Huyện tiên phong của tỉnh Yên Bái “chạm tay” vào đích nông thôn mới
Sau gần 8 năm xây dựng NTM, huyện Trấn Yên ( Yên Bái) đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Với mục tiêu đến năm 2020, Trấn Yên trở thành huyện đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh, huyện đang tập trung mọi nguồn lực để đưa những xã chưa cán đích về đích NTM.
Kết quả đã đạt được
Mặc dù xã Đào Thịnh là một xã có xuất phát điểm thấp, người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. nhưng Đào Thịnh lại là một trong những điểm sáng xây dựng NTM của huyện Trấn Yên. Với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền xã cùng với sự hưởng ứng của nhân dân và hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh, huyện, tháng 11.2016 xã được UBND tỉnh Yên Bái công nhận đạt chuẩn NTM.
Trong quá trình xây dựng NTM, việc tuyên truyền, vận động người dân phát huy tính chủ động, tích cực tham gia luôn được xã chú trọng. Đối với những tiêu chí mà sự tham gia, vào cuộc của người dân là nhân tố quyết định như tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm… việc vận động nhân dân tham gia hiến đất, đóng góp công lao động để xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương được coi là kinh nghiệm quý trong việc huy động sức dân.
Với mong muốn người dân, các cháu học sinh đi lại thuận tiện hơn, góp phần xây dựng NTM, khi xã triển khai mở rộng đường giao thông nông thôn, gia đình chị Phạm Thị Lĩnh (thôn 5, xã Đào Thịnh) đã tự nguyện hiến 100m đường chiều dài và 5m chiều rộng. Chị Phạm Thị Lĩnh chia sẻ: “Hằng ngày thấy mọi người đi lại khó khăn, đặc biệt đoạn đường vào nghĩa trang của thôn nhỏ, hẹp, mỗi lần các gia đình trong thôn có việc hiếu gặp rất nhiều vất vả, nên tôi và gia đình đã bàn bạc và tự nguyện hiến đất để mở rộng con đường.”
Chị Phạm Thị Lĩnh bên con đường gia đình đã hiến đất. Ảnh: Hoàng Hữu
Bà Đoàn Thu Phượng, Phó Chủ tịch UBND xã Đào Thịnh cho biết, kinh nghiệm xây dựng NTM của xã là được sự đồng thuận của nhân dân. Bên cạnh đó, phát huy được thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế như trồng dâu nuôi tằm và trồng quế kết hợp với phát triển công nghiệp chế biến tạo việc làm cho người dân nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 26 triệu đồng/người, đến năm 2018 đạt 31 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 7,4%, năm 2017 giảm còn 6,5%.
Video đang HOT
Các sản phẩm từ quế đã trở thành thu nhập chính của xã Đào Thịnh, Trấn Yên. Ảnh: Hoàng Hữu
Phát huy lợi thế, chính sách của địa phương, gia đình anh Nguyễn Trí Tuệ, thôn 5 xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên cùng với 6 hộ khác trong thôn đã trồng được 25ha quế. Năm 2017, sau khi thu hoạch, mỗi hộ cũng đã thu được 90 triệu đồng, góp phần tăng thu nhập cho các hộ cũng như giúp các hộ làm giàu chính đáng, cùng địa phương tăng dần thu nhập bình quân đầu người hằng năm. Duy trì bền vững tiêu chí số 10 về thu nhập trong bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM.
Anh Nguyễn Trí Tuệ phát dọn đồi quế của gia đinh. Ảnh: Hoàng Hữu
Vẫn còn những khó khăn
Xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, do đó yêu cầu đặt ra phải có từng bước đi cụ thể, vững chắc, không chạy theo thành tích. Đặc biệt đối với huyện miền núi Trấn Yên, việc xây dựng NTM gặp rất nhiều khó khăn, toàn huyện vẫn còn 4 xã là xã đặc biệt khó khăn, đời sống của nhân dân còn ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, cơ sở hạ tầng khu vực đồng bào người dân tộc Mông ở xã Hồng Ca và Kiên Thành còn nghèo nàn lạc hậu. Hiện trên địa bàn huyện còn 4 xã đạt từ 14-16 tiêu chí, 2 xã đạt từ 10-12 tiêu chí (xã Hồng Ca và Kiên Thành).
Ông Cháng A Sai, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Ca cho biết, xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều phong tục tập quán lạc hậu như chăn thả gia súc dưới sàn nhà, rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi… nên trong quá trình xây dựng NTM xã gặp nhiều khó khăn ở tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 11 về hộ nghèo và đặc biệt ở tiêu chí số 17 về môi trường.
