Huyền thoại đặc công nước kể 5-6 tiếng ngụp lặn mang pháo giải phóng Sài Gòn

Theo dõi VGT trên

Chiến sĩ đặc công nước huyền thoại Nguyễn Đức Thọ kể giờ khắc ông và đồng đội lặn 5-6 tiếng đồng hồ mang pháo và thuốc nổ để giải phóng Sài Gòn.

Trầm mình dưới nước nhiều giờ

Một ngày cuối tháng 4, theo chỉ dẫn chúng tôi đến UBND phường 4 (quận 8, TP.HCM) tìm gặp Trung úy Nguyễn Đức Thọ, cựu sĩ quan đặc công thuộc Lữ đoàn Đặc công Biệt động 316, người từng khiến quân thù khiếp sợ khi đánh chiếm, bảo vệ cầu Rạch Chiếc để Quân đoàn 4 tiến vào giải phóng Sài Gòn.

Đến bãi gửi xe của UBND phường, gặp bác bảo vệ có vẻ ngoài giản dị, chất phác, chúng tôi hỏi về nhân vật “bí ẩn” đang nóng lòng muốn gặp. Tay cầm tập vé xe, bác bảo vệ tròn mắt hoài nghi: “Tôi là Nguyễn Đức Thọ đây, ở đây chỉ có mỗi tôi tên này”. Nói rồi, ông cười lớn, tiếng cười rất hào sảng.

Chúng tôi chợt hiểu, đây chính là người sĩ quan đặc công lẫy lừng, người bắn phát súng B40 đầu tiên mở màn trận đánh cầu Rạch Chiếc năm xưa.

Ông cho biết, cả tuổi trẻ của mình, ông hiến dâng cho cách mạng. Khi bước vào tuổi xế chiều, ông thầm lặng gắn bó với công việc bảo vệ UBND phường đến nay đã 28 năm.

Lật từng trang sổ tay cá nhân, ông như sống lại những năm tháng hào hùng. Giọng nói, ánh mắt ông thay đổi nhanh chóng, không còn là bác bảo vệ giản dị, chất phác mà bỗng trở thành người lính sục sôi tinh thần chiến đấu.

Người cựu binh năm xưa hào hứng khi kể cho chúng tôi về những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Khuôn mặt ông rạng rỡ, và đôi mắt ánh lên những tia sáng tự hào.

Theo ông Thọ, đầu năm 1975, tình hình chiến sự rất cam go, địch bủa vây rộng khắp. Các khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Bộ Tư lệnh đã đánh chiếm. Chiến trường Đông Nam Bộ cũng đã rục rịch chuẩn bị. Lữ đoàn Đặc công Biệt động 316 của ông được giao nhiệm vụ đánh Bộ Tư lệnh Hải quân địch.

Huyền thoại đặc công nước kể 5-6 tiếng ngụp lặn mang pháo giải phóng Sài Gòn - Hình 1

Trung úy Nguyễn Đức Thọ (65 tuổi, quê Thanh Hoá), cựu sĩ quan đặc công thuộc Lữ đoàn Đặc công Biệt động 316.

Tháng 4/1975, sau khi thất bại tại Xuân Lộc (Đồng Nai), địch co cụm về Sài Gòn tử thủ. Lúc bấy giờ, cầu Rạch Chiếc là một trong 4 cụm phòng ngự trọng yếu của địch trên tuyến xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa (Đồng Nai), được chính quyền Sài Gòn tăng cường hàng nghìn quân lính cùng nhiều vũ khí hiện đại canh giữ.

“Không chỉ là canh giữ, lúc đó chính quyền Sài Gòn thậm chí sẵn sàng đánh sập để ngăn quân ta tiến vào Sài Gòn. Bởi, cầu Rạch Chiếc là cửa ngõ phía Đông vào Sài Gòn”, đặc công Nguyễn Đức Thọ nhớ lại.

Cũng chính thời điểm này (25/4/1975), Bộ Tư lệnh đổi hướng ra lệnh quân ta đánh cầu Rạch Chiếc, mở đường cho đại quân tiến vào trung tâm Sài Gòn.

Trận đánh cầu Rạch Chiếc 4 ngày đêm là một trong những trận ác liệt cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh, tạo bàn đạp cho cánh Đông quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn.

Do đó, để chiếm được chiếc cầu, tất cả các đơn vị gồm đại đội đặc công nước và tiểu đoàn đặc công khô của Lữ đoàn 316 đều tham gia.

Ngày 25/4/1975, sau khi trinh sát, các đơn vị thống nhất ngày 27/4/1975 sẽ bắt đầu đánh chiếm cầu. Để kế hoạch diễn ra thuận lợi, tối 26/4, các đơn vị đã tập hợp, bàn bạc thống nhất chọn phương án đánh cường tập, dùng B40, B41 tiêu diệt các hỏa điểm chủ yếu của địch.

