Huyền thoại tục giết “ma bắt trẻ con”
Cụ Mùi bảo: “Đến đứa thứ 5, thứ 6, thứ 7 lại chết lúc chập chững biết đi cũng chỉ vì những bệnh lặt vặt, dân bản bảo do con ma về bắt, nên tôi…”.
Trung tá Lê Đình Minh (Phòng Khoa học hình sự, Công an tỉnh Lai Châu) vẫn còn ám ảnh mạnh mẽ bởi vụ án cha xâm phạm tử thi con từ mấy năm trước ở xã Thèn Sin (Phong Thổ, Lai Châu). Sau vụ án đó, các ban ngành trong tỉnh luôn cảnh giác, tuyên truyền với thái độ vừa nhẹ nhàng, vừa nghiêm khắc, để nhân dân nhận thức rõ, loại bỏ hủ tục ra khỏi đời sống xã hội.
Mỗi năm trên địa bàn Lai Châu có hàng chục vụ án giết người liên quan đến hủ tục “ma gà”, “ma bùa”, “ma chài”… nhưng những vụ án liên quan đến hủ tục hành hạ xác chết trẻ con để giết chết “con ma”, thì đúng là ghê sợ. Những vụ án ấy là chứng cứ của một hủ tục ghê rợn, đã từng tồn tại hàng trăm, hàng ngàn năm trong một số cộng đồng người Giáy.
Kỳ 2: Gặp người bị nghi từng hành hạ xác con
Nhà anh Lương Văn Páo, trưởng bản Lùng Than nằm tít hút trên sườn núi Đoong Dặng Lứ. Hỏi về hủ tục kinh hãi của dân bản, anh Páo khẳng định: “Hủ tục đó không còn tồn tại nữa đâu nhà báo à. Sau khi hủ tục xa xưa ấy lặp lại ở nhà thằng Páo, chúng mình đã họp dân nhiều lần để tuyên truyền rồi. Đồng bào cũng đã nhận thức rõ, thấy hủ tục ấy là sai trái nên cam kết là sẽ không lặp lại nữa rồi”.
Hiện trường một vụ án liên quan đến hủ tục xâm phạm tử thi ở Lai Châu.
Cũng theo trưởng bản Lương Văn Páo, người biết rõ hủ tục này nhất là cụ Lù Văn Mùi, vì theo anh Páo, chính ông đã từng trực tiếp hành hạ xác một đứa con.
Vợ ông Mùi đẻ tổng cộng 11 lần, nhưng chỉ có 5 người con sống được. Theo anh Páo, khi đứa con thứ 6 chết, cả gia đình họp lại, thầy cúng cũng có mặt và họ khẳng định do “con ma” bắt đi, nên phải tiến hành hành hạ xác chết, mà nói thẳng ra là chặt xác con mình.
Theo lời đồn của dân bản, cũng chính vì làm điều ác đó mà ông Mùi bị quả báo nhiều lắm. Ông bà Mùi có mấy người con thì nghiện gần hết.
Hôm tôi lên bản, hai người con của ông còn đang ở trại vì tội buôn bán ma túy. Dâu, rể nhà ông cũng ngồi tù gần hết vì tội này.
Ông Lương Văn Páo – trưởng bản Lùng Than kể cho PV nghe hủ tục giết ma.
Nhà cụ Lù Văn Mùi nằm ngay dưới chân núi Đoong Dặng Lứ. Cụ Mùi năm nay 93 tuổi, còn vợ là cụ Lò Thị Lù 82 tuổi. Hai cụ sống lặng lẽ trong ngôi nhà tồi tàn. Đồ đạc trong nhà không có gì cả.
Cụ Mùi kể rằng, khi đứa con đầu mất, đứa sau mất tiếp thì chắc là do “con ma” bắt đi rồi. Nếu không làm theo đúng phong tục thì “con ma” cũng sẽ bắt mất đứa tiếp theo. Ngày xưa, cả bản này chỉ có 18 hộ, xung quanh toàn rừng già, hổ báo nhiều lắm. Đứa trẻ nào chết, sẽ thực hiện hủ tục. Hủ tục diễn ra vào ban đêm, hôm sau, sẽ không còn thấy xác nữa, vì thú sẽ về ăn hết ngay.
