Huyền thoại thể hình nguy cơ mất khả năng đi lại sau 3 ca đại phẫu
Tượng đài của làng thể hình, Ronnie Coleman tuyên bố ông vẫn sẽ tập luyện chăm chỉ dù đang đứng trước nguy cơ không thể đi lại do đa chấn thương.
8 lần liên tiếp đăng quang giải thể hình thế giới Mr. Olympia khi chỉ mới 26 tuổi cùng những danh hiệu chất cao như núi, Ronnie Coleman xứng đáng được gọi là “huyền thoại sống” của làng thể hình thế giới.
Tuy nhiên, vì tập luyện quá nhiều, Ronnie Coleman đã đẩy cơ thể vượt quá giới hạn và giờ đây, ông đứng trước nguy cơ phải ngồi xe lăn trong phần đời còn lại.
Trong sự nghiệp của mình, Ronnie đã trải qua nhiều ca phẫu thuật, gần nhất 3 ca đại phẫu liên quan đến cột sống, đĩa đệm và hông. Tuy nhiên, VĐV sinh năm 1964 vẫn bất chấp tất cả. Ông vùi mình vào tập luyện với mục tiêu tăng kích thước cơ bắp nhiều nhất có thể.
Ronnie chưa thể đi lại sau 3 ca phẫu thuật liên tiếp.
Chia sẻ trên tạp chí thể hình Muscular Development từ giường bệnh, Coleman nghẹn ngào: “Khả năng tôi phải ngồi xe lăn là hoàn toàn có thể xảy ra, bởi cơ thể tôi đã chịu quá nhiều tổn thương sau những ca phẫu thuật”.
Bên cạnh đó, huyền thoại thể hình người Mỹ cũng tỏ ý trách móc vị bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật gần nhất cho ông: “Tôi nghĩ ông ta làm việc chỉ vì tiền. Nếu ông ta làm chuẩn hơn, tôi đã có thể đi lại từ lâu rồi”.
Video đang HOT
Theo Sportbible, những ca phẫu thuật đầu tiên tiêu tốn của Ronnie Coleman từ 300.000 USD đến 500.000 USD. Riêng 3 lần lên bàn mổ gần nhất, số tiền nhà cựu vô địch Mr. Olympia phải chi ra lên đến 2 triệu USD. Tuy nhiên, mọi chuyện chỉ dần xấu đi với Ronnie Coleman.
Bất chấp nguy cơ không thể đi lại, Ronnie cho biết không hề hối hận về cách sống và chế độ tập luyện của mình. Ông tuyên bố nếu có thể đi lại, ông sẽ tập luyện chăm chỉ hơn nữa.
Ronnie được bình chọn là VĐV sở hữu thể hình khủng nhất thế giới.
Thậm chí, vào năm 2016, khi Ronnie dính chấn thương phải ngồi xe lăn để chờ phẫu thuật, ông đã đến phòng gym để tập luyện buổi cuối trước khi lên bàn mổ.
“Nếu đây là lần cuối được tập luyện, tôi cũng không hối tiếc. Tôi có thể nói với mọi người rằng cuộc sống của tôi đã trọn vẹn, bởi tôi có thể làm những gì mình thích”, Ronnie chia sẻ trên trang cá nhân.
Theo zing.vn
Vỡ gan, vỡ ruột non, gẫy nhiều xương vì tai nạn khi sửa máy xúc
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vỡ gan, vỡ ruột non, vỡ cơ hoành gây thoát vị hoành trái, vỡ xương cánh chậu, gẫy xương sườn... do tai nạn lao động.
Ngày 10/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình cho biết đang điều trị cho bệnh nhân đang sửa máy xúc thì không may bị gầu máy ép chặt vào chiếc xe ô tô chấn thương nặng.
Ngay sau đó, anh H. được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình trong tình trạng nguy kịch: suy hô hấp, đau dữ dội vùng ngực và bụng.
Tại bệnh viện, bệnh nhân nhân được chẩn đoán đa chấn thương, vỡ gan, vỡ ruột non, vỡ cơ hoành gây thoát vị hoành trái, vỡ xương cánh chậu, gẫy xương sườn 7, 8, 9 bên trái, tụ máu sau phúc mạc, tiên lượng sức khỏe yếu.
Bác sĩ Hoàng Công Tình thăm khám cho bệnh nhân.
Nhận thấy đây là ca bệnh nặng, cần nhanh chóng cấp cứu để bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình gấp rút tiến hành hồi sức tích cực và xử lý các tổn thương cho người bệnh.
Bệnh nhân đã được các bác sĩ tại khoa Cấp cứu- Ngoại Tổng hợp- Gây mê xử trí rất kịp thời và chính xác.
TS.BS Hoàng Công Tình - Phụ trách khoa Hồi sức tích cực -Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình cho biết: "Trong một tuần đầu nhập viện, bệnh nhân luôn trong tình trạng nguy kịch, phải hồi sức tích cực, thở máy, chăm sóc toàn diện, nuôi ăn hoàn toàn qua đường truyền tĩnh mạch...
Mọi sự cố gắng của các thầy thuốc thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau và nỗ lực phi thường của bệnh nhân đã được đền đáp xứng đáng. Ngày 11/10, bệnh nhân chia tay khoa Hồi sức tích cực".
Sau 10 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân chia tay khoa Hồi sức tích cực
Về việc cấp cứu bệnh nhân do tai nạn, bác sĩ Tình khuyến cáo, với những tai nạn gây tổn thương các tạng trong cơ thể, tổn thương xương, đặc biệt là cột sống, nếu nạn nhân không được giảm đau, chống sốc, cố định xương, vận chuyển đúng cách, bệnh nhân sẽ thiệt mạng trước khi đến bệnh viện.
"Nên gọi điện đến các Trung tâm cấp cứu 115 để yêu cầu hỗ trợ xử trí ban đầu và vận chuyển bệnh nhân. Nếu bệnh nhân được di chuyển đúng cách, đúng thời điểm và cấp cứu kịp thời sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ thiệt mạng", bác sĩ Tình cho hay.
Theo giadinhmoi
Cấp cứu kịp thời cho 5 nạn nhân bị tai nạn tại Yên Nghĩa Có 5 bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông trong tình trạng đa chấn thương, trong đó có 3 bệnh nhân nặng được xử trí hồi sức tích cực. Nhận được thông tin vụ tai nạn giữa tàu hỏa - xe ô tô trên địa bàn xã Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội xảy ra chiều...