Huyện Tiên Lãng điều tra vụ côn đồ đánh dân
4 người bị thương được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Việt Tiệp cấp cứu kịp thời, hầu hết chỉ bị thương ở phần mềm.
Chiều 21/4, tại khu vực dự án nhà máy giấy của Công ty TNHH Hoa Thành (xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng) xảy ra vụ xô xát giữa người dân và hàng chục người lạ mặt. Vụ việc làm 4 người dân bị thương phải nhập viện cấp cứu.
Theo UBND huyện Tiên Lãng, vào khoảng 12h ngày 21/4, Công ty Cổ phần Hoa Thành đã thuê khoảng 20 vệ sỹ thuộc Công ty Bảo vệ Hoàn Cầu, vào bên trong khu dự án của công ty, tiến hành tháo dỡ lều bạt của một bộ phận người dân dựng lên.
Một số người dân có ruộng bị thu hồi đã tập trung lại, hai bên xảy ra xô xát và có 4 người dân ở xã Đại Thắng bị thương. Sau đó khoảng 30 phút, có một số người lạ mặt đi xe taxi đến khu vực dự án, gây áp lực với người dân.
Ông Nguyễn Văn Thạch – Trưởng công an huyện Tiên Lãng cho biết: Ngay khi vụ việc xảy ra, chính quyền địa phương và lực lượng công an đã kịp thời có mặt ổn định tình hình và giải tán đám đông, không để xảy ra hậu quả đáng tiếc.
4 người bị thương được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Việt- Tiệp cấp cứu kịp thời, hầu hết chỉ bị thương ở phần mềm.
Người bị thương nặng nhất là bà Lương Thị Dĩnh bị gạch ném vào đầu cũng đã được xử lý khâu vết thương, ổn định sức khỏe và xuất viện vào chiều qua.
Cũng trong chiều qua, UBND huyện Tiên Lãng đã yêu cầu ông Hà Như Nam, đại diện Công ty Hoa Thành đến UBND xã Đại Thắng để làm việc với lãnh đạo địa phương và người dân có diện tích đất bị thu hồi.
Video đang HOT
Bà Lương Thị Dĩnh bị các đối tượng lạ mặt ném gạch bị thương ở đầu
UBND TP Hải Phòng cũng đã chỉ đạo UBND huyện Tiên Lãng và các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra, báo cáo, làm rõ vụ việc để ổn định tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.
Trước đó, UBND TP Hải Phòng có quyết định thu hồi hơn 88.000m2 đất nông nghiệp của 123 hộ dân tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng để giao cho Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hoa Thành xây dựng công ty sản xuất giấy xuất khẩu từ năm 2004.
Giá đền bù kể cả tiền hỗ trợ hoa màu, hỗ trợ việc làm cho người dân có đất khu vực dự án là 23.700 đồng/m2. Hiện có hơn 100 hộ dân vẫn khiếu nại không bàn giao mặt bằng.
Theo 24h
Tranh chấp đất đai với cả em gái là vợ liệt sỹ
Nhiều lần bà Cầm đến đánh, chửi bới rồi đuổi bà Cải ra sống ở ngoài không cho ở căn nhà mẹ đẻ để lại.
Ngôi nhà của bà Cải đang bỏ không, không có nơi thờ tựa liệt sỹ Phạm Văn Có
Mới đây, PV nhận được đơn phản ánh của bà Nguyễn Thị Cải (SN 1941), là vợ của liệt sỹ Phạm Văn Có và em của bà Cải Là bà Nguyễn Thị Y đều trú tại Thôn 3 xã Quảng Hưng, TP Thanh Hoá. Bố mẹ bà lấy nhau và sinh được 4 chị e gái, lớn lên các chị của bà đều lập gia đình, bà là con út nên khi các chị đi lấy chồng hết bà đã ở nhà chăm sóc bố mẹ già. Mãi sau này bà xây dựng gia đình với ông Phạm Văn Có, được gia đình hai bên nội ngoại cùng 3 chị gái của bà và mẹ bà là bà Phạm Thị Le viết giấy yêu cầu anh Có ở lại nhà và trao toàn bộ tài sản cho vợ chồng bà, để vợ chồng bà Cải, anh Có phụng dưỡng mẹ già. Thời điểm đó các chị của bà Cải đã có gia đình nên cả nhà xem anh Có như con đẻ và làm giấy xác nhận là con đẻ của bà Le. Các giấy tờ đó được Hợp tác xã Hưng Thành xác nhận ngày 24/10/1961. Đến năm 1962 chồng bà là ông Phạm Văn Có lên đường đi chống Mỹ cứu nước, bà Le được hưởng mọi chế độ ưu tiên của một người con trai đi B là anh Phạm Văn Có.
Đến năm 1967 anh Có hi sinh. Trước khi hi sinh anh Phạm Văn Có đã có với bà Cải một đứa con gái là chị Phạm Thị Hải. Khi chồng bà hi sinh Đảng bộ và nhân dân xã Quảng Hưng đã xây cho bà một ngôi nhà ba gian lợp kè, xây xong UBND xã Quảng Hưng đã làm lễ truy điệu cho anh Có tại căn nhà mà lâu nay mẹ con bà và anh vẫn ở. Đến năm 1972 bà tái giá với người khác có tên là Nguyễn Văn Tính, trú tại xã Thiệu Vận, Thiệu Hoá, Thanh Hóa. Sau khi bà Cải xây dựng gia đình với ông Tính, bà Le cũng đã viết giấy nhận ông Tính như con trai của mình và đồng ý cho ông Tính ở lại để chăm sóc bà Le khi già yếu, và giấy này cũng được UBND xã Quảng Hưng xác nhận và đóng dấu.
