Huyền thoại về băng cướp Cánh Buồm Đen
Hàng trăm năm, nạn cướp biển đã lộng hành trên vùng biển Tây ngoài khơi Hà Tiên, làm cho nơi này bị chết danh là “quần đảo Hải Tặc”. Đến đầu thế kỷ 20, cướp biển vẫn còn hoạt động ở đây với băng cướp lừng danh có tên Cánh Buồm Đen. Băng cướp này tan rã cũng đặt dấu chấm hết cho huyền thoại “hải tặc” trên biển Hà Tiên. Huyền thoại về băng cướp Cánh Buồm Đen đã đi vào văn học bởi ngòi bút của nhà văn Sơn Nam.
Cánh Buồm Đen – đời thực và trong văn học
Theo các tài liệu xưa, băng cướp Cánh Buồm Đen là nhóm hải tặc hoạt động mạnh nhất trên vùng biển Hà Tiên giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đến đầu thế kỷ 20, băng Cánh Buồm Đen gần như thống trị vùng biển này, thâu tóm hầu hết các băng cướp biển khác trong vùng. Khi đi “hành nghề”, băng cướp Cánh Buồm Đen không lén lút như những băng cướp khác mà đường hoàng trương trên cột buồm tàu hình cây chổi màu đen thật lớn, như muốn nói là sẵn sàng quét sạch các băng cướp khác và tàu bè qua lại!
Cũng là “ăn cướp”, nhưng băng cướp Cánh Buồm Đen được người đời nhắc tới với sự ngưỡng mộ chứ không miệt thị, khinh khi như đối với những bọn cướp khác, bởi băng cướp Cánh Buồm Đen chủ yếu hướng vào sự giàu có của những tàu buôn nước ngoài, chứ ít khi cướp bóc ngư dân đánh cá tại chỗ. Nhất là khi băng cướp Cánh Buồm Đen chọn các tàu buôn của Pháp làm đối tượng chính để tấn công, điều đó như đem lại chút an ủi cho nhiều người dân Nam bộ trong cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược. Thậm chí, một người vốn là đầu đảng của Cánh Buồm Đen đã tham gia kháng Pháp, được nhà văn Sơn Nam – người được xem là “nhà Nam bộ học” – viết thành truyện “Cánh Buồm Đen” từng làm say mê nhiều thế hệ độc giả ở miền Nam trước năm 1975.
Câu chuyện kể về chàng thanh niên tên Sáu Bộ thuở nhỏ đã bỏ nhà lên núi Cô Tô học đạo cứu đời, nhưng không đạo nào cầm chân anh được lâu dài. Học hết đạo Ớt, anh qua đạo Đất. Từ giã ông đạo Đất, anh đến thọ giới tại am cốc của ông đạo Nằm. Không thấy gì hứng thú với ông đạo Nằm, anh đi lang thang qua núi Dài để tìm “minh chủ”… Tình cờ, anh gặp một cao nhân vốn là nghĩa binh của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (người đốt cháy chiến hạm Esperance của Pháp và bị giặc Pháp chặt đầu tại Rạch Giá năm 1868).
Sau 5 năm được sư phụ truyền đạo và dạy võ nghệ, Sáu Bộ từ giã thầy xuống núi, mang theo cây roi trắc dài một thước tám. Với cây roi ấy và đường quyền Lưu Thủy, Sáu Bộ đổi tên thành Tư Hiền và đi hành hiệp ở vùng Hà Tiên. Tình cờ gặp một ghe buôn nhỏ bị đánh cướp, Tư Hiền đã ra tay nghĩa hiệp, một mình đánh cho bọn cướp biển Cánh Buồm Đen tan tác. Hành xử đúng luật giang hồ, chúa đảng cướp Cánh Buồm Đen đã nhường cho Tư Hiền làm đảng trưởng.
Dưới tay Tư Hiền, băng cướp Cánh Buồm Đen được chỉnh đốn lại, các bộ hạ ngày đem luyện tập võ nghệ tinh thông, cấm tuyệt không được xâm phạm tài sản của người chài lưới ở ven biển. Hai đối tượng đánh cướp không nương tay là tàu buôn của Tây và ghe buôn lậu Hải Nam. Một phương châm nữa của chúa đảng Tư Hiền là chỉ cướp của cải, chứ không giết người, không hãm hiếp phụ nữ.
