Huyền thoại thành phố ‘núi ngọc lam’

Theo dõi VGT trên

Đế chế Ghurid được xem là một trong những nền văn minh cổ đại ít nổi tiếng trên thế giới.

Tuy nhiên, trong nhiều thế hệ, thế lực này đã cai trị một vùng rộng lớn mà ngày nay là Afghanistan, vươn tới cả miền Bắc Ấn Độ.

Huyền thoại thành phố núi ngọc lam - Hình 1

Thành phố ‘ Núi ngọc lam’ theo tưởng tượng của các nhà sử học.

Từ thế kỷ thứ 10 cho đến khi bị sụp đổ vào năm 1215, họ đã xây dựng những công trình đồ sộ, đáng kể nhất là thành phố Firozkoh huyền thoại.

Thịnh vượng và suy tàn

Firozkoh được xem là kỳ quan của thời đại, một trong những thành phố vĩ đại nhất được xây dựng giữa những ngọn núi của Vương quốc Ghurid. “Firozkoh” theo tiếng Ba Tư có nghĩa là “núi ngọc lam” và đô thị rộng lớn này đã phát triển trong gần một thế kỷ như trung tâm văn hóa, tiêu biểu cho sự giàu có và sức mạnh của đế chế.

Được xây dựng ở khu vực Ghor, miền Trung Afghanistan, Firozkoh là nơi thích hợp cho những người Ghurid bán du mục, được xem là Thủ đô mùa hè của Vương quốc, cạnh tranh với thành phố lớn khác là Herat.Ngày nay, Herat là thành phố lớn thứ ba ở Afghanistan và còn lưu giữ nhiều kho tàng văn hóa, trong khi Firozkoh, từng được coi là tráng lệ, đã không để vết tích gì.

Thành phố “núi ngọc lam” đã không đứng vững sau sự sụp đổ của đế chế Ghurid vào năm 1215, và cuối cùng bị phá hủy hoàn toàn vào năm 1223, sau một cuộc bao vây bởi Đà Lôi (Tolui), con trai củaThành Cát Tư Hãn. Vào thời điểm đó, thành phố đã hơn 70 năm tuổi, từng thu hút mọi nguồn lực to lớn của đất nước trong việc xây dựng và phát triển.

Năm 1150, lãnh chúa của người Ghurid là Ala Al-Din Husayn lật đổ Vương quốc Ghaznavid và đốt cháy Thủ đô Ghazna của họ. Các ghi chép đã chỉ ra, có đến 60 nghìn người thiệt mạng trong cuộc tàn phá này, những người còn lại đều bị bắt làm nô lệ.

Theo nhà sử học và biên niên sử của Ghurid, Minhaj al-Siraj Juzjani, chính các nô lệ này bị buộc lao động cực nhọc, vận chuyển vật liệu cho việc xây dựng Firozkoh, máu của họ đã trộn lẫn với bùn đất để hình thành thành phố vĩ đại Firozkoh.

Video đang HOT

Trên thực tế, cho đến thời điểm đó, thành phố đã tồn tại được vài năm, ban đầu được thành lập vào năm 1146 bởi anh trai của Al-din Husayn, Qutb al-Din Muhammad. Nhiều vị vua của Ghurid sau đó cũng góp phần phát triển thành phố, giúp Firozkoh thịnh vượng trong suốt thời kỳ đế chế còn hùng mạnh.

Tuy nhiên, nhà nước Ghurid không tồn tại lâu dài và sự sụp đổ của nó có liên quan đến sự mâu thuẫn về tôn giáo. Năm 1199, Quốc vương Ghurid, Ghiyath al-Din, ra lệnh cho cả nước từ bỏ giáo phái Karramiyya của đạo Hồi để ủng hộ Luật Shafi’i. Quyết định này không được người dân thành phố tán thành, dẫn đến những bất ổn trong nước..

Đế chế Ghurid bắt đầu suy sụp sau cái chết của Ghiyath al-Din vào năm 1203 và người kế nhiệm là Muizz al-Dinvào năm 1206. Kẻ thù của Vương quốc lợi dụng tình hình này, tiến hành nhiều cuộc xâm lăng vào sâu trong lãnh thổ. Đến cuối năm 1215, thành phố “Núi ngọc lam” bị tấn công và chiếm đóng bởi Muhammad II của đế chế Khwarazmian láng giềng.

