Huyền thoại “Đất phương Nam” sẽ có phiên bản điện ảnh, do đạo diễn Dũng “khùng” sản xuất
Thông tin về phim điện ảnh có tên “Đất rừng phương Nam” đang khiến những người hâm mộ điện ảnh quan tâm, đặc biệt là khán giả yêu mến phim truyền hình “Đất phương Nam”.
Mới đây, thông tin về một phim điện ảnh có tên Đất rừng phương Nam vừa được đăng tải khiến một số người trong nghề xôn xao.
Vì sự xuất hiện của đạo diễn Dũng “khùng” (ngoài cùng bên trái, hàng dưới) trong hình nên nhiều người đang nghĩ rằng anh là đạo diễn
Liên lạc với đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, anh cho biết mình sẽ đảm nhận vị trí trong Đất rừng phương Nam. Hiện bộ phim vẫn chưa công bố thời gian bấm máy, công chiếu cũng như các thông tin liên quan về đạo diễn hay diễn viên.
Những người trong nghề như đạo diễn Phan Gia Nhật Linh và đạo diễn Cascadeur Nguyễn Tuấn Anh (phim “Găng tay đỏ”) cũng bày tỏ sự háo hức khi dự án này được khởi động
Đất rừng phương Nam là tên quyển tiểu thuyết văn học nổi tiếng của nhà văn Đoàn Giỏi viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ. Sách được phát hành lần đầu năm 1957 và được tái bản thường xuyên đến tận bây giờ.
Năm 1997, sách từng được chuyển thể thành phim truyền hình do TFS sản xuất với tên Đất phương Nam và nhận được sự quan tâm, yêu mến nhiệt liệt của khán giả trong một thời gian dài khi phim được phát đi phát lại trên truyền hình. Đến tận bây giờ, Đất phương Nam vẫn là một trong những phim truyền hình kinh điển của người Việt cần phải ít nhất một lần xem qua. Những thằng An, thằng Cò ngày nào cũng trở thành những nhân vật biểu tượng gắn liền với kí ức phát triển của phim Việt.
Ca khúc nhạc nền của phim cũng trở thành “huyền thoại”
Theo Trí Thức Trẻ
Đạo diễn Dũng 'khùng' giải bài toán khó tái hiện Đà Lạt 50 năm trước như thế nào?
"Tháng năm rực rỡ' tiếp tục tung clip hậu trường thứ hai với những câu chuyện thú vị về thiết kế mỹ thuật của phim, cho thấy nỗ lực của ê kip trong việc tái hiện hình ảnh Đà Lạt thập niên 70.
Hậu trường "Tháng năm rực rỡ"
Tái hiện lại thập niên 70 là một trong những thử thách lớn nhất của ekip Tháng năm rực rỡ. Với sự tìm hiểu kỹ lưỡng cùng rất nhiều công sức của cả êkip, một không gian vừa "gắn liền với một giai đoạn lịch sử của Việt Nam", vừa gần gũi thân quen với tuổi trẻ của mỗi người đã được xây dựng lại sống động và tinh tế từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất.
Clip hậu trường cho thấy sự kỳ công của đoàn phim trong việc trau chuốt phần thiết kế mỹ thuật trong từng cảnh quay. Những tấm biển hiệu quảng cáo "Sữa đậu nành cô Năm", "Bách hoá tổng hợp Hồng Đào" hay "Café Baly Paris"... được vẽ lại hoàn toàn bằng tay theo đúng như những tấm hình chụp thời xưa.
Nhà sản xuất vất vả, tỉ mỉ xây dựng hậu trường phim.
Một điểm nhấn đặc biệt của bối cảnh Đà Lạt xưa trong Tháng năm rực rỡ chính là khu nhà hát Hòa Bình. Đoàn phim Tháng năm rực rỡ đã dựng lại toàn bộ khu Hòa Bình trong phim trường ở Sài Gòn rồi kết hợp với kỹ thuật CGI trong giai đoạn hậu kỳ để quay một đại cảnh quan trọng của phim. Chắc chắn khán giả xem phim sẽ vô cùng thích thú và ấn tượng bởi bối cảnh Đà Lạt quen thuộc trong Tháng năm rực rỡ.
Đoàn phim dựng lại khu nhà hát Hòa Bình tại phim trường và kết hợp với CGI hậu kỳ để tái hiện địa danh nổi tiếng này một cách chân thực nhất.
Một trong những yếu tố "rực rỡ" nhất của Tháng năm rực rỡ chính là phục trang, đặc biệt là thời trang tuổi 16 của các cô gái Ngựa Hoang. Tiếp thu tinh thần và cái đẹp những năm 70, phục trang của những nữ sinh tuổi 16 trong Tháng năm rực rỡ vừa mang phong cách "quê mùa" đặc trưng cách đây vài chục năm, nhưng vẫn vô cùng ấn tượng bởi màu sắc tươi trẻ.
Trang phục của nhóm Ngựa Hoang cũng là một bài toán khó.
Với mỗi hình mẫu nhân vật khác nhau, ekip đều kỳ công chuẩn bị những bộ trang phục phù hợp với tính cách của từng người: người điệu đà, người dễ thương, người tinh nghịch, người mạnh mẽ, người thì "quê một cục"... Phục trang cũng hỗ trợ các diễn viên rất nhiều trong việc hoá thân và đến gần hơn với cảm xúc của nhân vật. Trên hết, tất cả những phục trang ấy đều mang những màu sắc tươi sáng, trẻ trung để tạo nên tinh thần của một tuổi trẻ rực rỡ và mơ mộng cho nhóm nữ quái Ngựa Hoang nói riêng và những người trẻ trong phim nói chung.
Mỗi cô gái có một cá tính khác biệt lên trang phục sẽ dựa theo đó để thiết kế riêng.
Thậm chí khi mặc đồng phục cũng toát lên cảm giác khác nhau.
Theo Infonet
Dũng "khùng" chịu chơi, dựng lại cả khu Hòa Bình ở Đà Lạt thập niên 70 để quay cảnh biến loạn Đạo diễn Dũng "khùng" vừa chia sẻ về lý do vì sao anh chọn Đà Lạt làm bối cảnh chính cho phim "Tháng năm rực rỡ" cũng như cảnh quay biến loạn phải phục dựng lại cả một khu Hòa Bình những năm 1974-1975. Tháng năm rực rỡ tiếp tục tung clip hậu trường thứ hai với những câu chuyện thú vị về...