Băng cướp Cánh Buồm Đen thời Tư Hiền đã khiến bọn Tây và ghe buôn lậu Hải Nam kinh hoàng bạt vía. Sau khi gây ra hàng loạt vụ cướp lừng danh trên biển Hà Tiên, Tư Hiền lỡ tay đánh chết một người. Bị dằn vặt bởi mặc cảm tội lỗi, Tư Hiền quyết giải nghệ, trở về sống lương thiện, sống bằng nghề câu cá và ẩn danh với cái tên Năm Lập. Băng cướp Cánh Buồm Đen tồn tại thêm một thời gian rồi cũng tan rã. Khoảng năm 1946, ông già Năm Lập cùng nhân dân tham gia đánh Pháp ở Hà Tiên. Đường roi Lưu Thủy ngày nào được ông truyền lại cho thế hệ con cháu đánh giặc cứu nước. Mấy năm sau, do tuổi cao sức yếu, ông Năm Lập đã chết tại vùng đất này, trước ngày thực dân Pháp bị đánh bại, phải rút khỏi nước ta.
Hậu nhân của đảng cướp Cánh Buồm Đen
Nhiều người tin rằng, “nghề” cướp biển trên biển Hà Tiên có tính cha truyền con nối, thế hệ này truyền cho thế hệ sau, kéo dài mấy trăm năm. Cho đến khi băng cướp Cánh Buồm Đen tan rã, đặt dấu chấm hết cho nạn hải tặc ở đây, hẳn có rất nhiều cướp biển hoàn lương, trở về sống ẩn dật đâu đó trên quần đảo Hải Tặc. Bà Nguyễn Thị G, nay đã gần 90 tuổi, là một trong những người cao tuổi cố cựu trên quần đảo Hải Tặc, chính là con gái của một hải tặc khét tiếng một thời. Bà G cho biết, cha bà là ông Nguyễn Thanh V, ngày xưa từng là thành viên của băng cướp Cánh Buồm Đen. Đó là chuyện của cả trăm năm trước, khi đó bà còn là đứa trẻ và không hề biết cha mình là cướp biển. Đến khi chị em bà khôn lớn, cha bà tuổi đã già, có lần ông kể về chuyện tình của ông và mẹ bà, từ đó mới hé lộ những câu chuyện một thời ngang dọc của ông thời trai trẻ.
Trong trí nhớ của bà G vẫn chưa phai mờ câu chuyện tình của cha mẹ bà: Khi đó, nhiều tàu thuyền ngang qua vùng biển Tây rất nể sợ một băng cướp biển có biểu tượng “cánh buồm đen”. Băng cướp này có địa bàn hoạt động rất rộng trên khắp vùng vịnh Thái Lan, chuyên đánh các tàu của thương buôn nước ngoài qua lại vùng biển này. Trong băng cướp Cánh Buồm Đen, ông V là người trẻ tuổi nhất, nhưng võ nghệ không thua kém ai. Ông cùng với các đồng đảng hàng ngày đi đánh cướp các tàu buôn nước ngoài ở biển khơi trong vùng biển Hà Tiên.
Video đang HOT
Vào những lúc sóng to gió lớn, tàu bè ít qua lại vùng biển Hà Tiên, ông V cùng băng Cánh Buồm Đen có khi sang tận lãnh hải của Thái Lan và những vùng biển xa hơn nữa để “làm ăn”. Trong một lần đi cướp xa như vậy, ông V đã đem lòng yêu một cô gái người Thái Lan. Sức mạnh của tình yêu đã khiến ông V thức tỉnh, ông quyết từ bỏ nghề cướp biển, lén trốn băng đảng đưa người yêu tìm về một bãi biển hoang vắng trên đảo Phú Quốc, cất một căn nhà nhỏ, sống ẩn dật.
Bà G được mẹ kể lại rằng, khi mới về định cư trên đảo Phú Quốc, có lần cha bà phải tái xuất giang hồ, giở lại món võ nghệ để đánh tan tác một nhóm côn đồ định ức hiếp người mới đến. Từ đó, chẳng có tên lưu manh nào dám bén mảng đến quấy rầy nơi ông sinh sống. Về già, ông V tìm về sống trên đảo Hòn Tre thuộc quần đảo Hải Tặc, trong một ngôi nhà nhỏ, cho đến ngày trút hơi thở cuối cùng ngay trên hoang đảo này.