Video đang HOT
Người con đầu tiên của cụ Mùi sinh năm 1955, là trai. Nuôi được một tuổi thì chết. Con thứ hai là gái, đến 4 tuổi thì chết. Con thứ ba, chỉ được một tuổi đã chết. Cả ba người con đều chết vì duy nhất một bệnh là tiêu chảy. Cô con gái thứ tư thì sống, hiện đang là cán bộ của trạm y tế xã.
Cụ Mùi bảo: “Đến đứa thứ 5, thứ 6, thứ 7 lại chết lúc chập chững biết đi cũng chỉ vì những bệnh lặt vặt, dân bản bảo do con ma về bắt, nên tôi…”.
Nói đến đây cụ ngập ngừng không nói nữa. Hủ tục này gắn liền với họ từ hàng trăm, hàng ngàn năm nay, nhưng giờ nó đã lạc hậu, lại vi phạm pháp luật, nên họ không muốn nhắc lại. Có lẽ hai cụ muốn chôn chặt quá khứ khủng khiếp ấy trong lòng… Vậy nên, tôi cũng không dám hỏi gì thêm.
Vợ chồng cụ Mùi bị dân bản nghi từng thực hiện hủ tục “giết ma”.
Anh Lò Văn Chắn, Phó Công an xã Thèn Sin bảo: “Hủ tục chặt xác trẻ con là phong tục của người Củi Chu, đã có từ nhiều đời nay”.
Theo anh Chắn, những năm 80 của thế kỷ trước, hủ tục này vẫn diễn ra thường xuyên ở bản và bản thân anh cũng được chứng kiến rất nhiều.
Qua câu chuyện của anh Lò Văn Chắn và các cán bộ xã, tôi đã nảy sinh một thắc mắc mới, về một dân tộc lạ mà họ gọi là Củi Chu.
Theo các cán bộ xã, chính quyền coi họ là người Giáy, nhưng về thực chất, họ vẫn tự coi mình là người Củi Chu.
Ông Đèo Văn Khinh, cán bộ kiểm lâm, hiện đã nghỉ hưu, sống tại Thị xã Lai Châu khẳng định rằng, ông đã đi rừng rất nhiều, sống với đồng bào dân tộc mấy chục năm trời, nên ông nhận thấy rằng, người Củi Chu rất khác người Giáy.
Ông Đèo Văn Khinh kể rằng, chỉ những người Củi Chu mới thực hiện hủ tục “giết ma”.
Thuở xưa, dân tộc này gọi là Củi Chu, song từ 20 năm nay, một số vùng gọi là Pú Nà. Các nhà dân tộc học thì coi người Củi Chu là một nhánh của dân tộc Giáy.
Tuy nhiên, tính cách, tiếng nói, phong tục tập quán của người Giáy và người Củi Chu rất khác biệt. Chỉ có quần áo, các điệu hát là có nhiều nét giống nhau mà thôi.
Ngay trong bản Lùng Than, người Củi Chu vẫn coi họ là Củi Chu, còn người Giáy vẫn coi họ là người Giáy, không lẫn lộn với nhau. Chỉ có lúc khai lý lịch thì họ viết là “dân tộc Giáy” vì cán bộ xã yêu cầu như vậy. Có lẽ đây là một vấn đề mới cần sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học.
Cũng theo ông Đèo Văn Khinh và những người Giáy cao tuổi, tập tục hành hạ xác trẻ con chỉ diễn ra ở bộ phận người Củi Chu, hay còn gọi là Pú Nà mà thôi.
Ông Khinh bảo rằng, mấy chục năm về trước, ông từng chứng kiến rất nhiều cuộc hành hạ xác chết trẻ con của người Củi Chu diễn ra trong các bản làng sống trong rừng sâu thuộc các huyện Sìn Hồ, Tam Đường, Phong Thổ, Mường Tè. Họ coi việc này đơn giản như “làm ma”.