Mỗi bộ đội được trang bị súng AK, 16 quả thủ pháo, 2 lựu đạn. Riêng các chiến sĩ phụ trách bắn B40, B41 được trang bị thêm 10 quả đạn. Khi ấy, quân địch đã chặn mọi ngả đường. Ta muốn đưa đại pháo vào trung tâm thành phố chỉ có cách lặn dưới sông.

Những chiến sĩ đặc công nước ở lữ đoàn của ông Thọ có nhiệm vụ bơi vận chuyển pháo, thuốc nổ… vào trung tâm thành phố.

Nói đoạn, ông Thọ đưa cánh tay lên, chỉ vào phần da có những mảng loang lổ: “Theo thời gian nó mờ đi rồi, chứ hồi mới giải phóng, những vết này rõ lắm. Hồi đó, lặn dưới nước bẩn 5 – 6 tiếng đồng hồ, người ngứa ngáy nhưng vẫn phải giữ yên tĩnh tuyệt đối, không thì địch phát hiện”.

Những vết loang lổ đó chính là những vết sẹo do bị viêm da khi trầm mình trong nước bẩn nhiều giờ, là minh chứng cho sức chịu đựng phi thường của những chiến sĩ đặc công nước như ông Thọ.

Huyền thoại đặc công nước kể 5-6 tiếng ngụp lặn mang pháo giải phóng Sài Gòn - Hình 2

Trung úy Nguyễn Đức Thọ (ngoài cùng, bên trái) cùng các đồng đội trong trận đánh cầu Rạch Chiếc năm 1975. (Ảnh tư liệu)

Mở màn trận đánh lịch sử

Theo ông Thọ, ngày ấy lính đặc công vốn chỉ quen đánh nhanh, rút gọn. Thế nhưng, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, bộ đội đặc công lại được giao nhiệm vụ bám trụ mục tiêu, chiếm và giữ thông cầu cho đại quân tiến vào Sài Gòn.

Lúc biết mình được chọn bắn phát súng đầu tiên mở màn trận đánh, đặc công Nguyễn Đức Thọ không khỏi hồi hộp, bởi, đây là trận đánh ác liệt, cam go. Người bắn mở màn có yếu tố rất quan trọng, đồng thời, có thể hy sinh bất cứ lúc nào vì cụm phòng thủ cầu Rạch Chiếc được xem là bức tường lửa.

Đúng giờ G (17h ngày 27/4/1975), lấy hết bình tĩnh, đặc công Nguyễn Đức Thọ nổ quả B40 đầu tiên. Tuy nhiên, quả này bị hụt mục tiêu do ông đứng dưới sình lầy, phía trước là hàng rào kẽm gai, sợ vướng đạn nên ông phải nâng cao nòng súng.

Video đang HOT

“Lúc bắn hụt, tôi rất lo lắng, mồ hôi bắt đầu nhễ nhại, vì sợ mình làm không tốt gây ảnh hưởng cho cả đội. Quả đúng vậy, sau khi phát hiện có quân mình áp sát, địch liền nhả đạn liên hồi.

Thấy tình hình nguy hiểm, Thượng sĩ Trần Đình Lạc đứng bên cạnh hối tôi: “Bắn tiếp Thọ ơi!”. Nghe vậy, tôi liền lấy hết bình tĩnh và tập trung nổ phát thứ 2. Thật may, quả này trúng ngay góc, làm tháp canh sạt đổ.

Thấy đang có đà, chiến sĩ Lê Xuân Nguyệt tiếp tục thúc giục tôi: “Chỗ nào nhá lửa thì táp một trái Thọ ơi!”. Vậy là thấy chỗ nào nhá lửa, có lô cốt chìm bắn ra đều bị chúng tôi dùng B40 tiêu diệt. Cầm khẩu B40 nã đạn vào địch, nhiều lô cốt bị tiêu diệt, cảm giác tội lỗi ở quả hụt thứ nhất của mình vơi bớt phần nào”, đặc công Nguyễn Đức Thọ kể lại giờ phút sinh tử.

Sau khi bị quân ta phản công dữ dội, sáng 28/4/1975, quân địch huy động toàn bộ lực lượng hơn 2.000 quân, xe tăng, tàu chiến, trực thăng và vũ khí hạng nặng quyết tử.

Ngay sau đó, cầu Rạch Chiếc hứng “mưa pháo” của địch từ trường sĩ quan Thủ Đức, Nhơn Trạch, Sóng Thần. Trên không, trên sông, trên xa lộ… địch đồng loạt xả bom đạn vào cầu Rạch Chiếc.

Sau màn hứng “mưa bom, bão đạn”, đến 12h, Bộ Chỉ huy ra lệnh cho lực lượng đặc công phải rút qua sông, bảo toàn lực lượng. Tới tối cùng ngày, lực lượng đặc công được lệnh tiếp tục đánh chiếm cầu Rạch Chiếc, quyết không cho địch phá hoại, dọn đường đón các cánh quân.

