Huyền thoại tennis nhận “gạch đá” khi tham gia thuyết âm mưu Covid-19
Marat Safin bị nhiều người chỉ trích vì tham gia hùa theo thuyết âm mưu về Covid-19.
Đại dịch Covid-19 đang khiến thế giới lao đao, nhưng có không ít người đã nghĩ ra những thuyết âm mưu để lý giải rằng đây là một sự kiện đã được lên kế hoạch trước vì một ý đồ không tốt nào đó. Mới đây, tay vợt huyền thoại người Nga Marat Safin đã gia nhập nhóm những người như vậy.
Ngôi sao tennis một thời Marat Safin
Trong một cuộc trò chuyện trực tuyến trên Instagram với một trang web thể thao tại Nga, Safin cho rằng tất cả những gì diễn ra vừa qua từ dịch Covid-19 thực chất là một âm mưu nhằm tiêm vắc-xin cho nhân loại. Và đó sẽ là một loại vắc-xin không hề đơn thuần.
“Vào năm 2015 Bill Gates đã nói sẽ có một đại dịch xảy ra và kẻ thù tiếp theo của nhân loại sẽ là virus chứ không phải vũ khí nguyên tử. Tôi không tin rằng ông ta là một nhà tiên tri hay có khả năng ngoại cảm, có khi ông ta biết điều gì sắp xảy ra vì chính ông ta có bàn tay trong đó”, Safin nói.
“Vì sao mạng 5G xuất hiện đúng thời điểm gần đây? Vì virus sẽ khiến loài người hoảng loạn, vắc-xin sẽ được giới thiệu và khi ta tiêm vắc-xin cũng là ta đã bị kẻ khác gắn những con chip siêu vi vào trong cơ thể. Chúng ta sẽ bị giám sát và mọi thứ đều bị phơi bày lên mạng Internet”.
Safin thậm chí còn đi xa hơn nữa khi cho rằng những kế hoạch này đến từ những kẻ có quyền lực còn lớn hơn cả các nguyên thủ hàng đầu thế giới. “Tôi nghĩ có những kẻ còn mạnh hơn cả các tổng thống, những quyền lực bóng tối đã kiểm soát tài chính thế giới và muốn điều khiển xã hội loài người theo ý mình. Họ là ai đây, gia tộc Rothchilds hay các tay trùm ngân hàng khác?”, Safin bình luận.
Video đang HOT
Những bình luận của Safin được một số đồng tình, nhưng không ít người khác chê cười. Không chỉ vẽ ra một thuyết âm mưu, Safin còn bị chỉ trích vì tư tưởng bài Do Thái do lấy nhà Rothchilds làm ví dụ. Gia tộc này từng sở hữu khối tài sản lớn nhất thế giới trong thế kỷ XIX và do đó thường xuyên bị gán vào các thuyết âm mưu rằng họ kiểm soát tài chính toàn cầu và thao túng chính phủ các nước lớn.
Q.D
Federer & năm 2004 huyền diệu: "Đếm cúp" mỏi tay, lên ngay số 1
2004 là một trong những mùa giải thành công nhất của Roger Federer khi lập cú "hat-trick" Grand Slam, gặt hái vô số danh hiệu cùng những kỷ lục đáng ngưỡng mộ.
Mỗi khi nhìn lại sự nghiệp đỉnh cao của Roger Fererer, người hâm mộ chắc chắn không thể quên mùa giải 2004 "thần thánh". Đây vẫn được xem là một trong những mùa giải "Tàu tốc hành" thi đấu thành công nhất, khởi đầu giai đoạn hơn 4 năm thống trị gần như tuyệt đối làng quần vợt.
Mùa 2004 khởi đầu cho giai đoạn thống trị tuyệt đối làng quần vợt của Federer
Federer bước vào Australian Open với tư cách hạt giống số 2, xuất sắc đánh bại người bạn thân Marat Safin ở trận chung kết (7-6, 6-4, 6-2). Grand Slam thứ 2 trong sự nghiệp cũng chính thức đưa anh lên vị trí số 1 ATP (2/2/2004) và duy trì suốt 237 tuần liên tiếp (đến ngày 18/8/2008).