Khi người Kinh lên khai hoang, Đảng và Nhà nước đưa ánh sáng văn minh đến các bản làng thì tập tục này dần mai một. Tuy nhiên, tập tục này có thể vẫn chưa biến mất hoàn toàn, mà nó vẫn âm thầm diễn ra ở những bản làng hẻo lánh, không được tuyên truyền pháp luật nhiều, hoặc họ làm kín đáo nên các cơ quan pháp luật không phát hiện được.
Công an Lai Châu dựng lại hiện trường một vụ “giết ma” với dao và thớt.
Ngay cả người Thái, cách đây chừng 40 năm, khi trẻ con chết, trước khi lấp đất chôn, người ta dùng cuốc bổ vào tử thi với ý nghĩa để tiêu diệt con ma, không cho nó về hại người. Những năm gần đây, tập tục này biến mất hoàn toàn khỏi đời sống phong tục của người Thái.
Theo Chủ tịch xã Thèn Sin Nguyễn Văn Cận, từ ngày anh lên đây nhận công tác, năm 1984, phong tục hành hạ xác trẻ con diễn ra rất nhiều.
Tuy nhiên, các ban ngành trong tỉnh, huyện đã chỉ đạo ráo riết, thường xuyên phối hợp tiến hành tuyên truyền để loại bỏ nó khỏi đời sống bản làng.
Việc tuyên truyền đã đạt hiệu quả rõ rệt, bởi vài năm nay không có vụ hành xác trẻ con nào diễn ra nữa. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà chính quyền địa phương lơ là, bởi giữa núi rừng hoang thẳm, nơi nhận thức của đồng bào còn thấp, không biết chừng một ngày nào đó nó có thể bất ngờ sống dậy.
Theo VTC
Đau lòng hủ tục giết "ma" trong thi thể con mình
Mới đây, tôi đã giật mình đọc một bài báo, rằng ở vùng biên tỉnh Lào Cai, các chiến sĩ biên phòng đã phải ra sức tuyên truyền xóa bỏ một hủ tục đau lòng của đồng bào: Người cha chặt xác con mình thành nhiều mảnh, để giết chết "con ma", không cho "con ma" có thể trở về bắt con mình lần nữa. Trong tôi lại ùa về những ám ảnh mà tôi từng bắt gặp: Tục chặt xác giết "ma" ở một bản của người Giáy ở Lai Châu.
Chuyện này tôi gặp mấy năm trước, nhưng nó rùng rợn quá, ám ảnh quá. Mỗi lần định cầm bút, tôi lại ngại ngùng, nhưng không viết ra được, thì lại thấy như mình mắc nợ. Hủ tục này cần phải được xóa bỏ một cách triệt để, vĩnh viễn. Điều tôi muốn gửi gắm qua ngòi bút là như vậy.
Kỳ 1: Vụ án xâm phạm tử thi kinh hoàng
4 năm trước, tôi ngồi ở Công an tỉnh Lai Châu, trò chuyện với Trung tá Lê Đình Minh. Ông Minh vừa lần giở tập hồ sơ vừa kể: Xưa kia, ở một số bản người Giáy tồn tại quan niệm rằng, đứa trẻ khó nuôi thì đích thân người cha phải chặt xác con để hồn ma của đứa trẻ đã chết không trở về hãm hại đứa sau.
Hủ tục ghê sợ này có từ rất xa xưa, khi con người còn mê muội, tin vào ma quỷ. Nhờ sự tuyên truyền của chính quyền địa phương, hủ tục hãi hùng này tưởng như đã được loại bỏ khỏi thế thế giới hiện đại. Nhưng thực tế, đâu đó trong đại ngàn, nó vẫn âm ỉ tồn tại.
Trung tá Lê Đình Minh và hồ sơ vụ án xâm phạm tử thi kinh hoàng.
Trung tá Minh chuyển cho tôi đọc tập hồ sơ, xem những tấm ảnh. Thú thực, tôi hãi hùng, tôi xanh mặt, không dám chụp lại. Tôi không thể tin câu chuyện của thế giới u muội lại tồn tại ở thế kỷ này.
