Huyền thoại về tờ 100.000 USD
Tờ tiền này thực chất là chứng chỉ vàng, không được lưu thông, chỉ dùng để giao dịch giữa Bộ Tài chính và Cục Dự trữ liên bang Mỹ trong cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933.
Ý tưởng Chính phủ đúc đồng xu 1.000 tỷ USD để trả nợ đang gây xôn xao cả nước Mỹ. Nhiều người cho rằng việc này là hợp pháp và sẽ giải quyết được vấn đề trần nợ công. Trong khi đó, một số lại biện luận động thái trên có thể khiến lạm phát tăng rất cao.
Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên Mỹ có ý tưởng phát hành tiền mệnh giá cao để cứu vớt nền kinh tế. Trước đó, cường quốc số một thế giới này đã từng in tờ tiền 100.000 USD. Và cách đó đã thực sự giúp nước này thoát nạn.
Năm 1933, thế giới chìm trong cuộc Đại suy thoái với tốc độ giảm phát kỷ lục. Chỉ số giá các mặt hàng cơ bản tại Mỹ trượt dốc không phanh trong giai đoạn 1929 – 1933.
Tổng thống Mỹ thời đó là Franklin Delano Roosevelt đã kêu gọi người dân nộp lại toàn bộ vàng đang giữ cho Chính phủ. Kể cả tiền vàng, vàng thỏi hoặc chứng chỉ vàng.
Lý do là chẳng có ai mua đồ bằng tiền mặt nữa. Họ chuyển sang dùng vàng làm tài sản tích trữ an toàn.
Video đang HOT
Hoạt động tích trữ vàng và trao đổi hàng hóa cũng làm giảm lượng vốn chảy vào Chính phủ.
Người Mỹ đã đồng ý với đề nghị của Tổng thống. Tuy nhiên, việc này vẫn là chưa đủ…
…vì Tổng thống Roosevelt cũng chấp nhận cứu trợ các ngân hàng. Đây là tin tốt đối với người tiêu dùng, nhưng là tin xấu với việc kiểm soát tiền tệ.
Vì vậy, Roosevelt đã đề nghị Bộ Tài chính Mỹ tiếp nhận toàn bộ số vàng của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED).
Tác dụng của giải pháp này là một khi Chính phủ kiểm soát được tất cả lượng vàng, họ có thể thực hiện kế hoạch giảm giá đồng USD hiệu quả hơn và khiến kinh tế lạm phát trở lại.
Tuy nhiên, việc này cũng khiến FED không còn hoạt động độc lập được nữa.
Chủ tịch FED thời đó là Gene Black rất cảm thông với Chính phủ, nhưng cũng tỏ ra rất cảnh giác. Ông nói rằng quyết định là của Quốc hội. Trong ảnh là Gene Black (trái) và David Ben Gurion – Thủ tướng đầu tiên của Israel.
Quốc hội Mỹ tiếp nhận gói giải pháp vào tháng 1/1933. Thượng viện do Đảng Dân chủ chiếm đa số đã thông qua giải pháp này ngày 31/1/1933.
Đạo luật Dự trữ Vàng ra đời năm 1934, thiết lập tỷ lệ quy đổi liên bang của vàng ở 35 USD. Tuy nhiên, việc này chỉ phục vụ cho mục đích ngoại hối.
Đạo luật này cũng cho phép Bộ Tài chính in tiền để trả cho số vàng của FED.
Một trong số đó có mệnh giá 100.000 USD, in hình Woodrow Wilson – Tổng thống thứ 28 của Mỹ. Tờ tiền này chỉ được phát hành trong 3 tuần từ tháng 12/1934 đến tháng 1/1935. Tuy nhiên, nó không được phép lưu thông. Đây chỉ là chứng chỉ vàng, được giao dịch giữa Bộ Tài chính Mỹ và FED với tổng mệnh giá bằng giá trị số vàng của FED.
Các biện pháp của Chính phủ thực sự có hiệu quả khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ bắt đầu tăng từ đầu năm 1933, kéo nước này thoát khỏi cuộc Đại suy thoái.
Tháng 8/2010, Mỹ mở Hội chợ triển lãm tại Boston để trưng bày nhiều loại tiền tệ hiếm, trong đó có tờ 100.000 USD. Giá trị của chứng chỉ vàng này khi ấy ước tính là 1,6 triệu USD.
