Huyền thoại vua voi Khunjunop
Nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng không còn nữa, các vua voi cũng lần lượt về với ông bà. Tuy nhiên, đến nay những hồi ức về vua voi Khunjunop được hậu duệ ông kể lại vẫn ly kỳ.
Vị tù trưởng hùng mạnh
Vào huyện Buôn Đôn, du khách thường đến thăm nghĩa địa của dòng họ vua voi. Cách tỉnh lộ 1 khoảng 500m, men theo con đường bê tông lối vào Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Yok Đôn là đến khu mộ.
Tại đây, ngoài dòng chữ về năm sinh năm mất khắc trên các bia mộ còn có ghi thêm “bản thành tích” săn voi của các gru (dũng sĩ săn voi rừng). Ở trung tâm nghĩa trang là mộ của vua voi Khunjunop và R’Leo K’Nul bề thế.
Tôi may mắn gặp Amí Phương, buôn trưởng Buôn Đôn (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk – cháu nội của vua voi R’leo, chắt ngoại vua voi Khunjunop).
Amí Phương bảo: “Mấy năm nay, kẻ xấu hay vào khu mộ trộm cắp các tượng chạm khắc hình chim công, mặt người nên gia đình đã đầu tư hơn 200 triệu đồng để xây tường bảo vệ”.
Theo Amí Phương, vua voi Khunjunop tên thật là Y Thu K’Nul, là người đã khai sinh Bản Đôn và có công lớn trong buổi đầu tạo lập nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng với trên 400 con.
Vợ chồng Amí Phương và bức ảnh vua voi
Thời bấy giờ, ông là tù trưởng hùng mạnh nhất trên đất Tây Nguyên, có rất nhiều của cải và tiền bạc.
Video đang HOT
Ông tập hợp những gru tài giỏi nhất Bản Đôn như R’leo, Y Keo, Ama Kông… Ông đầu tư tiền của cho các gru này vào rừng săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.
Với tài giao thương giỏi, quan hệ rộng, ông đưa hàng hóa, voi rừng săn được sang Lào, Thái Lan… trao đổi, buôn bán.
Trong đó, Thái Lan là nước ông đặt mối quan hệ làm ăn thân thiết nhất. Ông đã tặng cho vua Thái Lan một con bạch tượng và được phong tặng danh hiệu vua voi Khunjunop.
Tượng vua Khunjunop tại Thác Bảy Nhánh
Vua voi Khunjunop không chỉ giàu mà còn có uy. Ngay cả người Thái, người Pháp khi đến gặp ông đều phải chắp tay cúi chào từ chân cầu thang, lúc về cũng vậy nên ông còn được gọi là “Người tướng chào”.
Ông không cho phép buôn bán nô lệ hay bắt trai tráng đi lính cho Pháp, nếu không xin được thì ông dùng tiền để trao đổi.
Ngay cả việc người Pháp muốn lập đồn ở Bản Đôn, ông cũng không tán thành, tìm nhiều cách để ngăn cản.
Hàng đêm, ông cho thanh niên trong bản nấu nước sôi tưới vào các gốc cây, rau màu, làm cho cây chết khô rồi nói với họ là đất đai ở đây xấu lắm không lập đồn được.
Khunjunop tiền nhiều đến nỗi phải xây một kho riêng để đựng. “Trong thời kỳ chiến tranh chống phát xít Đức, người Pháp đã đến mượn tiền của ông để mua vũ khí, giữa hai bên có ghi giấy mượn tiền hẳn hoi. Các giấy này được ông bỏ ống lồ ô gác trên mái nhà, có lần buôn bị cháy, nhà ông cũng cháy theo nên giấy ghi nợ không còn. Không bị cháy, số tiền đó đến giờ mà đòi người Pháp trả có thể nuôi được người dân tỉnh Đắk Lắk cả năm!” – Amí Phương hóm hỉnh nói.
Nghề truyền thống không thể giữ
Theo lời kể, vua voi Khunjunop có “một mẹ, hai cha” – mẹ gốc Lào, cha ruột người M’Nông, cha nuôi người Lào. Ngay từ lúc mới sinh ra, ông đã được người dân tương truyền về huyền thoại là con thần linh chứ không phải người thường.
“Lúc mang thai vua voi, mẹ ông chuyển dạ 3 ngày 3 đêm nhưng không đẻ được. Đến khi nghe tiếng chuông ngựa reo bay quanh nhà thì vua voi mới được sinh ra. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, gan dạ nhất Bản. Có lần mẹ ông bị người ta bắt cóc đưa sang Campuchia nhốt trong hang đá, ông đã huy động người đi giải cứu về sau đó đưa cả gia đình về khu vực Thác Bảy Nhánh sinh sống (nay là khu du lịch Bản Đôn) lập buôn và đặt tên Bản Đôn. Khi giàu có, ông cấp đất, voi cho người dân làm ăn, phát triển kinh tế”, Amí Phương cho biết.