Khi người Khwarazmians bị đe dọa bởi các cuộc tấn công của quân Mông Cổ từ phía Đông, cư dân thành phố bắt đầu nổi dậy chống lại lực lượng chiếm đóng. Thế nhưng, sau khi người Khwarazmians bị đánh bại, Firozkoh đã bị quân Mông Cổ tấn công và bao vây vào năm 1220.

Tuy nhiên, thành phố “Núi ngọc lam” đã gặp may mắn, khi mùa Đông khắc nghiệt đến, lực lượng Mông Cổ buộc phải rút lui. Nhưng ba năm sau, vào năm 1223, họ quay trở lại với lực lượng hùng hậu hơn. Để tránh bị tàn sát, người Firozkoh buộc phải di tản đến thành phố láng giềng Herat.

Theo Minhaj al-Siraj Juzjani, người Mông Cổ không cần một thành phố quá xa đất nước của họ và cũng không thể để một thành trì to lớn như vậy cho kẻ thù tiềm năng nên họ đã san bằng Firozkoh, xóa hết các dấu tích.

Dấu tích còn lại

Huyền thoại thành phố núi ngọc lam - Hình 2

Tháp Jam được cho là di tích còn lại của thành phố Firozkoh huyền thoại.

Vị trí của Firozkoh hiện nay không ai rõ. Trong nhiều năm, các nhà sử học và khảo cổ ra sức tìm kiếm dấu vết của nó. Mới đây, họ tuyên bố đã phát hiện manh mối về nơi đã từng là thành phố “núi ngọc lam”.

Đó là Minaret of Jam (Tháp Jam), một tòa tháp ở vùng Shahrak thuộc tỉnh Ghor, Afghanistan, nằm sâu trong những ngọn núi khó tiếp cận.Nếu tính từ Herat, phải mất hai tuần đi bộ mới đến được nơi này,một khu vực tương đối yên bình, có tên là thung lũng Jam, hiện không có người sinh sống.

Minaret of Jam cao 60m nằm trên một đế hình bát giác và bao gồm bốn trục hình trụ, nhỏ dần khi lên cao. Tháp được làm bằng gạch nung và vữa vôi, với hai ban công bằng gỗ và một chiếc đèn lồng trên đỉnh. Mặt ngoài của nó được trang trí với các chi tiết tinh tế, hoàn toàn bằng những đường gạch màu ngọc lam.

Niên đại thực sự của tháp là không rõ ràng. Một dòng khắc ở trên cùng cho thấy thời điểm xây dựng tháp là vào năm 1194, còn một đoạn khắc khác có đề cập đến cái tên của vị vua Ghiyas ud-Din (1157 – 1202).

Người ta cho rằng, tháp được xây dựng với mục đích kỉ niệm chiến công của ông – đánh thắng đế chế Ghaznavid ở Delhi. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng vật lý cho thấy một tòa nhà lớn từng tồn tại bên cạnh tháp. Ở Trung Á, người ta thường xây dựng các tòa tháp đơn lẻ, đồ sộ như một dấu hiệu của quyền lực chính trị.

Tháp nằm lặng im nơi thung lũng hoang vắng trong nhiều thế kỷ và được tìm thấy vào năm 1886 bởi Sir Thomas Holdich. Sau đó, nó lại bị lãng quên, cho đến năm 1957 mới được phát hiện lại.

Minaret of Jam đã được tuyên bố là Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 2002. Nó hiện đang bị đe dọa bởi nước thấm từ hai con sông bên dưới, bị rung chuyển từ việc xây dựng đường sá gần đó, cùng các mối đe dọa từ các cuộc khai quật khảo cổ học bất hợp pháp.

Liệu Tháp Jam có thực sự là công trình kiến trúc còn sót lại của thành phố Firozkoh vĩ đại? Có lẽ phải chờ thêm bằng chứng mới trong các nghiên cứu của giới sử học và khảo cổ.