Trong đêm 28, các chiến sĩ đặc công dùng súng chống tăng B40 và B41 diệt phần lớn xe tăng địch án ngữ hai đầu cầu, chiếm lại cầu Rạch Chiếc. Đồng thời, bố trí một tổ sử dụng thủy lôi chặn tàu địch dưới sông, sử dụng các lô cốt và công sự có sẵn của địch tạo thành lưới hỏa lực ngăn chặn từ xa không cho tiếp viện.

Nắm giữ được tình thế, trong ngày 29/4/1975, địch phản kích 7 đợt thì đều bị ta đánh lui cả 7 lần. Cầu Rạch Chiếc vẫn được quân ta chiếm giữ cho đại quân tiến vào Sài Gòn.

Huyền thoại đặc công nước kể 5-6 tiếng ngụp lặn mang pháo giải phóng Sài Gòn - Hình 3

Trận đánh cầu Rạch Chiếc tháng 4/1975. (Ảnh tư liệu)

52 chiến sĩ đặc công hy sinh

Theo lời kể của ông Thọ, đúng 5h ngày 30/4/1975, quân ta một lần nữa nổ súng tấn công vào cụm phòng thủ cầu Rạch Chiếc.

Cụm phòng thủ cầu Rạch Chiếc lúc này có hàng nghìn quân lính, tuy nhiên hầu hết đều là bại binh từ Long Thành, Xuân Lộc (Đồng Nai) chạy về nên không còn tinh thần chiến đấu. Vì vậy, đợt tiến công diễn ra nhanh chóng, quân đội Việt Nam Cộng hoà tháo chạy tán loạn về trung tâm, số khác đầu hàng.

Quân địch tháo chạy, đại quân giải phóng của ta từ hướng Đông tiến qua cầu Rạch Chiếc, hành quân vào Dinh Độc Lập, giành lại Sài Gòn.

“Khi quân Giải phóng vừa qua cầu, chúng tôi có nhiệm vụ đến nhà máy điện Thủ Đức để tiếp tục canh giữ. Trên đường đi, chúng tôi có mang theo chiếc radio để nghe ngóng tình hình. Lúc nghe tiếng Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, trái tim vỡ oà vì chiến thắng, mấy anh em nhìn nhau vui sướng mà không nói nên lời”, đặc công Nguyễn Đức Thọ xúc động kể về thời khắc nghe tin Sài Gòn được giải phóng.

Nhắc lại thời khắc huy hoàng ấy, song, giọng của đặc công Nguyễn Đức Thọ bỗng nặng trĩu: “4 ngày đêm đánh chiếm cầu Rạch Chiếc, thắng lợi thật, giải phóng thật, Nhưng cũng có một sự thật, đó là 52 đồng đội của tôi đã ngã xuống, họ hy sinh trước ngày thống nhất”.

Hình ảnh các đồng đội bị bom đạn xuyên thấu người, đau đớn trong giây phút sinh tử vẫn in rõ mồn một trong trí nhớ đặc công Nguyễn Đức Thọ. Người làm ông nhớ nhất là chiến sĩ Hoàng Viết Thành (quê Quảng Bình, chỉ huy đặc công), bị mảnh pháo làm gãy một chân, còn chân kia đã bị đứt lìa.

Phát hiện chiến sĩ Thành bị thương nặng, anh em đặc công tìm cách đưa ra bìa rừng dừa cho quân y chăm sóc, nhưng Thành không chịu. Đau đớn lắm nhưng anh vẫn kiên cường bám giữ vị trí.

Nằm giữa vùng sình lầy, vết thương của Thành nhanh chóng hoại tử, người nóng sốt mê man. Trong cơn đau, tiếng gọi “Mẹ ơi!” của Thành làm những đồng đội chứng kiến không thể cầm lòng.

“Thấy vậy, anh Quang nói lớn “Anh yên tâm, có chúng tôi ở đây”. Nói xong, anh Quang đứng bật dậy dùng khẩu B41 bắn thẳng vào đội hình của địch. Ngay lúc đó, địch dùng pháo cối 60, M79 bắn dồn dập vào vị trí anh Quang, khiến cả anh Quang, anh Thành và một đồng chí tên Mừng hy sinh tại chỗ”, ông Thọ đau xót nhớ lại.

Trong ngày 27/4/1975, càng về chiều, tình hình càng trở nên ác liệt khiến nhiều đồng chí khác hy sinh. Xét thấy không còn khả năng bám trụ, đơn vị được lệnh rút về rừng dừa nước. Trong khi rút quân, địch phát hiện và bám theo, chiến sĩ Nguyễn Văn Thất một mình ở lại đầu cầu chặn địch.

Ký ức ám ảnh nhất đối với đặc công Nguyễn Hữu Thọ là hình ảnh những đồng đội bị quân địch giày xéo thể xác, dù đã hy sinh.

