Huyện Thường Xuân: Nhiều giải pháp thu hút đầu tư
Trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19, thời gian qua, huyện Thường Xuân đã có nhiều giải pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất vào địa bàn, góp phần tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Công nhân Công ty TNHH H&H Vina Green trong ca sản xuất.
Theo chân cán bộ Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Thường Xuân, chúng tôi đến thăm Công ty TNHH H&H Vina Green ở thị trấn Thường Xuân. Ông Lam Wing Ho, Tổng giám đốc công ty cho biết: Năm 2020, qua các kênh thông tin, công ty được biết huyện Thường Xuân đang có nhiều cơ chế thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh vào địa bàn huyện. Sau khi đi khảo sát, được sự chấp thuận của UBND huyện, công ty quyết định đầu tư xây dựng nhà máy dệt may xuất khẩu có diện tích gần 4 ha ở thôn Trung Chính, thị trấn Thường Xuân, với tổng giá trị đầu tư trên 600 tỷ đồng. Công ty được huyện hỗ trợ về mặt bằng, thủ tục hành chính, trạm hạ thế điện, công tác tuyển lao động, đào tạo nghề. Đến nay, công ty đã hoàn thành và đi vào hoạt động, tạo việc làm ổn định cho 1.200 lao động, với mức thu nhập trên 6 triệu đồng/người/tháng.
Sau 3 năm đi vào hoạt động, sản phẩm ván ép xuất khẩu của Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Thanh Hoa ở xã Luận Thành đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Anh Nguyễn Đình Hoàn, phụ trách nhà máy, cho biết: Nhận thấy trên địa bàn huyện dồi dào nguồn nguyên liệu gỗ và nguồn lao động để chế biến xuất khẩu. Được sự tạo điều kiện của huyện Thường Xuân về mặt bằng, thủ tục hành chính, năm 2018, công ty đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu ở xã Luận Thành trên diện tích 5 ha, với giá trị đầu tư gần 50 tỷ đồng, chuyên sản xuất các mặt hàng ván ép tinh xuất khẩu đi các nước Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc. Đến nay, nhà máy hoạt động sản xuất có hiệu quả, tạo việc làm thường xuyên cho gần 300 lao động tại địa phương, với mức thu nhập từ 5,5 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Về chiến lược lâu dài, công ty tiếp tục mở rộng sản xuất, đồng thời liên kết với người dân đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bền vững, tiến tới trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC.
Video đang HOT
Ông Vi Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân, cho biết: Nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, những năm gần đây, huyện Thường Xuân đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện. Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, huyện tập trung rà soát quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội toàn huyện; quy hoạch, định hướng vùng sản xuất hàng hóa. Giai đoạn 2016-2020, huyện đã huy động 3.621 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó, huyện có nhiều cơ chế, chính sách, tạo điều kiện về quỹ đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các cụm công nghiệp để các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các ngành nghề có lợi thế về nguồn nguyên liệu tại địa phương. Tập trung cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, thông thoáng. 5 năm qua, huyện đã thu hút được 34 dự án, với tổng mức đầu tư 4.416 tỷ đồng, trong đó có 9 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, toàn huyện có 115 doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, tạo việc làm cho gần 3.500 lao động nông thôn.
Thủ tướng yêu cầu hỗ trợ tối đa TP.HCM và một số tỉnh thành miền Nam
Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai một số biện pháp cấp bách hỗ trợ kịp thời TP.HCM và một số tỉnh, thành phố miền Nam phòng, chống dịch.
Công văn vừa được Văn phòng Chính phủ phát đi nêu rõ: Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, TP.HCM và một số tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam đã triển khai thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16.
Để hỗ trợ kịp thời TP.HCM và một số tỉnh, thành phố miền Nam triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân và duy trì các hoạt động kinh tế - xã hội cần thiết trên địa bàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận người lao động, người dân từ TP.HCM và các tỉnh, thành phố phía Nam trở về các địa phương và bảo đảm các quy định về phòng, chống dịch.
Thủ tướng lưu ý không để tình trạng phải chờ đợi, quy trình, thủ tục phức tạp, kéo dài, gây bức xúc cho người dân; có kế hoạch cụ thể bố trí chuyên chở, thực hiện các quy định về cách ly, phòng chống dịch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác theo tinh thần hỗ trợ tối đa, không gây khó khăn, phiền hà cho người lao động, người dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
Thủ tướng thăm Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Trụ, nơi được chuyển đổi thành Bệnh viện Dã chiến số 2 tại Long An, ngày 10/7. (Ảnh: Nhật Bắc)
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm nguồn hàng hóa, nhu yếu phẩm đầy đủ, dồi dào và vận chuyển kịp thời từ các địa phương đến TP.HCM để phục vụ đời sống của người dân, không để tình trạng thừa, thiếu cục bộ hoặc ứ đọng, không kịp thời vận chuyển, phân phối hàng hóa, nhu yếu phẩm đến nơi sử dụng và người dân.
Ngoài ra, các đơn vị cần bảo đảm các hoạt động giao thông vận tải thuận tiện, thông suốt giữa các địa phương và TP.HCM đối với các hàng hóa phục vụ cho các hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu cần thiết; đồng thời, bảo đảm kiểm soát dịch bệnh theo quy định.
Các bộ, ngành, địa phương rà soát, phân bổ kịp thời, ưu tiên các nguồn vaccine cho TP.HCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam để thực hiện tốt chiến dịch tiêm vaccine một cách khoa học, hợp lý, an toàn, hiệu quả và kịp thời cho các đối tượng theo quy định, trong đó lưu ý bổ sung đối tượng ưu tiên là những người lao động phục vụ trong các lĩnh vực vận tải, vận chuyển, phân phối các hàng hóa, nhu yếu phẩm giữa các địa phương và TP.HCM hoặc công nhân làm việc tại các doanh nghiệp tập trung, khu công nghiệp, cảng biển, các dịch vụ logistics quan trọng, thiết yếu và các đối tượng cần thiết khác theo yêu cầu thực tiễn phát sinh.
" Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, cấp bách trong bối cảnh hiện nay đối với TP.HCM, các tỉnh, thành phố phía Nam với vai trò, vị trí là trung tâm kinh tế lớn nhất, là đầu tàu kinh tế và là vùng kinh tế trọng điểm.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cấp, các ngành chia sẻ, hỗ trợ tối đa, ưu tiên nguồn vaccine và các trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đồng hành cùng TP.HCM, các tỉnh, thành phố phía Nam trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và bảo đảm ổn định đời sống của người dân, sớm đưa TP.HCM cùng các địa phương có dịch trên cả nước trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường" , công văn nêu.
Dịch COVID tiếp diễn phức tạp, kịch bản nào cho thị trường bất động sản? Theo các chuyên gia BĐS, kịch bản thị trường khởi sắc hay ảm đạm trong những tháng cuối năm phụ thuộc chủ yếu vào các biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ và các địa phương. Nhu cầu tìm mua BĐS vẫn tăng Theo nghiên cứu thị trường BĐS từ đầu năm đến nay của trang Batdongsan.com.vn công bố trực...