Theo Historicmysterious

Bà Rịa vang tiếng còi tầm

Hơn 45 năm qua, tiếng còi tầm đã gắn liền với người dân TP. Bà Rịa vào mỗi sáng, mỗi chiều và trở thành nét đẹp truyền thống đặc trưng giữa lòng đô thị trẻ.

Bà Rịa vang tiếng còi tầm - Hình 1

Tiếng còi tầm vang lên từ di tích Nhà tròn Bà Rịa mỗi ngày tạo nên nét đặc trưng cho thành phố này.

6 giờ 45 phút từ di tích nhà tròn Bà Rịa, tiếng còi tầm vang lên báo hiệu một ngày làm việc và học tập mới đã bắt đầu khắp những ngả đường chung quanh khu vực Nhà Tròn như Cách mạng Tháng Tám, 27/4, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi... đã nhộn nhịp người và phương tiện xe cộ qua lại.

Công chức nhanh chân bước đến nơi làm việc, người lao động vội vã mưu sinh, học sinh tung tăng đến trường... Bà Mai Thị Thìn (280 a/12, đường 27/4, phường Phước Hưng, TP. Bà Rịa) cho biết, gia đình bà sinh sống tại TP.Bà Rịa đã hơn 50 năm nay. Bà không nhớ rõ tiếng còi tầm có từ khi nào chỉ biết rằng khi bà chuyển nhà từ phường Long Toàn về đường 27/4 (phường Phước Hưng) gần khu Nhà Tròn Bà Rịa sống (gần 20 năm) thì tiếng còi tầm đã có rồi.

"Mỗi ngày tiếng còi tầm vang lên 4 lần, đầu giờ sáng, đầu giờ chiều và giờ tan sở. Thời còn trẻ, cứ đến giờ còi hụ là tôi lại xách xe đi làm. Giờ nghỉ hưu rồi, tiếng còi tầm vẫn vang lên quen thuộc khiến tôi lưu luyến nơi này, không muốn rời xa. Có lẽ, thanh âm quen thuộc đó chỉ Bà Rịa mới có", bà Thìn nói.

Bà Rịa vang tiếng còi tầm - Hình 2

6 loa gắn dưới mái Nhà tròn chính là nơi phát ra tiếng còi tầm.

Còn ông Bùi Hữu Hòa, một cán bộ TP.Bà Rịa về hưu cho biết: "Tiếng còi tầm quen thuộc trong mấy chục năm tôi sống và gắn bó với mảnh đất này. Mỗi khi nghe tiếng còi tầm là tôi biết được mấy giờ chứ không cần nhìn đồng hồ nữa".

Theo UBND phường Phước Hiệp, còi tầm có từ những năm 40 thế kỷ XX và gắn liền với di tích lịch sử Nhà Tròn Bà Rịa tại khu vực vòng xoay Cách mạng Tháng Tám - đường 27/4. Do ảnh hưởng của chiến tranh, một thời gian dài còi tầm không được sử dụng.

Năm 1976, còi tầm được UBND TX. Bà Rịa (nay là TP.Bà Rịa) khôi phục lại và sử dụng đến ngày nay. Những năm gần đây, UNBD TP.Bà Rịa giao cho UBND phường Phước Hiệp quản lý còi tầm. Theo đó, hằng ngày (trừ ngày nghỉ), buổi sáng vào lúc 6 giờ 45 phút, buổi trưa vào lúc 11 giờ 30 phút, buổi chiều là lúc 13 giờ 15 phút và 17 giờ 15 phút, tiếng còi tầm lại được gióng lên trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 giây để báo hiệu chuẩn bị bắt đầu hoặc kết thúc một ngày làm việc của người dân trên địa bàn thành phố.

Dịp Tết Nguyên đán, vào thời khắc giao thừa, 3 hồi còi tầm liên tục được gióng lên từ Nhà Tròn báo hiệu một năm mới đến, đồng thời nhằm tạo không khí vui tươi, phấn chấn cho người dân đón giao thừa, chào mừng năm mới.