“Giờ phút giải phóng, khi quân ta đã qua khỏi cầu để tiến vào Sài Gòn, lòng tôi bỗng quặn thắt. Nhìn cây cầu, nhìn rừng dừa nước nơi các đồng đội của tôi đang nằm ở đấy, cổ họng tôi nghẹn lại và muốn hét lên: Anh Thành ơi, anh Chiến ơi, Thất ơi, Minh ơi, Tầm ơi, Việt ơi, Nho ơi, Mừng ơi, Quang ơi… các anh có nghe thấy không? Giải phóng rồi, giải phóng rồi các đồng chí ơi…”.

Nói đến đây, giọng đặc công Nguyễn Đức Thọ nghẹn lại. Ông lấy tay lau vội giọt nước mắt đang chực tuôn trào trên khoé mắt, gương mặt bỗng sắt lại, trầm ngâm, khác hẳn lúc kể về các trận đánh.

Huyền thoại đặc công nước kể 5-6 tiếng ngụp lặn mang pháo giải phóng Sài Gòn - Hình 4

Đối với đặc công Nguyễn Đức Thọ, hình ảnh hàng nghìn binh lính Việt Nam Cộng hoà buông súng, reo hò vui sướng trong thời khắc giải phóng là ký ức không thể quên. (Ảnh tư liệu)

“Về nhà thôi”

Tưởng chừng, thời khắc tiên phong bóp cò khẩu B40 sẽ là dấu ấn đặc biệt nhất trong quãng thời gian làm lính đặc công của ông Nguyễn Đức Thọ.

Thế nhưng, hình ảnh hàng nghìn binh lính Việt Nam Cộng hoà buông súng, reo hò trong thời khắc giải phóng Sài Gòn vào sáng 30/4/1975 mới là ký ức khiến ông bồi hồi mỗi lần nhớ về.

Lúc 5h ngày 30/4, đơn vị đặc công nước, biệt động lại nổ súng tấn công vào cụm phòng thủ cầu Rạch Chiếc, hành quân vào Dinh Độc Lập (nay là Dinh Thống Nhất). Đợt tiến công diễn ra nhanh chóng, quân đội Việt Nam Cộng hoà tháo chạy tán loạn về trung tâm, số khác đầu hàng.

“Tôi còn nhớ rõ mồn một từng chi tiết, tất cả như chỉ vừa diễn ra hôm qua. Trong giây phút giải phóng, điều làm tôi bất ngờ là thái độ của các binh lính Việt Nam Cộng hoà. Họ làm tôi nhận ra, họ vẫn là anh em mình, là đồng bào máu đỏ da vàng của mình. Họ vẫn rất mong muốn được chung nhịp đập với quê hương”, đặc công Nguyễn Đức Thọ nhớ lại.

Theo lời kể của ông Nguyễn Đức Thọ, vào 9h30 ngày 30/4/1975, xe tăng của Lữ đoàn 203 quân Giải phóng qua cầu Rạch Chiếc, tiêu diệt ổ kháng cự cuối cùng của địch tại Sài Gòn rồi tiến vào Dinh Độc lập, đánh dấu thời khắc lịch sử của đất nước.

Lúc Sài Gòn chính thức được giải phóng, tại điểm tập kết ở cầu Rạch Chiếc, hàng nghìn binh lính Việt Nam Cộng hoà tháo chạy tán loạn. Kẻ cởi bỏ tư trang, người buông súng, sợ sệt, không biết đi đâu về đâu.

Tuy nhiên, ngay lúc được thông báo tập hợp từ ban chỉ huy quân ta, hàng nghìn binh lính Việt Nam Cộng hoà bỗng nghe lời “răm rắp”.

Sau khi xe tăng quân ta qua cầu để tiến vào Dinh Độc Lập, đặc công Nguyễn Đức Thọ cùng 3 đồng đội được phân về bảo vệ Nhà máy Nhiệt điện Thủ Đức. Tại đây, hàng nghìn binh lính Việt Nam Cộng hoà thua trận, tan rã, tháo chạy tán loạn như gà con lạc mẹ. Xung quanh, xác xe tăng ngổn ngang, súng đạn vứt bạt ngàn.

“Dù chỉ có 4 người, thật lòng là rất sợ, nhỡ cả nghìn địch lại làm liều, phản kháng và xử hết cả 4 chúng tôi thì cũng không biết ứng phó thế nào. Tuy nhiên, xem xét tình hình và lấy lại khí thế, chúng tôi tập hợp tất cả lại ở một bãi đất trống.

Điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ, là họ lại nghe lệnh chúng tôi như thế. Đứng trước cả nghìn quân địch bại trận, chúng tôi thông báo quân Việt Nam Cộng hoà đã thất bại, Sài Gòn chính thức giải phóng. Hàng nghìn lính VNCH đứng trước chúng tôi im thin thít lắng nghe, không có bất cứ tiếng động nào”, đặc công Nguyễn Đức Thọ bồi hồi nhớ lại.