Đọc xong hồ sơ vụ án, tôi mượn chiếc Minsk của một chiến sĩ công an tỉnh, rồi nhằm hướng xã Thèn Sin (Phong Thổ). Con đường đá hộc lởm chởm, suối ngập nửa bánh xe cứ dài mãi, dốc mãi.
Cái bản Lùng Than, nơi hủ tục hãi hùng sống dậy, chìm trong mây mù. Đồng bào cặm cụi lên nương, lọ mọ trong những cánh rừng tăm tối.
Trưởng Công an xã Thèn Sin Nguyễn Văn Chung với khuôn mặt buồn bã nhớ lại vụ án. Anh là người miền xuôi, lên đây khai hoang, rồi làm công an xã, giành hết tâm huyết cho đồng bào, nhưng thay đổi được suy nghĩ thâm căn cố đế ngàn năm nay đâu phải đơn giản. Vụ án oái oăm ấy làm anh day dứt mãi.
Nơi diễn ra vụ xâm phạm tử thi là ngã ba bản Đông Phong.
Hôm đó, lúc tờ mờ sáng, hai cậu con anh Giàng A Sử, trên đường đi học trường nội trú cấp một ở huyện Tam Đường, đã nhìn thấy vật gì trăng trắng như nằm ngay vệ đường. Hai anh em tiến lại gần nhìn cho rõ, rồi bỗng hét toáng lên, khi thấy rõ ràng, đó là phần thi thể của một em bé. Hai anh em bỏ mặc phần thi thể ở đó co cẳng chạy đến lớp.
Trời tảng sáng, một ông "ba toe" (từ người Giáy chỉ dân buôn bán, đổ hàng) chở thịt lợn từ huyện vào xã Thèn Sin bán. Một ông tưởng ai đánh rơi miếng thịt ngay vệ đường, liền dừng xe nhặt.
Ông buôn thịt này rú lên kinh hãi khi nhận ra đó là một phần thi thể của đứa trẻ. Ông này chạy tá hỏa về xã Thèn Sin báo cho Trưởng Công an xã Nguyễn Văn Chung.
Ngay lập tức, anh Chung báo cho Công an huyện, rồi xuống địa bàn thu giữ tang chứng, vật chứng. Họ tìm thấy một chiếc thớt nghiến và con dao rựa sắc lẹm dính máu.
Con dao gây án.
Nhìn hai thứ đó, anh đau đớn khi biết rằng, hủ tục khủng khiếp xa xưa đã sống lại trong một dòng họ người Giáy. Ngay lập tức công an tỉnh và huyện vào cuộc.
Chẳng có gì khó khăn, công an xác định ngay được thủ phạm là Lèng Văn Ngoạn, trú tại bản Lùng Than. Nạn nhân chính là cháu Mừng, con đẻ của Ngoạn.
Ngoạn sinh được 2 người con thì cả 2 đều ốm nặng rồi qua đời. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của 2 đứa con, theo các y sĩ ở xã, đều do những bệnh thông thường như cảm, sốt, tiêu chảy.
Tại bản Lùng Than này, bị ốm người ta không đưa đi bệnh viện mà gọi thầy cúng đến đuổi "ma gà", "ma xó" trong người bệnh nhân. Khi đứa thứ nhất ốm chết, gia đình, dòng họ, bản làng của Ngoạn đã tin rằng do "con ma" bắt đi, do đó, khi đứa thứ hai ốm, mọi người gọi thầy mo đến cúng bái ghê lắm.
Lễ cúng diễn ra liên tục mà cháu bé Lèng Văn Mừng, 4 tháng tuổi, vẫn sốt miên man, ốm quặt quẹo.
Vợ Ngoạn kể với các đồng chí công an rằng, cháu Mừng vừa sốt vừa đi ngoài suốt một tháng. Chị cũng muốn đưa con đi bệnh viện chữa trị, nhưng phận con dâu tiếng nói không có trọng lượng, nên không quyết định được.
Các cán bộ khám nghiệm hiện trường nơi xâm phạm tử thi cháu Mừng.