Trên trang thông tin điện tử TP. Bà Rịa cho biết, còi tầm gắn liền với di tích lịch sử Nhà Tròn. Theo đó, đầu thế kỷ 20, Pháp tiến hành khai thác lập đồn điền cao su ở Bình Ba, xây dựng nhà thờ Bà Rịa năm 1890. Nhằm mục đích sử dụng cung cấp nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt, người Pháp đã cho xây dựng Nhà Tròn với tháp nước cao 20m, 8 trụ đứng, đường kính gần 8m, có 3 ống dẫn nước. Ngoài ra, dưới chân Nhà tròn có một nhà bát giác, cạnh dài 6m, cao 4m, bao quanh 8 trụ đứng Nhà tròn. Năm 1945 sau khi đảo chính Pháp, phát xít Nhật cho đặt một bộ hệ thống loa báo động gồm 6 cái bên dưới bồn nước. Đây chính là hệ thống phát tiếng còi tầm hiện nay. Ngày 1/5/1975 tại Nhà Tròn nhân dân TX.Bà Rịa tổ chức lễ kỷ niệm trọng đại thống nhất đất nước với sự chứng kiến của hơn 2 vạn chiến sĩ đồng bào. Cả thị xã tràn ngập cờ hoa rực rỡ nhân dân hân hoan đón chào ngày đất nước thu về một mối.

Mỗi tuần, UBND phường lại luân phiên phân công lực lượng thường trực để thực hiện các thao tác báo hiệu còi. Theo đó, đến giờ từ trụ sở UBND phường Phước Hiệp, cầu dao điện kéo lên, từ Nhà Tròn, tiếng còi tầm lại vang xa, tỏa rộng khắp các ngã đường, góc phố... Những nhà dân ở gần Nhà Tròn, chỉ cần ngồi trong nhà cũng có thể nghe được tiếng còi tầm vang lên. Mỗi lúc tiếng còi vang lên, ở khu vực Nhà Tròn, từng đàn chim én về đây làm tổ tạo thêm nét đẹp vừa thanh bình, vừa cổ kính ngay trong lòng TP. Bà Rịa.

Trải qua hơn một thế kỷ, Nhà Tròn vẫn giữ nguyên vẻ ban đầu như một nhân chứng của lịch sử. Nơi đây giờ đã trở thành điểm sinh hoạt của Đoàn thanh niên. Di tích không tách rời cuộc sống, cùng hòa hợp với sự chứng kiến từng bước trưởng thành tiến bộ của xã hội. Đặc biệt, với tiếng còi tầm vẫn vang lên giòng giã mỗi ngày như càng khẳng định sức sống tràn đầy của một thành phố, một đô thị hành chính năng động.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Báo quốc tế ngợi ca vẻ đẹp hùng vĩ của Cao Bằng
08:53:22 21/11/2024
Khám phá 4 resort tại Huế đang 'làm mưa làm gió' trên Traveloka
08:30:49 21/11/2024
Top những điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình
08:56:22 21/11/2024
Những góc chụp đẹp lung linh ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự
08:23:20 22/11/2024
Tham quan lăng tẩm vị Hoàng đế thứ 9 của triều Nguyễn
08:28:47 22/11/2024
Đà Lạt vào top điểm đến giá rẻ hàng đầu dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch
09:11:22 21/11/2024
Những hoạt động thú vị khi du lịch Hội An
06:56:17 22/11/2024
Đâu là điểm du lịch giá rẻ hàng đầu dịp cuối năm?
09:06:54 21/11/2024

Tin đang nóng

Bắt đối tượng tẩm xăng thiêu chết bố mẹ ở Hà Giang
14:38:34 22/11/2024
Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con
14:03:02 22/11/2024
Kiểm tra cặp của con sau khi đi học về, phụ huynh TP.HCM bàng hoàng phát hiện ra thứ bên trong: Sao lại có thể như thế?
15:33:19 22/11/2024
Cảnh tượng khiến "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất bị tố giả tạo
14:45:13 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024
Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng
14:05:58 22/11/2024
Lộ vóc dáng Yến Xuân khi mang bầu, một khoảnh khắc hé lộ luôn tình cảm của Đặng Văn Lâm dành cho vợ
13:14:17 22/11/2024
Ly hôn 20 năm, biết chồng cũ bị liệt, người vợ quay về làm điều cảm động
13:46:42 22/11/2024

Tin mới nhất

Về Thanh Hóa ngắm bình minh trên bãi Đông

14:42:32 22/11/2024
Bãi Đông nằm trên bán đảo Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sở hữu cảnh sắc còn khá hoang sơ. Vào lúc bình minh, bãi Đông như khoác lên mình vẻ đẹp khác lạ, thu hút du khách đến săn ảnh và check-in.