Người dân xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên phát triển kinh tế tăng thu nhập. Ảnh: Hoàng Hữu
Theo Bộ tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020 của Thủ tướng Chính phủ, các xã trong huyện Trấn Yên chưa cán đích NTM chủ yếu gặp khó khăn khi thực hiện các tiêu chí về cơ sở hạ tầng (giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, y tế); các tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất (thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo); tiêu chí về văn hóa, xã hội, môi trường…
Ông Nguyễn Đức Mầu, Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên. Ảnh: Hoàng Hữu
Trao đổi với phóng viên Dân Viêt, ông Nguyễn Đức Mầu, Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: “Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng huyện Trấn Yên đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng NTM. Mục tiêu đến năm 2020, 100% số xã của huyện đạt chuẩn nông thôn mới, xây dựng 1-2 xã đạt xã nông thôn kiểu mẫu, đưa Trấn Yên là huyện đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh Yên Bái. Huyện tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với xã đã đạt chuẩn, chú trọng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa nhằm nâng cao giá trị thu nhập cho người dân”
Theo Danviet
Phản đối thăm dò khai thác đá, dân giữ trái phép 1 cán bộ tuyên giáo huyện
Cho rằng việc khai thác đá tại khu vực làm ảnh hưởng đến môi trường và đời sống sinh hoạt, một nhóm người dân giữ trái phép 1 cán bộ Tuyên giáo của huyện tại thôn Nà Kèn, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Trả lời PV, ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho biết, sáng 27/9, được sự cho phép của UBND tỉnh Yên Bái và huyện Lục Yên, Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam kiểm đếm các vị trí để đặt các mũi khoan thăm dò.
Trong quá trình triển khai thực hiện, một bộ phận người dân xã Lâm Thượng đã phản đối quyết liệt, dẫn đến việc xô xát giữa lực lượng bảo vệ của Công ty và người dân khiến 2 bảo vệ của công ty bị người dân ném đá bị thương, một dân cũng bị thương. Những người bị thương đã được huyện giao cho ngành Y tế chăm sóc, chữa trị.
Khu vực đá hoa trắng tại Nà Kèn. (Ảnh minh họa: KT)
Hiện tại, một bộ phận người dân đang giữ 1 cán bộ của huyện tại thôn Nà Kèn, xã Lâm Thượng. Lực lượng Công an cũng đang tạm giữ 1 thanh niên nghi là đã sử dụng đá ném vào lực lượng bảo vệ của Công ty R.K gây thương tích.
Về nguyên nhân chính dẫn đế vụ việc, ông Thịnh cho biết, người dân cho rằng việc khai thác đá tại khu vực này sẽ ảnh hưởng đến môi trường và đời sống sinh hoạt của người dân. Cũng theo ông Thịnh, Luật Việt Nam hiện hành trong quá trình thăm dò chưa cần có đánh giá tác động môi trường, vì sau thăm dò, để có được Giấy phép khai thác thì bắt buộc phải có đánh giá tác động môi trường. Việc thăm dò ở Nà Kèn, Cục khoáng sản cũng đã trả lời người dân Lâm Thượng là trong giai đoạn thăm dò sự tác động đối với môi trường là có, nhưng không đáng kể.
Đối với diễn biến vụ việc tại hiện trường, ông Bùi Văn Thịnh thông tin, hiện nay người dân đã trở về gia đình, cán bộ Tuyên giáo của huyện bị người dân giữ cũng được người dân cho ăn uống, tắm rửa bình thường.
Ngày 28/9, các lực lượng chức năng sẽ tiếp tục làm việc với người dân để giải quyết dứt điểm vụ việc, ổn định tình hình. Đặc biệt là vận động người dân cho một số học sinh đi học trở lại sau hai ngày nghỉ học ở nhà.
Về quan điểm chung của huyện giải quyết vụ việc, ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: "Qua kết quả trả lời của các cơ quan chức năng khẳng định, đến ngày 27/9, Công ty đã làm đủ các thủ tục theo pháp luật Việt Nam, chính quyền sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện theo giấy phép đã được cấp. Đối với một bộ phận người dân do nhận thức chưa đầy đủ, chính quyền sẽ tiếp tục huy động các lực lượng, tổ chức chính trị, đoàn thể tổ chức tuyên truyền".
Thực hiện theo Giấy phép thăm dò số 248 ngày 29/ 01/ 2016 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường cấp cho Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam để thăm dò đá hoa trắng tại khu vực Nà Kèn, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, thời hạn đến 29/1/2020, với diện tích thăm dò trên 101 ha. Toàn bộ khu vực này là diện tích rừng tự nhiên núi đá thuộc rừng nghèo.
Theo VTC
Xe bồn nổ như bom: Chốt chặn ngày đêm cao tốc HN-Lào Cai Vụ tai nạn nghiêm trọng giữa xe bồn chở xăng và ô tô 4 chỗ hôm 5/9 khiến cầu Ngòi Thủ (Trấn Yên, Yên Bái) hư hỏng nặng, lực lượng chức năng phải cấm các phương tiện đi lại từ điểm giao IC12 đến IC14. Tại điểm giao IC12, tổ công tác gồm 2 chiến sĩ CSGT và 1 nhân viên công ty...