Bà cũng cho biết, nhiều thành viên của băng cướp Cánh Buồm Đen lừng lẫy một thời, trước khi chết cũng tìm trở lại đảo Hải Tặc để sống những ngày tháng cuối đời và trút hơi thở cuối cùng tại đây. Anh chị em bà G được sinh ra và lớn lên tại đảo Phú Quốc. Khi chị em bà dựng vợ gả chồng hết thì cha bà tìm về quần đảo Hải Tặc sống những ngày tháng cuối đời. Thời đó đi lại khó khăn, vì vậy mà khi ông qua đời, không có anh chị em bà bên cạnh. Mãi đến năm 1956, vợ chồng bà G mới dong thuyền từ Phú Quốc về sinh sống trên đảo Hòn Tre.
Bà đã chọn bãi Bắc để cất nhà, vì từ đây có thể nhìn về cố hương đảo Phú Quốc, nơi bà đã gửi bao kỷ niệm buồn vui trong đời. Bà G cho biết, bà đã biết đến đảo Hòn Tre từ trước, trong những lần theo thuyền vào Hà Tiên mua sắm gạo, muối. Trên đường về đảo Phú Quốc, gặp sóng to, gió lớn đã vài lần ghé vào đảo Hòn Tre trú tạm. Khi đó nơi này vẫn còn là đảo hoang, chưa có bóng người. Khoảng năm 1955 – 1956 ở Phú Quốc bị quản thúc dữ quá nên vợ chồng bà dắt theo đứa con lớn chạy vào đây lánh nạn. Lúc ấy, trên bãi Bắc chỉ có vài căn nhà, còn cả đảo vài chục gia đình định cư.
Bà G nhớ lại: Khi biết bà là hậu nhân của băng cướp Cánh Buồm Đen, nhiều người xung quanh tỏ ra nghi ngờ mục đích tìm đến vùng đảo hoang của gia đình bà, cho rằng có liên quan đến kho tàng nào đó đã được cướp biển chôn giấu ở đây từ hàng trăm năm trước. Song, bà khẳng định, gia đình bà chỉ muốn tìm đến chốn yên bình để nương thân, sinh sống chứ không vì lý do nào cả. Bà muốn để quá khứ ngủ yên, tất cả rồi sẽ đi vào quên lãng và xem bà như bao nhiêu người dân khác trên quần đảo này.
Hồi bà G mới đến Hòn Tre, cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn, bao nhiêu nhu yếu phẩm đều phải vào Hà Tiên mua bán hoặc trao đổi. Ngày trước, chưa có ghe máy như bây giờ, muốn vào đất liền thì căng buồm, đợi gió nam rồi rời bến. Có khi mua được đồ rồi mà đi cả tuần lễ chưa về tới đảo Hòn Tre chỉ cách Hà Tiên 18 cây số, bởi vừa có gió thuận hướng đảo Hòn Tre, mọi người căng buồm vượt sóng, nhưng đi được nửa đường thì gió đổi chiều, bị đẩy ngược lại Hà Tiên, cứ như vậy đi năm bảy lần mới ra tới đảo.
Bà G có 8 người con, nhưng hiện chỉ có 1 người sống trên đảo Hòn Tre, một người đã chết, còn lại đều sống ở xa, có người ở lại Phú Quốc, có người sống ở nước ngoài. Các con bà G giờ cũng có người khá giả muốn đón bà về chung sống nhưng bà không đồng ý. Bà chỉ muốn ở lại nơi này để mỗi ngày được nghe biển hát và hương khói, trông coi mồ mả cho cha và chồng. Bà cũng thanh thản chờ đợi cái ngày được vĩnh viễn nằm lại trên trên hoang đảo giữa trùng khơi mang cái tên Hải Tặc.
Theo Tô Châu
Lao động
Cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc Việt Nam sau gần 100 năm bị nô dịch
"Thắng lợi Cách mạng tháng Tám là cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc Việt Nam sau gần 100 năm bị nô dịch dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật", GS. TS Phạm Hồng Tung- Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐH Quốc gia Hà Nội phân tích.
"Thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của trí tuệ, của tinh hoa - văn minh Việt Nam được kết tụ, vun bồi trong suốt hàng nghìn năm lịch sử và được nâng lên tầm cao thời đại trong đường lối cách mạng của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh"
Tại hội thảo Thủ đô Hà Nội truyền thống, nguồn lực, định hướng phát triển, GS. TS Phạm Hồng Tung - Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐH Quốc gia Hà Nội đã phân tích rõ tầm vóc, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội cách đây 70 năm (19/8/1945-19/8/2015).
Theo GS. TS Phạm Hồng Tung, 70 năm về trước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, toàn thể dân tộc ta đã nhất tề vùng lên tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng tháng Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc Việt Nam sau gần 100 năm bị nô dịch dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Biến cố "long trời lở đất" ấy cũng đánh dấu sự chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế đã tồn tại hàng chục thế kỷ trên đất nước ta, mở đường và chắp cánh để dân tộc ta bước vào một kỷ nguyên lịch sử mới.
"Thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của trí tuệ, của tinh hoa - văn minh Việt Nam được kết tụ, vun bồi trong suốt hàng nghìn năm lịch sử và được nâng lên tầm cao thời đại trong đường lối cách mạng của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh", GS. TS Phạm Hồng Tung đánh giá.
Theo GS. TS Phạm Hồng Tung thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945 là cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc Việt Nam sau gần 100 năm bị nô dịch
Bài viết của GS. TS Phạm Hồng Tung cũng chỉ rõ khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II đến hồi chung cuộc, phát xít Nhật đã lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam vào đêm 9/3/1945. Việc "hai quân cướp nước cắn xé nhau chí tử" đã tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng cách mạng phát triển nhanh chóng. Cao trào "kháng Nhật cứu quốc" dâng lên sục sôi, nhiều cuộc khởi nghĩa từng phần đã nổ ra và giành thắng lợi.
Ngày 4/6/1945, khu giải phóng ra đời gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một số vùng phụ cận. Chính quyền cách mạng đã bước đầu hình thành với "Thủ đô" ở Tân Trào. Toàn dân tộc Việt Nam cùng sục sôi ý chí quyết vùng lên giành lấy quyền tự chủ, tự định đoạt tương lai của chính mình.
Chỉ trong vòng hai tuần lễ, cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra và giành thắng lợi nhanh gọn, ít đổ máu trên phạm vi toàn quốc. Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn, kiếm cho đại diện chính quyền cách mạng. 14 giờ chiều ngày 2/9/1045, tại vườn hoa Ba Đình, Hà Nội diễn ra ngày hội non sông, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuyên bố với toàn dân Việt Nam và với thế giới rằng: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem hết tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy".
Trong quá trình Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong phạm vi toàn quốc, theo GS. TS Phạm Hồng Tung, cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội có tầm vóc và ý nghĩa rất đặc biệt. Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng chính thức tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Tin tức dội tới Hà Nội như một cơn địa chấn khổng lồ, làm cho quân Nhật hoang mang dao động, chính phủ bù nhìn lung lay đến tận gốc rễ. Trong khi đó các tầng lớp nhân dân đều sục sôi, sẵn sàng vùng lên tự mình nắm lấy vận mệnh dân tộc.
Thảm trạng đau thương của nạn đói năm Ất Dậu cùng những tin tức về đoàn quân tái chiếm thuộc địa của thực dân Pháp đang lăm le quay lại từ nhiều hướng càng làm cho bầu không khí ở Hà Nội và khắp cả nước thêm nóng bỏng. Một số đảng phái thân Nhật, như Đại Việt quốc xã, Đại Việt quốc dân đảng... cũng ra sức tranh thủ cơ hội, rắp tâm nhảy ra lợi dụng quần chúng để cướp chính quyền.
Tối ngày 14 và 15/8, Xứ ủy Bắc Kỳ đã họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông). Dù chưa nhận được chỉ thị từ Trung ương, nhưng khi phân tích kỹ tình hình, căn cứ vào Chỉ thị ngày 12/3/1945 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Xứ ủy cho rằng thời cơ đã tới và quyết định khởi nghĩa giành chính quyền ở 10 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Riêng đối với Hà Nội, Xứ ủy cho rằng việc khởi nghĩa cần phải cân nhắc kỹ, bởi ở đây tập trung tới hơn 10.000 quân Nhật. Vì vậy, Xứ ủy quyết định thành lập ngay Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội do Ủy viên thường vụ Xứ ủy Nguyễn Khang đứng đầu. Ủy ban có nhiệm vụ xúc tiến các điều kiện tiến tới lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội.