Huyền thoại đặc công nước kể 5-6 tiếng ngụp lặn mang pháo giải phóng Sài Gòn - Hình 5

Cả tuổi trẻ của mình, đă2jc công Nguyễn Đức Thọ hiến dâng cho cách mạng. Khi bước vào tuổi xế chiều, ông thầm lặng gắn bó với công việc bảo vệ UBND phường đến nay đã 28 năm. (Ảnh: Thy Huệ)

Giữa chiến trường đầy máu và thuốc súng, giữa khoảnh khắc chiến thắng, đặc công Nguyễn Đức Thọ bỗng nhận ra, giải phóng Sài Gòn chính là thống nhất đất nước, hoà giải dân tộc. Những người con của dân tộc Việt Nam từ nay sẽ hoà hợp làm một, về chung một nhà.

Hơn 1.000 lính Việt Nam Cộng hoà đứng trước 4 người lính đặc công nước nhỏ bé, họ giữ trật tự và chăm chú lắng nghe “những người chỉ huy mới”.

Khi đồng chí Tư Một (Chính uỷ Z) đứng lên thông báo “Các anh em binh sỹ sẽ được hưởng chính sách khoan hồng của Chính phủ Lâm thời. Hiện quê hương đã được giải phóng nên người nào trở về nhà người đó. Sau đó, cùng với gia đình, địa phương, ổn định lại cuộc sống”, tất cả nghìn quân đang không có một tiếng động bỗng như vỡ òa.

“Họ nhảy múa, reo hò, sung sướng tột bậc. Chúng tôi không nghĩ lại có cảnh tượng này, cứ như họ cũng là người chiến thắng vậy. Đó là hình ảnh để lại ấn tượng nhất trong ký ức của tôi, cho tới tận bây giờ”, đặc công Nguyễn Đức Thọ xúc động nói.

Sau khi giải tán, các binh lính Việt Nam Cộng hoà tìm về gia đình, không quên gửi ánh mắt biết ơn tới 4 người lính đặc công. Một số khác không chịu ra về, cứ loay hoay xung quanh các chiến sĩ đặc công. Khi được hỏi, họ ấp úng trả lời là muốn hỗ trợ bộ đội, vì thấy chỉ có 4 chiến sĩ xử lý hiện trường.https://vtc.vn/phong-su-kham-pha/huyen-thoai-dac-cong-nuoc-ke-5-6-tieng-ngup-lan-mang-phao-giai-phong-sai-gon-ar542775.html

“Ngay trong ngày giải phóng, chính họ, những người lính Việt Nam Cộng hoà, lại lái xe chở tôi đi báo cáo tình hình cho cấp trên. Điều chưa từng có trong suy nghĩ của tôi trước đó”, đặc công Nguyễn Đức Thọ cười hiền kể lại.

Với nhiều người, có thể tận mãi sau này mới cảm nhận được việc hoà giải dân tộc. Còn riêng bản thân đặc công Nguyễn Đức Thọ, ngay trong giây phút đứng trước hàng nghìn binh lính Việt Nam Cộng hoà năm 1975, ông đã cảm nhận được điều đó rất rõ nét.

“Sâu trong ánh mắt của những người lính Việt Nam Cộng hoà năm xưa, tôi thấy rõ được sự thanh thản trong tâm hồn họ. Dù bại trận, nhưng họ vẫn nói “Hoà giải dân tộc rồi, về nhà thôi!”, nói đến đây, ông Nguyễn Đức Thọ đưa mắt nhìn xa xăm, sự mãn nguyện hiện rõ trên gương mặt người chiến sĩ đặc công năm nào.

THY HUỆ

Sài Gòn về đêm có gì lạ?

Đêm Sài Gòn thực sự là bức tranh nhiều mảng sáng tối mà mảng nào cũng đáng được khám phá.

Sống ở Sài Gòn đã hơn 5 năm, vậy mà tôi chưa từng nếm trải mùi vị trọn đêm thức cùng thành phố này. Người ta nói "Người Sài Gòn không bao giờ ngủ và đêm Sài Gòn không bao giờ là đủ". Tôi quyết định thử một lần xem có đúng thế không.

Nhộn nhịp ở phố Tây

Đồng hồ điểm 23 giờ, đường phố các vùng ven bắt đầu vắng vẻ. Tôi cùng người bạn phóng xe máy từ quận 2 vào nơi nhộn nhịp nhất Sài Gòn - quận 1. Xe vừa đến đường Đề Thám, cơn ngáp ngủ của đứa con gái chưa từng thức khuya vụt tan biến bởi tiếng nhạc rạo rực từ phía xa vọng tới. Những nhà hàng, quán cà phê, quán bar, pub... dọc khu phố Tây Bùi Viện (trải dài trên các con đường Bùi Viện, Đề Thám, Phạm Ngũ Lão, Đỗ Quang Đẩu) dày đặc khách.