Cháu bé ốm ròng một tháng thì mất. Cả họ họp lại bàn tán và khẳng định nguyên nhân cháu bé chết là do "ma" làm. Chính "con ma" hại con đầu của Ngoạn, đã tiếp tục trở về hại bé Mừng.
Các cụ già, thầy cúng đều gật gù khẳng định như vậy. Họ nói rằng, chỉ có cách giết "con ma" này thì nó mới không trở về bắt đứa nữa đi theo. Vậy là vụ án xâm phạm thi thể cháu bé, do chính người cha thực hiện đã diễn ra sau một lễ cúng kéo dài.
Phó Công an xã Thèn Sin Lò Văn Chắn, người Giáy chính cống kể tiếp: Lúc đó là 4h sáng. Đây là giờ mà dòng họ này đã xem kỹ. Dẫn đầu đoàn người Giáy mụ mị là mấy ông trưởng họ, ông nội bé Mừng, rồi đến Ngoạn và những người thân trong gia đình.
Một phần tử thi bị ném xuống suối.
Họ lặng lẽ đi trong đêm đến ngã ba đường (các cuộc hành hạ xác chết đều phải diễn ra ở ngã ba, ngã tư đường, để con ma không biết đường nào mà theo về), ngay dưới chân đồi chè thuộc bản Đông Phong, xã Thèn Sin.
Tại đây, Lèng Văn Ngoạn, cha cháu bé nói: "Mày lừa tao một lần, hai lần rồi, làm tao đẻ ra bao nhiêu cũng không được. Lần này tao sẽ đánh mày để mày không lừa tao được nữa. Đứa trẻ con, cái linh hồn này, mày cứ lộn vào nhà tao, mày lại không sống, mày lại cướp con tao, tao phải đánh cho mày không hại tao được nữa...".
Thế là Ngoạn vung dao... Xác cháu bé bị vứt vung vãi khắp nơi. Rồi mỗi người một đường chạy te tua về nhà. Họ cố gắng chạy thật nhanh, theo nhiều đường khác nhau để con ma không biết đường theo về.
Khi vụ án diễn ra, Lèng Văn Ngoạn đang là học sinh lớp 11 của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Lai Châu. Chàng trai người Giáy Lèng Văn Ngoạn lấy vợ khi mới 16 tuổi, cái tuổi mà nhận thức xã hội, đặc biệt ở vùng cao trong điều kiện kinh tế thiếu thốn, khó khăn nên còn nhiều hạn chế.
Đông đảo cán bộ và người tập trung tìm kiếm các phần thi thể của nạn nhân.
Tại cơ quan điều tra, vẻ mặt hiền lành, thật thà của Ngoạn khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng. Mặc dù được các điều tra viên giải thích cặn kẽ hành vi của Ngoạn là vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng Ngoạn vẫn chưa hiểu ra, vẫn khăng khăng rằng con của mình thì mình làm gì thì làm, hơn nữa nó đã chết, thì có xâm phạm thân thể nó cũng không có lỗi gì.
Rồi Ngoạn đã bị khởi tố hình sự, bị bắt tạm giam về hành vi xâm phạm thi thể người khác. Tuy nhiên, cuối cùng, Ngoạn lại được thả về. Ngoạn cũng chỉ là nạn nhân của một hủ tục ghê rợn có từ ngàn xưa.
Qua sự thuyết phục của các đồng chí công an, Ngoạn và những người trong gia đình, dòng họ, bản làng đã nhận thức rõ hành động như vậy là rất sai trái, vừa vi phạm nghiêm trọng đạo đức, lại vi phạm pháp luật.
Theo VTC
Lời xám hối của kẻ sát hại vợ rồi phân xác làm ba mảnh để phi tang Tôi vẫn còn nhớ rõ cảm giác khi lật từng trang hồ sơ vụ án Nguyễn Văn Tuyên giết vợ rồi chặt, tháo khớp và vứt tại ba địa điểm khác nhau nhằm phi tang. Lúc giở đến những bản ảnh hiện trường và tử thi, tôi bỗng thấy tức ngực, choáng váng và hai mắt mờ đi bởi không thể nghĩ rằng...