Hiện, gia đình Amí Phương còn lưu giữ một số kỷ vật về các vua voi. Trong đó có nhiều hình ảnh liên quan đến vua voi và chiếc ô bạc quí giá của vua để lại.
Theo bà, ô bạc là vật dùng để cúng cho voi, cầu thần linh trong các lễ cúng tế quan trọng. Đáng tiếc là nhiều vật quý như huy hiệu bằng vàng do vua Bảo Đại tặng, gậy vàng của vua Thái Lan… đều được chôn cất cùng vua voi Khunjunop.
Trong đời, Khujunop săn và nuôi dưỡng được ba con bạch tượng: một con tặng vua Thái, con Tặng vua Bảo Đại và một con tặng cho người Pháp.
Sau Khujunop, các vị vua kế cận như R’Leo K’Nul (săn và nuôi dưỡng hơn 300 con voi), Ama Kông (săn bắt 298 con)… đều tài năng và tiếng tăm lẫy lừng.
Theo 24h
"Kỹ nghệ" làm giả lông đuôi voi
Một cô chủ thân tình kể lại, những chiếc lông bày bán làm từ sừng trâu, sừng bò rồi gắn vào cái đuôi voi ấy để bán. Bán hết họ lại luồn lông mới vào rất dễ như trò chơi. Có những người chuyên dùng sừng trâu đem chẻ ra, chuốt rất tỉ mỉ như hệt lông đuôi voi để bán.
Hàng triệu lượt du khách đến Tây Nguyên, ai cũng muốn sở hữu một chiếc lông đuôi voi làm vật kỷ niệm. Đã có hàng triệu chiếc lông đuôi voi ra đi với khách nhưng trong đó không biết đâu là thật, đâu là lông đuôi voi giả...
Anh bạn tôi từ Hà Nội vào Tây Nguyên đề xuất phải đi Buôn Đôn, Đắk Lắk để được một lần cưỡi voi và mua một sợi lông đuôi voi về tặng bạn gái. Ở Gia Lai, Kon Tum hay nhiều bến cảng, sân bay... đều có bán nhẫn lông đuôi voi nhưng anh bạn tôi sợ giả nên phải đích thân đến xứ sở của voi để tìm mua thứ vật "thiêng" ấy. Sau khi cưỡi được voi Tây Nguyên, anh bạn lân la khắp các quày bán hàng lưu niệm để chọn mua lông đuôi voi, nhưng cuối cùng vẫn ưng ý nhất là điểm trưng bày một khúc đuôi voi bị chặt ở Buôn Đôn.
Cô bán hàng đưa cao khúc đuôi voi cho khách xem qua rồi nói: "Một sợi lông dài 300 ngàn, lông ngắn 200 ngàn đồng, anh lấy bao nhiêu em bấm cho". Tôi buột miệng cười vì cô bán hàng nói không rõ ràng nên anh bạn tôi ngớ người không hiểu. Sau những câu bông đùa, anh bạn rút tiền trong túi ra mua những sợi lông đuôi voi bày bán ở đây. Anh bạn bảo chủ quầy phải bấm chính những sợi lông đang dính trong chiếc đuôi voi kia mới chịu lấy. Anh bạn hí hửng trên đường về gọi điện cho bạn gái là chính tay mình đã mua được lông đuôi voi thật ở Buôn Đôn. Bên kia đầu dây điện thoại, giọng cô gái rất vui và thầm hy vọng, chiếc lông đuôi voi thật ở Buôn Đôn sẽ giúp tình mình có nhiều niềm tin và may mắn...
Một chú voi Buôn Đôn bị cắt trộm đuôi để lấy lông
Khách nhiều nơi về đây mua lông đuôi voi ở đây đắt như tôm tươi nhưng không hiểu sao năm sau trở lại Buôn Đôn, bạn tôi vẫn thấy chiếc đuôi voi ngày nào bày bán ở quầy hàng lưu niệm còn dày lông tua tủa. Cô bán hàng giải thích không phải chiếc đuôi cũ nhưng anh bạn thì quả quyết chính mắt tôi vẫn thấy như xưa không đổi. Cô bán hàng chiều khách nên bấm một sợi trong chiếc đuôi voi trưng bày ra bật lửa đốt. Mùi cháy bốc lên giống như lông đuôi voi chứ không phải bằng nhựa chảy ra. Cô chủ quày hàng tuyên bố quả quyết: "Đấy anh xem đi, lông đuôi voi thật này còn gì khác nữa!".