Theo VNE
Quân sự châu Âu đuối sức
Nếu các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục cắt giảm ngân sách quốc phòng như hiện nay, Liên minh này rất khó có thể trụ vững trong trường hợp xảy ra chiến sự lớn.
Dù cắt giảm ngân sách quốc phòng nhưng châu Âu vẫn đủ tiền đầu tư phát triển
những tàu chiến hiện đại như tàu Mistral này của Pháp
Đó là cảnh báo của Tổng tư lệnh quân đội Thụy Điển, tướng Sverker Goranson, được báo Le Monde (Thế giới) uy tín của Pháp dẫn lại trong số ra cuối tuần vừa qua. Theo viên tướng đứng đầu quân đội EU, trong trường hợp nổ ra chiến sự lớn, châu Âu không thể tồn tại nổi quá một tuần.
Lý do để tướng Goranson đi tới nhận định trên là các thành viên EU liên tục cắt giảm ngân sách quốc phòng, trong khi các cường quốc khác trên thế giới lại không ngừng gia tăng chi phí quân sự. Đồng tình với nhận định của tướng Goranson, tờ "Thế giới" cho biết, với ngân sách quốc phòng 633 tỷ USD cho tài khóa 2013 đã được Tổng thống Barack Obama phê chuẩn, Mỹ chiếm tới 46% tổng chi phí quân sự trên thế giới, tiếp theo là Trung Quốc và Nga, những quốc gia đã tăng khá mạnh đầu tư cho quốc phòng những năm gần đây để hiện đại hóa quân đội.
Tờ "Thế giới" tỏ ra chú ý đặc biệt tới sức mạnh quân sự đang gia tăng mạnh cùng với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc. Riêng năm 2012, Trung Quốc đã tăng mức đầu tư cho quốc phòng đến 11,2% GDP, tăng tới 2% so với mức 9,2% GDP của năm 2011, trong khi tỷ lệ này của EU chỉ chưa đến 2% GDP.
Tuy cả tướng Goranson và tờ "Thế giới" đều không đề cập nguyên nhân vì sao EU lại liên tục cắt giảm ngân sách quốc phòng những năm qua, song theo giới phân tích quân sự, có 2 nguyên nhân chính là EU ỷ lại vào "chiếc ô an ninh" của Mỹ và cắt giảm ngân sách chi tiêu công, trong đó có quốc phòng, để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công.
Chuyện châu Âu dựa dẫm, trông chờ vào Mỹ giúp đảm bảo an ninh của mình đã quá rõ. Tư duy và hành động này có từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai và kéo dài suốt mấy chục năm đó. Ngay cả khi chiến tranh lạnh đã qua đi từ lâu song châu Âu vẫn không từ bỏ tư duy đã trở thành "thâm căn cố đế". Một trong những biểu hiện cụ thể là không ít quốc gia ở "lục địa già" đang mời gọi Mỹ triển khai "tấm lá chắn tên lửa".
Cuộc khủng hoảng nợ công hoành hành càng khiến châu Âu có thêm lý do để cắt giảm ngân sách quốc phòng. Cụ thể như trường hợp Thụy Điển mà tờ "Thế giới" dẫn ra thì kể từ khi thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, trong khoảng 15 năm trở lại đây ngân sách chi cho quốc phòng của nước này đã bị cắt giảm đến 1/2.
Giảm đầu tư tất nhiên sẽ dẫn tới giảm sức mạnh chung của cả châu Âu, chứ không riêng gì quân sự. Tờ "Thế giới" chỉ rõ, việc cắt giảm mạnh ngân sách quốc phòng, không chỉ dẫn đến những tác động nghiêm trọng cho an ninh quốc gia, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp quốc phòng. Nguy hiểm hơn nữa là việc ngành công nghiệp quốc phòng suy yếu sẽ khiến châu Âu lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Như vậy, châu Âu sẽ mất dần tầm ảnh hưởng, mất việc làm và quyền tự chủ.
Cho dù tờ "Thế giới" lo ngại như vậy song nếu so với bình diện chung trên thế giới thì sức mạnh và tiềm lực quân sự của châu Âu, có thể chỉ sút kém nếu so với Mỹ và Nga, vẫn còn vượt trội với phần còn lại của thế giới.
Theo ANTD
Nhật triệu Đại sứ Trung Quốc vì quần đảo tranh chấp Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 8-1 đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo Trình Vĩnh Hoa tới để "phản đối kịch liệt" vụ các tàu công vụ Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki đã yêu cầu phía Trung Quốc không để...