'Bỏ túi' những địa danh quyến rũ nhất Nha Trang

08:48:09 22/11/2024
Thành phố Nha Trang đẹp như một bức tuyệt tác của tự nhiên và con người với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng. Dưới đây là những địa danh quyến rũ nhất Nha Trang:

Nao lòng vẻ đẹp mùa hoa súng ở Khu du lịch Tam Cốc

08:43:13 22/11/2024
Lúc này cánh đồng hoa súng Tam Cốc đang vào độ đẹp nhất, du khách nên đi vào buổi sáng từ 7h - 10h để có những bức ảnh đáng nhớ.

Ngỡ ngàng Long Cốc mùa đẹp nhất trong năm

08:41:09 22/11/2024
Phú Thọ có một nơi được mệnh danh là thiên đường xanh ngát miền trung du - đó chính là đồi chè Long Cốc mang vẻ đẹp vừa thanh bình, vừa thơ mộng khiến bất kì ai cũng phải xao xuyến.

Khai thác đa dạng tiềm năng, tăng sức hút cho du lịch Cà Mau

08:36:38 22/11/2024
Ở cực Nam đất nước, Cà Mau có nhiều hệ sinh thái đặc trưng như rừng ngập mặn, rừng tràm trên đất ngập nước than bùn... thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Khám phá 5 địa điểm du lịch cố đô Huế hấp dẫn du khách

08:32:17 22/11/2024
Huế được biết đến là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời. Nơi đây có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn cùng nhiều món đặc sản ngon thu hút du khách.

Đắk Lắk: Sẽ làm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô

08:25:36 22/11/2024
Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô tổ chức Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô giai đoạn 2021-2030

Sau bão lũ, Cao Bằng vẫn đẹp mơ màng

08:15:54 22/11/2024
Có cảnh đẹp đa dạng với núi non trùng điệp, thác nước tuyệt đẹp và các hang động kỳ bí..., Cao Bằng thu hút nhiều du khách tìm về thưởng ngoạn vẻ đẹp hoang sơ của miền biên viễn.

Top khách sạn, resort hàng đầu ở Cát Bà được yêu thích trên Traveloka

08:09:57 22/11/2024
Bạn đang lên kế hoạch cho kỳ nghỉ tại thiên đường biển Cát Bà? Đừng bỏ lỡ danh sách 4 khách sạn và resort hàng đầu, nơi mang đến không gian nghỉ dưỡng đẳng cấp và trải nghiệm đáng nhớ trên Traveloka!

Những điểm du ngoạn cuối tuần không thể bỏ qua ở Khánh Hòa

08:07:52 22/11/2024
Đỉnh Hòn Bà, mũi cực Đông, suối Thạch Lâm,... chắc chắn là những địa điểm mà bạn không thể bỏ qua khi du ngoạn Khánh Hòa dịp cuối tuần.

Dừng chèo thuyền kayak trên đảo Cát Bà

08:05:02 22/11/2024
Theo UBND huyện Cát Hải (Hải Phòng), hoạt động chèo thuyền kayak trên quần đảo Cát Bà mang tính tự phát, chưa đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định an toàn cho du khách.

25 năm Hội An là Di sản Văn hóa thế giới: Dấu ấn di sản và hành trình bảo tồn

08:02:41 22/11/2024
Từ năm 2008 đến nay, hơn 400 di tích tại phố cổ Hội An đã được tu bổ với kinh phí vượt 150 tỷ đồng, bao gồm cả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và sự đóng góp của cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

1 phụ nữ suýt tử vong vì ngộ độc thuốc tê khi nhổ răng khôn

18:00:38 22/11/2024
Người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó chị M có đến một phòng khám nha tư nhân để nhổ răng khôn. Sau khi chích thuốc tê được 20 phút thì bệnh nhân cảm thấy rất mệt, tức ngực nên được chuyển đến Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc.

