, khảo sát các hộ nghèo, bố chí nguồn vốn vay phù hợp, nhanh chóng để các hộ có phương án thoát nghèo bền vững.
Ông Trần Trọng Chiến – Chủ tịch UBND xã Thạnh Lộc cho biết: Hiện nay xã đạt 16/19 tiêu chí; còn 3 tiêu chí là cơ sở vật chất văn hóa, hạ tầng thương mại và tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo đang trong quá trình triển khai thực hiện, theo kế hoạch cuối tháng 6 sẽ hoàn chỉnh.
Xây dựng lộ trình thực hiện
Ông Nhường cũng cho biết thêm: Ngay từ đầu năm huyện đã chủ động xây dựng lộ trình, kế hoạch cho 3 xã và huyện thực hiện. Trong 3 xã thì Thạnh Lộc có nhiều ưu thế, các tiêu chỉ cơ bản hoàn thành, nên cuối tháng 6 hoàn tất hồ sơ công nhận gửi về huyện đầu tháng 7 (kế hoạch ngày 19.8 xét công nhận). Còn lại 2 xã Vĩnh Bình (hiện đạt 14/19 tiêu chí) và Thạnh Mỹ (đạt 13/19 tiêu chí). Huyện đang dồn mọi nguồn lực tập trung vào 2 xã này để hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ (kế hoạch xã Vĩnh Bình công nhận vào 2.9); Thạnh Mỹ (được công nhận vào 22.12).
Ông Nguyễn Ngọc Hè – Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ nhận xét: “Vĩnh Thạnh là đơn vị có cơ sở vật chất, hạ tầng nông thôn thấp, trong 3 xã nằm trong kế hoạch của thành phố thì có xã Thạnh Mỹ là xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm 2017. Từ đó cho thấy sự quyết tâm cao của Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh đối với phong trào xây dựng NTM”.
Theo nhận định từ Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM TP.Cần Thơ đánh giá: Nổi bật trong 6 tháng đầu năm, Vĩnh Thạnh tập trung chỉ đạo tháo gỡ quyết liệt từng tiêu chí chưa đạt cho từng xã. Công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân cùng tham gia góp sức xây dựng NTM được quan tâm, tạo sự đồng thuận cao độ của nhân dân.
Theo Danviet
Anh kỹ sư điện trồng được 32 loại nấm dược liệu quý hiếm, "độc", lạ
Từ công việc đồng ruộng một nắng hai sương của mình, với bản tính thích khám phá, chinh phục và làm cho cuộc sống của mình no ấm hơn, nhiều nông dân (ND)miền Tây đã làm nên những "kỳ tích" nông nghiệp - không chỉ được bà con ND trong nước và cả nước ngoài biết đến, khâm phục. Chúng tôi gọi họ là "những người đi trước và thành công".
Là kỹ sư điện nhưng anh Ngô Xuân Điền (28 tuổi, phường Trà An, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) lại đam mê trồng nấm dược liệu. Đến nay, anh đã nghiên cứu, sản xuất được 32 loại nấm quý hiếm, trong đó có cả đông trùng hạ thảo.
Anh Điền và mô hình trồng nấm của mình. Ảnh: Huỳnh Xây
Năm 2014, anh Điền tốt nghiệp đại học và xin vào làm tại UBND phường Trà An. Thời gian rảnh, anh lại mày mò, tìm hiểu về mô hình nông nghiệp tốn ít diện tích đất và khởi nghiệp bằng mô hình trồng nấm linh chi. Ban đầu, nấm do anh Điền trồng chậm phát triển, tỷ lệ hao hụt cao. Dù rất "xót của" nhưng anh vẫn không nản lòng. Bên cạnh việc trồng nấm linh chi, anh trồng thêm nấm rơm. Anh Điền cho biết: "Nấm rơm dễ trồng, nhanh thu hoạch nên tôi đã xem đó là cách để "lấy ngắn nuôi dài", tạo nguồn vốn đầu tư cho nấm linh chi. Nấm rơm làm ra, tôi đi bán nhỏ lẻ tại các chợ".
Sau thời gian dài mày mò, cuối năm 2015, anh đã thành công với mô hình trên. Dịp Tết Nguyên đán 2016, sản phẩm của anh đã được bán ra thị trường, thu về lợi nhuận hơn 100 triệu đồng. Khi hỏi tại sao lại chọn làm những mô hình còn ít người quan tâm, anh Điền nói: "Ở thành phố có ít đất nên mình phải nghiên cứu, tìm tòi để phát triển những mô hình không cần nhiều đất nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, đó phải là những sản phẩm nông nghiệp sạch và ít đụng hàng".
Anh Điền cho hay, sau nhiều năm mày mò nghiên cứu, anh cũng đã thành công trong việc tạo ra đông trùng hạ thảo. Đây là loại đông trùng hạ thảo vô cùng đặc biệt và hiếm có ở Việt Nam. "Tôi tuyển chọn gắt gao từng con trong hàng ngàn con tằm và nhộng tằm còn sống khỏe mạnh. Tôi tách riêng những con đực, con cái cẩn thận, rồi tiêm tế bào nấm vào cơ thể chúng, để trong môi trường nhiệt độ thích hợp để tạo ra loại đông trùng hạ thảo quý" - anh Điền cho biết.
Theo phóng viên tìm hiểu, sau khi tiêm tế bào nấm vào, tằm và nhộng tằm phải luôn vận động để đào thải tế bào nấm ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh sinh tồn kéo dài hàng tuần có khi hàng tháng trời, tế bào nấm sẽ thắng và giết được con tằm và nhộng tằm. Cuối cùng, cơ thể con côn trùng này sẽ phát triển thành cơ thể, hình dáng mới, gọi là đông trùng thảo. Hiện loại sản phẩm này có giá bán ra khoảng 150 triệu đồng/kg hoặc từ 50.000-70.000 đồng/con.
Không chỉ thành công với vài mô hình trồng nấm trên, chàng trai quê Cần Thơ còn có thể trồng được 30 loại nấm khác. "Đến nay, tôi đã nghiên cứu thành công 32 loại nấm, trong đó toàn là những nấm "độc", lạ, có tác dụng bồi bổ sức khoẻ, trị bệnh" - anh Điền chia sẻ.
Anh Điền tận dụng mạng xã hội Facebook để quảng bá, tiếp thị và không ngại chia nhỏ sản phẩm để bán."Tới đây, tôi sẽ mở rộng quy mô trồng nấm ở huyện Phong Điền (TP.Cần Thơ), chỉ riêng tiền mua đất đã hơn 1 tỷ đồng" - anh Điền cho hay.
Theo Danviet
Tìm thấy 3 thuyền viên Indonesia và sà lan mất tích ở cửa biển Mỹ Thanh Trưa nay (4.3), trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Võ Minh Tiến - Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ cho biết, lực lượng chức năng vừa tìm thấy 3 thuyền viên Indonesia bị mất tích ở khu vực cửa Định An, TP.Cần Thơ đêm 2.3. Theo đó khoảng 11h trưa 4.3, một tàu đánh cá của người dân phát...