Cũng giống tôi, cô gái Hà Nội Mai Hoa có vẻ choáng ngợp bởi lượng người đông đúc cùng không khí cực kỳ náo nhiệt ở đây, dù đồng hồ đã nhích dần sang 24 giờ. "Hà Nội nổi tiếng với phố bia Tạ Hiện thì Sài Gòn có phố Bùi Viện thậm chí còn náo nhiệt hơn, rất thích hợp cho những "cú" đêm chịu chơi. Lần đầu vào Sài Gòn, nơi đây khiến tôi rất bất ngờ" - Hoa phấn khích hét lớn trong tiếng nhạc xập xình dù đang ngồi nhậu trên... lòng đường Bùi Viện.

Giữa hỗn tạp của thứ âm nhạc căng não cùng tiếng cười nói, tiếng rao gọi mời chào, tôi bắt gặp một anh chàng Tây và cô gái người Việt đang trò chuyện... bằng tay. Cô biết tiếng Anh, chàng lại chỉ nói được tiếng Đức nên họ đành chung nhịp đập từ cử chỉ khua tay để đối phương nhận biết mình muốn nói gì đến cách cô gái dùng tay và ám hiệu chỉ cho chàng trai cách lể những con ốc trong bàn nhậu.

Tất cả những hình ảnh và âm thanh ấy hòa vào nhau tạo nên một bầu không khí thật đặc biệt, ở Sài Gòn chỉ phố Bùi Viện mới có. Sài Gòn về đêm qua lăng kính Bùi Viện là một hình ảnh đầy hào nhoáng, chịu chơi.

Sài Gòn về đêm có gì lạ? - Hình 1

Sài Gòn về đêm có gì lạ? - Hình 2

Sài Gòn về đêm có gì lạ? - Hình 3

Xích lô và ngọn lửa hồng

Hơn 0 giờ sáng, tôi di chuyển về hướng chợ Bến Thành. Cảnh náo nhiệt của phố Bùi Viện làm tôi "nóng trong người" bao nhiêu thì chỉ đi khoảng 1 km, cái lạnh của trời khuya đã khiến tôi rùng mình. Ngay giữa quận 1, trung tâm của Sài Gòn, cùng trong một đêm là hai hình ảnh trái ngược. Đập vào mắt tôi lúc này là 3-4 chiếc xích lô cũ kỹ nép vào sát mái hiên bên góc đường. Vài người đang gom ít gỗ, giấy để đốt một đống lửa.

Từ nhỏ đến lớn tôi sống ở Đà Lạt, vì vậy chuyện người ta đốt lửa sưởi ấm ở trong nhà, ngoài lề đường, hay bất cứ đâu trong không gian ngoài trời, khi mùa đông giá lạnh tới không còn lạ lẫm với tôi. Thế nhưng ở Sài Gòn tôi chưa từng thấy cảnh cùng nhau đốt lửa để sưởi ấm như thế này. Một chú trong nhóm nói: "Có đống lửa cháy âm ỉ ban đêm, mấy anh em đồng nghiệp ngồi quây quần xung quanh trò chuyện, hát hò thấy vui và ấm áp. Chẳng vậy mà mấy đêm nay lạnh, hầu như đêm nào hội chúng tôi cũng nhóm lửa để sưởi".

Rồi bên đống lửa, những câu chuyện mưu sinh bắt đầu tuôn ra. Chú Thành hơn 30 năm lăn lộn với nghề đạp xích lô bộc bạch với tôi bây giờ không như trước nữa, ít người chọn đi xích lô. Có chăng chỉ khách nước ngoài. Cuộc sống ngày càng khó khăn, thu nhập giảm đi nhiều. "Trước kia, cứ đi ra đường là có khách, kiếm 300-400 ngàn một ngày là bình thường. Còn bây giờ có những hôm tay trắng chạy xe về nhà" - chú Thành nói.

Hơ tay gần ngọn lửa để lấy hơi ấm, chú Thành nói tiếp, hồi đó chạy xe từ 8 giờ sáng đến 12 giờ đêm không thấy mệt. Nay tuổi đã quá trung niên, ban ngày nắng quá chạy không nổi, chú chỉ chạy từ 7 giờ tối đến 2 giờ sáng. "Giờ già rồi nhưng tôi cũng chưa muốn bỏ chiếc xích lô đã gắn bó 30 năm trời. Nhờ nghề này mà tôi nuôi nấng bốn đứa con ăn học đầy đủ đấy!" - chú tự hào.

Nghe chú Thành kể chuyện, trong tôi bỗng dâng lên chút ngậm ngùi. Cuộc mưu sinh bây giờ khó khăn quá. Những người lao động hằng ngày phải đối mặt với bao nhọc nhằn, nhưng ở họ vẫn thấy toát lên niềm tin cuộc sống. Dù đống lửa kia có tàn đi thì họ vẫn yêu đời, lòng họ vẫn ấm áp như hơi ấm của ngọn lửa.