Để trả lời thắc mắc của người bạn, tôi phải mất nhiều thời gian đi thăm thú, tìm hiểu những kiểu mua bán hàng lưu niệm ở đây, nhất là mặt hàng lông đuôi voi. Từ trước đến giờ, nhiều người luôn nghi ngờ thực tế không có nhiều lông đuôi voi thực bày bán như vậy nhưng để kiểm chứng sự giả thật thì ít ai làm được, ngoài cách thí nghiệm thông thường là dùng lửa đốt để phân biệt loại lông voi với nhựa nhân tạo chứ không có cách nào khác. Một lần đi tham quan, tôi năn nỉ chú nài voi xin mua một sợi lông đuôi voi thật. Lúc đầu chú nài kiên quyết không chịu bấm lông đuôi voi sống để bán vì sợ có lỗi với "thần voi". Hơn nữa hầu như tất cả các chú voi còn sống ở Buôn Đôn không còn mấy sợi lông đuôi nữa. Chú nài giải thích, nếu bấm thêm một sợi lông đuôi voi còn sót lại cho tôi là ông voi đau lắm!
Tôi bảo với chú nài, mình không phải mua lông đuôi voi để chơi mà nghiên cứu khoa học; nghiên cứu làm thế nào cho lông đuôi voi nhổ rồi mọc ra nhanh... Muốn vậy phải có lông đuôi voi thật để nghiên cứu các chất của nó và từ đó làm sao cho voi ăn những thức ăn phù hợp để voi mọc lông đuôi thật nhanh. Anh nài voi nghĩ bụng thật vui, vì nếu tôi làm được điều đó thì anh nên chấp nhận hy sinh thêm một sợi lông đuôi voi cuối cùng của mình để đáp ứng điều mong ước của nhiều người. Sau một hồi suy nghĩ, nài voi bảo tôi lên lưng voi, đưa đi thật xa vào khu rừng vắng, không để ai nhìn thấy. Anh dỗ dành voi rất thân tình rồi nhanh tay bấm một sợi lông đuôi cuối cùng của chú voi nhà để bán cho tôi. Trên đường về anh nài voi dặn rất kỹ: "Ông không được nói với ai về chuyện này nhé!".
Cất thật kỹ chiếc lông đuôi voi trong ví, tôi quay về chỗ quầy hàng lưu niệm ở Buôn Đôn bảo cô chủ quầy lấy khúc đuôi voi trưng bày ở đây ra bán một sợi. Về nhà tôi châm lửa đốt 2 chiếc lông để so sánh thì thấy khác hẳn. Mùi cháy của lông đuôi voi thật rất đặc trưng, có vị thơm và tro trắng rất dễ tan như phấn, còn sợi lông đuôi voi giả bán ở quầy hàng lưu niệm lại mang mùi khét của loại sừng bò, sừng trâu...
Ít ngày sau, tôi đem câu chuyện này đi hỏi các chủ cửa hàng bán đồ lưu niệm, phần lớn họ đều thừa nhận chỉ biết mua lại để bán cho khách lấy lời chứ không biết chính xác loại lông này sản xuất ở đâu ra. Nhưng có một cô chủ thân tình kể lại, những chiếc lông bày bán đó làm từ sừng trâu, sừng bò rồi gắn vào cái đuôi voi ấy để bán. Bán hết họ lại luồn lông mới vào rất dễ như trò chơi. Cô bạn cho biết thêm, có những người chuyên dùng sừng trâu đem chẻ ra, chuốt rất tỉ mỉ như hệt lông đuôi voi để bán. Đến đây tôi mới vỡ òa vì khách bị lừa.
Con voi trong đời sống đồng bào Tây Nguyên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ngoài giá trị về vật chất, còn là con vật mang nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân bản địa. Chính sự gắn bó mật thiết giữa voi với đời sống văn hóa, sinh hoạt tinh thần của người dân Tây Nguyên nên lông đuôi voi cũng được xem là vật quý... Từ những cách giải thích kỳ diệu hư truyền trong dân gian về lông đuôi voi như đem lại sự may mắn, thủy chung, hay trừ "tà ma"... mà lông đuôi voi bỗng trở thành vật vô giá. Đặc biệt là với du khách đến với Tây Nguyên đều muốn sở hữu một chiếc lông đuôi voi để làm vật kỷ niệm và xem như sản vật quý của mình. Đáng tiếc là tính kỳ diệu của lông đuôi voi không phải như hư truyền và tính "thiêng" ấy cũng mất đi bởi phần lớn du khách mua phải lông đuôi voi giả...
Theo 24h
"Cuộc chiến" voi và người: Voi rừng đại náo Một đàn voi rừng khoảng 10 cá thể đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và liên tục quần phá hoa màu, tàn phá nhà cửa của người dân... Đã có người bị voi quật chết và đã có "ông voi" bị chết do bàn tay của con người. "Cuộc chiến" giữa voi và người ngày càng trở nên nghiêm trọng,...