Huyền thoại phần mía ngọn
Dưới bầu trời mưa luôn có người vui và có người buồn.
Mùa hạ năm nay mưa nhiều. Dưới bầu trời mưa luôn có người vui và có người buồn. Người vui vì trời đỡ oi hơn, không khí lành lại sau cơn mưa dông chiều. Người buồn vì gánh tào phớ lướt thướt, hi vọng tan dần trong làn mưa. Người vui vì khoai sắn mọc nhanh như thổi trên đồi, người buồn vì nước mắt rơi trên những đồng muối hoà theo hạt mưa rơi. Có chú nhóc hoan hỉ mút chè ế đựng trong những túi ni lông, như không hay biết có hai đứa em gái bán chè chiều nay chạy mưa, về sớm, đang ngồi thút thít trong góc nhà mình.
Cuộc đời này luôn có vui có buồn, như cái áo luôn có mặt trái, mặt phải. Làm sao như chiếc áo may cho trẻ con, mặt phải rất đẹp nhưng mặt trái cũng được may rất tinh tế, khéo léo, để làn da trẻ con nhạy cảm không đau khi tiếp xúc những đường gân áo (Vì thế mả quần áo trẻ con ở nước ngoài luôn đắt hơn quần áo người lớn)? Làm sao để niềm vui của người này không là nỗi buồn của người kia? Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng? Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống? Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn, nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau, đừng để những con kênh thành kênh nước đen, đừng để những dòng sông thành sông chết? Làm sao để sân golf mang niềm vui cho người cầm gậy nhưng không mang nỗi buồn cho người cầm cuốc cầm cày? Làm sao cho 18 lỗ, 32 lỗ không thể không lấp đầy bởi nỗi lo của người nông dân mất đất?
Niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc mình mặc ai kia khổ sở. Tôi có đọc một truyện ngắn của Tổng Thư kí tòa soạn Sinh Viên Việt Nam – Hoa Học Trò mang tên Huyền thoại phần mía ngọn. Câu chuyện trả lời câu hỏi khi nào em lớn? Câu trả lời khi nào em biết nhận phần mía ngọn, đề phần mía gốc cho người khác. Ấy là khi em lớn, vịt con xấu xí sẽ biến thành thiên nga.
Không ai muốn làm người xấu xí. Có phải vì thế mà ngày mùa, người dân nghèo quê tôi có thể sống ấm bằng nghề mót lúa. Có phải vì thế mà mỗi khi thu hoạch khoai lang, mẹ tôi để lại nhiều củ khoai nhỏ không vặt hết, để rồi chiều tối có đám trẻ con làng bên qua vặt lại. Nhưng đứa trẻ con sau cơn mưa, cứ nhìn những chồi non nhú lên ruộng khoai là biết ngay dưới lớp đất mỏng có những củ khoai sót mẹ tôi có tình để lại. Có phải vì thế mà truyện cố tích nói rằng chỉ nên may túi 3 gang không là túi 7 gang?
Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng trí tuệ. Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình.
Video đang HOT
Theo Guu
4 khó khăn trong hôn nhân
Đối với bất kỳ ai đang suy tính tiến tới hôn nhân, luôn tâm niệm và nỗ lực hết mình để xây dựng được một gia đình hạnh phúc là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, điều không thể tránh khỏi là luôn có những khó khăn cứ chực chờ nổi lên đánh tan hy vọng và ước muốn của bạn.
ảnh minh họa
Cách đây hơn 2500 năm, dưới cái nhìn thông tuệ, Đức Phật đã dạy chúng ta cách luôn tỉnh giác để đối mặt với những tình huống bất ngờ xảy ra trong đời sống gia đình.
Bốn đức tính hay nguyên tắc cần tỉnh giác để cân bằng đó là: Tính trung thực (Sacca), tự kiềm chế (Dama), tính kham nhẫn (Khanti) và lòng hy sinh (Caga). Khi thiếu bất kỳ nguyên tắc nào trong bốn nguyên tắc này, xung đột hay bất hòa sẽ khởi lên va tạo ra những khó khăn sau đây:
1. Không tin tưởng lẫn nhau
Không tin tưởng lẫn nhau là điều không những chỉ xảy ra giữa vợ chồng với nhau mà còn xảy ra giữa con cái hay giữa cha mẹ và con cái với nhau nữa, đâu đó lóe lên nhiều khía cạnh nghi ngờ và bất hòa với người khác.
Một vài tình huống do ghen tuông tạo ra, một số do bất bình đẳng, do lừa dối và do thiếu trách nhiệm. Bất luận phát xuất từ nguồn gốc nghi ngờ nào, chúng đều rất tai hại đối với cuộc sống gia đình.
2. Trì trệ
Tình trạng trì trệ khởi lên do thiếu tự kiềm chế (Dama). Thường thì vợ hoặc chồng cố gắng hết sức hoàn thiện bản thân mình, trong khi đó người còn lại hoặc các thành viên khác lại thấy khó khăn.
Khó khăn này xảy ra do việc thích nghi trước những tình huống gay gắt trong cuộc sống là không giống nhau, những thành viên nào bị bỏ lại đàng sau từ chối thích ứng với những thay đổi hay những đổi mới.
Họ trở nên suy yếu và tiếp tục thực hiện những gì họ đã quen làm, họ không thể thay đổi để kịp thích nghi và kéo theo những người khác cũng bị trì trệ như họ.
3. Vô cảm hay thiếu quan tâm
Trong xã hội hiện đại, các bậc cha mẹ ngày càng trở nên quá thờ ơ, lãnh đạm với việc nuôi dạy con cái và các cặp vợ chồng ngày càng thiếu quan tâm nhau, không tạo được tương quan trong việc duy trì mối quan hệ vợ chồng.
Sự hời hợt hiện diện trong gia đình đã làm cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn, không ai quan tâm ai. Điều này dễ dẫn chúng ta đến chỗ tạo ra một thế hệ "muốn làm gì thì làm", "ai sao cũng được", chẳng có quy tắc và thiếu trách nhiệm trong hành vi của mình.
4. Ích kỷ
Sống trong một môi trường mà ở đó mọi người luôn phải có trách nhiệm chia sẻ thời giờ, của cải, niềm tin, trách nhiệm với nhau hàng ngày hàng buổi quả là rất khó khăn.
Tính ích kỷ khiến cho điều đó trở nên quá phức tạp và chứa đầy thách thức đối với chúng ta. Tuy nhiên, trong quan hệ hôn nhân, nếu thiếu đi quan tâm, chia sẻ giữa các thành viên, hoặc có những cảm nghĩ như bị mất mát, thua thiệt, bị lệ thuộc hay một điều gì khác.
Chúng ta luôn muốn thu vén cho mình là trung tâm, muốn sở hữu mọi thứ nhưng đồng thời lại phải chia sẻ mọi thứ với các thành viên, điều đó làm bạn khó chịu, thấy không quen, thế là bạn không thể tiếp tục bước đi trên con đường hôn nhân vốn ít đất bằng mà lắm gai chông này nữa.
Theo SKGĐ
Dấu hiệu những ông chồng sớm muộn gì cũng bỏ vợ Sai lầm của những ông chồng đã từng ly dị là cho rằng mình chỉ phải lo tài chính, mọi việc khác vợ tự làm. Một người chồng vô cảm, sẽ chỉ là vấn đề thời gian để họ phải đối diện với tờ đơn ly hôn từ vợ. (Ảnh minh họa) Mỗi cuộc hôn nhân đều khác nhau và có cả trăm...