Sài Gòn về đêm có gì lạ? - Hình 4

Sài Gòn về đêm có gì lạ? - Hình 5

Sài Gòn về đêm có gì lạ? - Hình 6

Liêu xiêu gánh hàng rong

Hai giờ sáng, tôi đi qua cầu Ông Lãnh để sang quận 4. Vừa đi tới chân cầu, tôi bắt gặp hình ảnh một phụ nữ liêu xiêu gánh thúng hàng rong dưới ngọn đèn vàng. Ngừng xe, tôi xuống hỏi chuyện, sẵn mua ủng hộ chị ổ bánh mì xíu mại.

Chị Như Hương đã 10 năm bán bánh mì đêm. Mưa to gió lớn mấy chị cũng bán, chỉ khi nào bệnh lắm mới nghỉ "vì sợ khách quen la". Nhiều khách quen cứ tới giờ là ngóng chị. Họ cảm mến cái hương vị bình dị, dân dã của món ăn bao nhiêu thì yêu quý tấm lòng thơm thảo của người bán bấy nhiêu.

Cũng giống chị Như Hương, suốt bốn năm qua đêm nào chị Thảo cũng có mặt tại góc đường Nguyễn Thái Học. Gánh hàng của chị rất đơn giản, một chiếc áo mưa ni lông được trải phẳng phiu, một cái thúng đựng đầy các nguyên vật liệu chế biến bánh tráng trộn.

Vừa dở tay trộn túi bánh cho khách, chị Thảo vừa nói: "Gia đình tôi ở Trà Vinh nhưng dưới đó buôn bán khó quá, làm không đủ ăn. Bốn năm trước, người em họ giới thiệu tôi lên đây bán. Đầu hôm lo chuẩn bị hàng hóa, đến 19 giờ tôi gánh hàng ra đây ngồi bán tới khuya. Ban đầu chưa có mối, chỉ bán được vài bịch mỗi đêm, giờ quen rồi, mỗi đêm bán cũng được 400 ngàn đồng. Khách mua lẻ một bịch cũng có, mà người lấy 10, 20, thậm chí 50 bịch cũng nhiều".

Lúc chia tay, chị Thảo nói một câu làm tôi nhớ mãi: "Mình gắn bó với nghề, nghề sẽ không phụ mình. Dù vất vả, cực nhọc nhưng bù lại, thu nhập từ những đêm bán hàng ấy đủ lo cho cuộc sống cả gia đình".

Thật sự tôi thấy thương cái tấm chân tình và nghị lực của những người bán hàng rong tôi gặp đêm hôm ấy. Điều đáng quý là dẫu khó khăn tới mấy nhưng họ chưa ngày nào bỏ cuộc, chưa bao giờ có ý định bỏ cuộc vì họ biết nghề không bao giờ phụ mình.

Nhộn nhịp chợ đầu mối

Đêm hôm sau, tôi tiếp tục ra đường vào lúc 0 giờ. Điểm dừng chân lần này là chợ đầu mối Thủ Đức - chợ nông sản lớn nhất Sài Gòn. Hai giờ sáng là lúc chợ rộn ràng nhất. Những chuyến xe chở hàng hối hả ra vào. Người mua kẻ bán lao xao, miệng trả giá còn tay thoăn thoắt chọn cho mình những mặt hàng tươi ngon nhất để về cho kịp phiên chợ sớm.Từng túi rau, củ được buộc sẵn chất đầy bên đường chờ tiểu thương quen đến lấy.

Vất vả nhất có lẽ là những người bốc vác hàng. Nhịp chân của họ luôn hối hả đẩy từng thùng hàng cho chủ, đôi bàn tay thì cố giữ đống hàng phía sau sát lưng để khỏi rơi. Tranh thủ thở sau khi bốc xếp một kiện hàng lớn, anh Mẫu (30 tuổi) tâm sự: "Hàng nông sản không quá nặng nhưng rất cồng kềnh. Khi vận chuyển phải hết sức cẩn thận vì trái cây rất dễ dập. Chủ cửa hàng trả công 10.000 đồng mỗi thùng, một đêm tôi chuyển được khoảng 20-30 thùng. Sợ nhất là những lúc bất cẩn hoặc quá mệt để thùng hàng rơi làm hỏng hết trái cây, mình phải bỏ tiền túi ra đền, coi như mất cả đêm làm việc".

Những tiểu thương trong chợ cũng vất vả không kém. Lưng ướt đẫm mồ hôi lẫn sương đêm, chị Phan Thị Như Liên, chủ một sạp rau, kể: Hằng đêm phải thức nhận hàng, bán cho khách sỉ xong cũng tới 4 giờ sáng. Ban ngày lại bán hàng cho khách lẻ nên những lúc vắng khách chị đều tranh thủ chợp mắt. Tính ra mỗi ngày chị chỉ ngủ được khoảng 3-4 tiếng.