Tiếp đà thăng hoa, Federer liên tiếp đăng quang tại Dubai Tennis Championships (thắng Feliciano López ở chung kết với tỷ số 2-1) và Miami (Tim Henman: 2-0). Đến mùa giải đất nện, anh khuất phục Guillermo Coria (4-6,6-4,6-2,6-3) để vô địch Hamburg Masters, qua đó chấm dứt chuỗi 31 chiến thắng liên tiếp trên mặt sân này của đàn anh.
Mùa giải sân cỏ, Federer dễ dàng bảo vệ chức vô địch Halle mà không thua bất kì set nào (thắng Mardy Fish 2-0 ở chung kết), đồng thời trở thành người đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch Wimbledon kể từ Pete Sampras năm 2000. Giải đấu diễn ra tại Anh quốc chứng kiến "Tàu tốc hành" thẳng tiến tới chung kết gặp Andy Roddick (chỉ thua 1 set cả giải) và thắng 4-6,7-5,7-6, 6-4.
Vinh quang đến tới tấp với Federer sau đó, từ ATP 500 Gstaad, Canada Masters, chức vô địch US Open đầu tiên (thắng Lleyton Hewitt 6-0, 7-6, 6-0 ở chung kết) và Tennis Masters Cup - giải đấu dành cho 8 tay vợt mạnh nhất năm. Lleyton Hewitt tiếp tục trở thành bại tướng của "Tàu tốc hành" trong trận chung kết (thua 3-6, 2-6).
Tuy nhiên, những thất bại ở Rotterdam, Roland Garros hay Olympic khiến mùa giải của Federer kém phần lung linh. Đáng chú ý, 2004 cũng đánh dấu lần đầu tiên Federer đối đầu đại kình địch Rafael Nadal. Kết quả Nadal - khi đó mới 18 tuổi, xếp hạng 34 thế giới bất ngờ giành chiến thắng 6-3, 6-3 tại vòng 3 Miami Masters.
Chung cuộc, Federer khép lại mùa giải "trong mơ" với thành tích 74 thắng - 6 bại, đoạt 11 danh hiệu, bao gồm 3 Grand Slam, trở thành tay vợt đầu tiên đoạt 3/4 Grand Slam kể từ Mats Wilander năm 1988. Anh không thua bất kỳ tay vợt nào thuộc top 10 ATP và thắng toàn bộ 11 trận chung kết đã tham dự.
Lần đầu tiên trong Kỷ nguyên mở, làng quần vợt mới chứng kiến một người giành ít nhất 3 Grand Slam và vô địch ATP Finals cùng năm. Tính đến nay, chỉ Novak Djokovic làm được điều tương tự (2015), trong khi Federer lặp lại chiến tích của chính mình tới 2 lần (2006, 2007).
Federer và mùa giải 2004 "thần thánh"
- Thành tích: 74 thắng - 6 bại
- Chuỗi trận thắng dài nhất: 23.
- Danh hiệu:
Grand Slam (3): Australian Open, Wimbledon, US Open.
ATP 500 (1): Dubai Tennis Championships
Masters 1000 (3): Indian Wells, Hamburg, Canada
ATP 250 (3): Halle, Gstaad, Bangkok
Tennis Masters Cup (ATP Finals)
Đỗ Anh
Bebe Rexha thông báo sẽ thực hiện phát sóng trực tiếp cùng TXT, fanboy Soobin chính thức được gặp thần tượng Nữ ca sĩ đình đám người Mỹ Bebe Rexha bất ngờ thông báo sẽ gặp gỡ TXT thông qua một buổi trò chuyện trực tuyến. Runaway MV - TXT Mới đây, người hâm mộ của TXT vô cùng bất ngờ khi thấy tên thần tượng xuất hiện trên twitter chính thức của nữ ca sĩ đình đám người Mỹ Bebe Rexha. Cụ thể,...