Với những chứng cứ như trên, không hiểu tại sao đến nay bà Nguyễn Thị Cằm là chị thứ 3 của bà Cải đã nhiều lần đến đánh, chửi bới rồi đuổi bà Cải ra sống ở ngoài không cho ở căn nhà đó rồi nói "b à Cải đã lấy chồng thì phải theo chồng chứ không được ở căn nhà đó nữa". Vì thế, năm 1972 bà Cải lấy chồng khác và theo chồng đi định cư ở nơi khác. Trong thời gian đó bà Le được bà Cằm chăm sóc. Trước khi qua đời, bà Cằm đã ép mẹ điểm chỉ vào bản di chúc trong đó có đoạn giao căn nhà đó cho bà Cằm.
Vì bức bách không có nơi ở, hai vợ chồng bà Cải đã ra nhà văn hóa xã để ở nhờ. Thương cảnh bà vất vả sống tạm bợ, cán bộ và nhân dân xã Quảng Hưng đã dựng tạm một căn lền gần UBND xã rồi cho bà sinh sống. Căn nhà lụp xụp chỉ đủ kê một chiếc giường ngủ và không có nơi để thờ phụng chồng là liệt sỹ.
Mang câu chuyện khúc mắc của chị em bà Cải, đặc biệt là vấn đề tranh chấp đất đai dẫn đến việc thờ phụng liệt sỹ Phạm Văn Có không đến nơi đến chốn, ông Trần Văn Xuân, phó CTUBND xã Quảng Hưng cho hay: "Đối với sự việc nhà bà Cải, chúng tôi đã hoà giải rất nhiều lần song chị em bà vẫn tranh chấp với nhau về mảnh đất do mẹ của chị em các bà để lại. Nếu theo đúng luật thì xẽ giải quyết theo di chúc mà bà Le đã để lại cho bà Cằm, nhưng đến nay chúng tôi vẫn chưa giải quyết vì bà Cải vẫn còn đang kiện cáo về mảnh đất đó".
Đơn thư tố cáo của bà Cải
Khi hỏi là sự việc đã xảy ra trên địa bàn xã đã nhiều năm qua thì xã đã giải quyết bao nhiêu lần? thì ông PCT xã này đã không trả lời được.
Hỏi về hồ sơ của vụ việc thì được ông Xuân lấy ra bộ hồ sơ ra song khi kiểm tra thì không có bất cứ một văn bản hoà giải nào có tính pháp lý như ông Xuân nói trước đó, (tức là có dấu của UBND xã đóng).
Cũng liên quan đến vụ việc, khi hỏi về di chúc của bà Le để lại cho bà Cằm có sự chứng kiến của một ai đó có uy tín trong dòng họ hay đại diện làng xóm, hoặc chính quyền địa phương không? thì ông Xuân khẳng định ngay là "có chứ ", nhưng khi hỏi để xem di chúc đó thì lại không có tại ủy ban (kể cả bản sao). Lý do ông PCT xã này đưa ra là "Di chúc của họ chúng tôi giữ làm gì" ?.
Sau một hồi đối chất với PV, ông chủ tịch ủy ban xã là ông Nguyễn Văn Sướng, ngồi ngay bên cạnh đã phải cáu lên do cấp dưới của mình trả lời một cách cẩu thả với PV. Ông chủ tịch xã nói rằng "nếu có thì các anh nói có, nếu không thì nói không, chứ các anh nói lấp lửng lúc có, lúc không như thế ai mà biết thế nào". Sau hồi tranh cãi, ông Xuân đã giao cho một nhân viên đi lấy di chúc đó về để chứng minh thì anh cán bộ đã không lấy được cuốn di chúc đó.
Bà Cải đang trình bày sự việc với PV
Nếu làm theo cách trả lời của ông Phó chủ tịch xã này thì rõ ràng ở đây đã có sự bao che, vụ lợi của chính quyền sở tại trong việc làm di chúc của bà Cằm, vì khi điều tra thì được biết trước đó bà Le đã để lại di chúc cho bà Cải từ ngày bà Cải còn đang chăm cụ Le, nhưng đến cuối đời do vụ lợi và thấy mảnh đất đó có giá trị nên bà Cằm đã mang bà Le về nuôi, rồi lập nên một di chúc ép bà Le điểm chỉ vào đó nhằm chiếm đoạt mảnh đất. Bản di chúc được làm khi bà Le không tỉnh táo minh mẫn.
Rõ ràng việc tranh chấp đất đai của chị em bà Cải, Cằm ở đây đang có sự bao che, dung túng của chính quyền xã Quảng Hưng cũng như của TP Thanh Hóa nên đã để cho sự việc kéo dài nhiều năm nay, nên bà Cải vẫn tiếp tục đi khiếu kiện mà chính quyền sở tại vẫn không có cách giải quyết, khiến cho vong linh của liệt sỹ không nơi thờ tự một cách tử tế. Hơn thế nữa hậu quả khiến một người vợ của liệt sỹ không có nơi ăn ở đàng hoàng phải sống trong căn nhà lụp xụp, tồi tàn.
Trước việc làm trên của UBND xã Quảng Hưng mong rằng các cấp thẩm quyền sớm làm sáng tỏ sự việc tránh việc kiện cáo kéo dài gây mất trật tự xã hội, đảm bảo quyền lợi cho người có công.
Theo xahoi
"Cuộc chiến" con rể kiện mẹ vợ đầy cam go Người con rể lạnh lùng giành lấy phần thắng về mình trong vụ kiện, bất chấp cuộc đời bất hạnh và những giọt nước mắt đau xót của người mẹ vợ... Con rể kiện mẹ vợ Phiên tòa phúc thẩm nghị án thời gian dài để làm rõ một số tình tiết. Người con rể tức tối quay lưng rời phòng xử án....