Thời điểm đó số quân Nhật ở Việt Nam lên đến trên 90.000 người, tuy có khủng hoảng tinh thần nhưng trước sau đây vẫn là đội quân có tính kỷ luật rất cao. Riêng ở Hà Nội số quân Nhật là hơn 10.000 người, trong khi đó, toàn bộ lực lượng vũ trang cách mạng của ta chỉ có 3 chi đội, tổng cộng khoảng 700 người, phần lớn được trang bị thô sơ, dù sục sôi tinh thần chiến đấu nhưng chưa có kinh nghiệm trận mạc.
Theo GS. TS Phạm Hồng Tung, sự chênh lệch quá lớn về lực lượng là vấn đề Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội băn khoăn nhất. Từ ngày 15 và suốt ngày 16/8, Ủy ban và Thành ủy liên tục họp bàn, nhưng chưa xác định đối sách tối ưu với quân Nhật.
Trước những băn khoăn đó thì nhận được tin Tổng hội công chức đang ra sức huy động quần chúng tổ chức một cuộc mít tinh lớn vào ngày 17/8 để ủng hộ nội các Trần Trọng Kim. Ngay lập tức, Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội đã quyết định chiếm diễn đàn, biến cuộc mít tinh của chúng thành cuộc mít tinh của ta, vừa tranh thủ tập hợp quần chúng, vừa kiểm tra thái độ và mức độ phản ứng của quân Nhật và chính quyền bù nhìn.
Ngày 19/8, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội đã diễn ra nhanh gọn, ít đổ máu, theo đúng kế hoạch của Thành ủy và Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội. Sau cuộc mít tinh khổng lồ ở quảng trường Nhà hát lớn, hơn 200.000 quần chúng dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội đã tỏa đi chiếm công sở, cơ quan trọng yếu. Chính phủ bù nhìn thân Nhật bị buộc phải đầu hàng nhanh chóng.
Tuy nhiên, cuộc đánh chiếm trại Bảo An binh diễn ra không thuận lợi. Khi lực lượng quần chúng do ông Nguyễn Quyết - Bí thư Thành ủy và Đoàn thanh niên xung phong dẫn đầu kéo đến tước vũ khí của đại đội Bảo An binh thì quân Nhật cho xe tăng và binh lính ra ngăn cản đòi tước vũ khí quân cách mạng và chiếm lại trại Bảo An binh.
Trước tình thế gay go đó, vận dụng kinh nghiệm đã có, Ủy ban Quận sự cách mạng và Thành ủy một mặt huy động thêm quần chúng phản đối quân Nhật can thiệp. Đồng thời, ta cử người đến Bộ Tổng tham mưu Nhật thương lượng. Cuối cùng, Bộ Tổng tham mưu Nhật nhượng bộ, rút xe tăng và lính về. Cuộc Tổng khởi nghĩa đã toàn thắng ở Thủ đô.
Ngay ngày hôm sau, chính quyền cách mạng được thành lập và ra mắt nhân dân. Trong không khí tưng bừng, phấn khởi, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Hà Nội khẩn trương ổn định tình hình, chuẩn bị để Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Việt Nam mới.
GS. TS Phạm Hồng Tung viết, cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến nhiều địa phương trong cả nước. Ngay trong đêm ngày 19/8, từ Dinh Khâm sai, Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội dùng điện thoại yêu cầu một số tỉnh trưởng ở Bắc Bộ ban giao chính quyền cho đại diện Việt Minh.
Làn sóng khởi Tổng khởi nghĩa lan nhanh trên cả nước. Ở Sài Gòn và nhiều tỉnh thành phố khác, đảng bộ và Mặt trận Việt Minh nhận được tin Hà Nội khởi nghĩa thành công đã nhanh chóng đi đến quyết định phát động quần chúng vùng lên giành chính quyền.
Quang Phong
Theo Dantri
Khám phá "địa ngục trần gian" khủng khiếp ở Sơn La Thực dân Pháp đã biến nhà tù Sơn La thành một địa ngục trần gian để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của người tù chính trị. Nằm trên đồi Khau Cả ở trung tâm TP Sơn La, nhà tù Sơn La là một trong những nhà tù khét tiếng nhất Việt Nam trong giai đoạn thuộc địa....