Lý do Nga sử dụng tên lửa IRBM đáp trả việc Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa

Thế giới

18:00:35 22/11/2024
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lớn hơn nhiều, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được thiết kế để tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn rất nhiều.

Bộ đôi APT. vừa xuất hiện đã náo loạn MAMA: Bruno Mars một mình một kiểu giữa rừng sao, Rosé nói gì mà vui thế?

Sao châu á

17:54:02 22/11/2024
Dù không đi thảm đỏ nhưng Bruno Mars - Rosé vẫn trở thành nhân vật nhận được nhiều sự chú ý nhất lễ trao giải MAMA 2024.

Hoa sữa về trong gió - Tập cuối: Ông Tùng gặp lại con trai bất hiếu

Phim việt

17:44:36 22/11/2024
Ông Tùng từ quê lên Hà Nội gấp và bất ngờ khi thấy con trai của mình đã chờ sẵn ở bến xe khách. Từ khi về quê ở, ông không còn liên lạc với con trai của mình nữa.

Bị cáo Trương Mỹ Lan nói về quan hệ với 'chúa đảo' Tuần Châu

Pháp luật

17:29:01 22/11/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết quan hệ làm ăn với Tập đoàn Tuần Châu Quảng Ninh của ông Đào Hồng Tuyển từ năm 2016, và hai bên đã có giao dịch mua bán cổ phần, dự án bất động sản.

Messi ảnh hưởng đến ghế nóng Inter Miami, Xavi có ý định từ chối

Sao thể thao

17:20:41 22/11/2024
Ghế nóng tại Inter Miami nhiều khả năng được quyết định bởi Messi khi các lựa chọn hàng đầu điều có liên hệ mật thiết với siêu sao Argentina

Sao Việt 22/11: Hoa hậu Ý Nhi về nước, Trương Ngọc Ánh hội ngộ chồng cũ

Sao việt

17:07:18 22/11/2024
Hoa hậu Ý Nhi về Việt Nam thăm gia đình, Trương Ngọc Ánh và Trần Bảo Sơn vui vẻ gặp gỡ trong tiệc sinh nhật con gái.

Không phải em út BTS, đây mới là người mà Rosé viết hẳn 1 ca khúc kể tội thao túng, chiếm hữu, tệ bạc?

Nhạc quốc tế

17:01:12 22/11/2024
Rosé thừa nhận nhân vật từng khiến cô trải qua mối quan hệ độc hại là nguồn cảm hứng rất lớn khi sáng tác những ca khúc cho album lần này khiến các fan càng thêm tò mò người này là ai

Chị Đẹp "máu chiến" nhất kiệt sức đến mức không còn muốn cạnh tranh

Tv show

16:52:12 22/11/2024
Từ Vòng solo đến Công diễn 1, giọng ca Em Không Là Duy Nhất thể hiện phong độ vượt trội với 2 màn trình diễn Mashup 3 Nàng và HOT.

Món ngon mùa Đông bổ, rẻ: Loại trứng nhỏ xíu chỉ hơn 1000k/quả nhưng bổ hơn trứng gà, ngày lạnh làm những món này ngon tuyệt lại dễ làm

Ẩm thực

16:41:44 22/11/2024
Ngày lạnh, bạn có thể tham khảo cách chế biến món ngon dưới đây, tạo nên các món ăn tốt cho bệnh mất ngủ hay quên, cao huyết áp...

Xôn xao bức tượng con hàu khổng lồ ở Quảng Ninh: Sự thật ngỡ ngàng

Netizen

16:01:28 22/11/2024
Mới đây trên MXH xuất hiện hình ảnh một bức tượng hình con hàu khổng lồ được đặt giữa phố với tiêu đề như: Biểu tượng của tỉnh Quảng Ninh .