"Công việc ban đêm là mệt nhất. Cả chủ và lính phải nhận rau, củ rồi nhanh chóng phân loại để đóng thành thùng, sáng còn kịp giao cho khách. Cả đêm gần như ngồi một chỗ, công việc không nặng nhọc nhưng phải tập trung cao độ nên đến sáng ai cũng mệt mỏi" - chị Liên chia sẻ.

Dạo quanh một vòng chợ, điều khiến tôi ngạc nhiên nhất không phải vì hàng hóa phong phú, giá rẻ mà giữa màn đêm, những người vất vả buôn bán chủ yếu là phụ nữ. Họ quả thật là những "thân cò" mưu sinh trong đêm để lo cho cuộc sống gia đình. Ngày bán lẻ, đêm bán sỉ trở thành thói quen của rất nhiều tiểu thương gắn bó với chợ đầu mối Thủ Đức. Không ngày lễ, không ngày nghỉ và bất kể nắng mưa, cứ thế những người "sống về đêm" vẫn tiếp tục gắn bó với Sài Gòn theo cách đáng quý của mình.

Càng khám phá đêm Sài Gòn, tôi càng thấm câu "thức đêm mới biết đêm dài". Mỗi khung giờ đêm, mỗi khu vực ở Sài Gòn sẽ mang tới cho bạn một câu chuyện khác nhau: từ chuyện vui đến chuyện buồn, từ chuyện ăn chơi đến chuyện mưu sinh. Đêm Sài Gòn thực sự là bức tranh nhiều mảng sáng tối mà mảng nào cũng đáng được khám phá. Điều đó đã tạo nên một nét văn hóa không thể trộn lẫn của thành phố hoa lệ này!

XUÂN THU

Theo plo.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

TP.HCM: Nam thanh niên rơi lầu 4 chung cư trong tình trạng không mặc quần áoTP.HCM: Nam thanh niên rơi lầu 4 chung cư trong tình trạng không mặc quần áo
16:05:47 20/02/2025
TP.HCM: Người đàn ông tử vong trong tư thế ngồi, chân bị quấn dây vảiTP.HCM: Người đàn ông tử vong trong tư thế ngồi, chân bị quấn dây vải
07:52:37 20/02/2025
Cô gái ở Hà Nội thổi nến sinh nhật, bất ngờ bóng bay bén lửa phát nổCô gái ở Hà Nội thổi nến sinh nhật, bất ngờ bóng bay bén lửa phát nổ
13:35:38 20/02/2025
Vụ cha lên mạng cầu cứu: Số tiền gần 500 triệu được giúp đỡ thuộc về ai?Vụ cha lên mạng cầu cứu: Số tiền gần 500 triệu được giúp đỡ thuộc về ai?
07:43:10 20/02/2025
Phát hiện bé trai 4 tháng tuổi tử vong trong khe thoát hiểm giữa hai căn nhàPhát hiện bé trai 4 tháng tuổi tử vong trong khe thoát hiểm giữa hai căn nhà
07:39:22 20/02/2025
Quản lý thị trường Bến Tre báo cáo vụ kiểm tra 'điểm kinh doanh gạo lề đường'Quản lý thị trường Bến Tre báo cáo vụ kiểm tra 'điểm kinh doanh gạo lề đường'
06:29:25 20/02/2025
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thứcVụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức
22:45:50 21/02/2025
Thông tin về clip CSGT quật ngã người đàn ông ở TPHCMThông tin về clip CSGT quật ngã người đàn ông ở TPHCM
23:32:42 21/02/2025

Tin đang nóng

Bức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil LêBức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil Lê
19:33:40 21/02/2025
Quý Bình yêu vợ hơn tuổi say đắm, nhắn nhủ cùng nhau "qua bao đắng cay, tay vẫn ghì chặt tay"Quý Bình yêu vợ hơn tuổi say đắm, nhắn nhủ cùng nhau "qua bao đắng cay, tay vẫn ghì chặt tay"
19:27:16 21/02/2025
Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"
19:47:17 21/02/2025
Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?
23:14:34 21/02/2025
Nhan sắc gây sốc của Triệu VyNhan sắc gây sốc của Triệu Vy
21:00:18 21/02/2025
Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."
23:08:34 21/02/2025
Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbizSốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz
23:25:07 21/02/2025
Sao nam Vbiz gây sốc khi đăng hiện trường tai nạn kinh hoàng: Ô tô lăn nhiều vòng, rơi xuống vực sâu 40m, đội cứu hộ bất lựcSao nam Vbiz gây sốc khi đăng hiện trường tai nạn kinh hoàng: Ô tô lăn nhiều vòng, rơi xuống vực sâu 40m, đội cứu hộ bất lực
20:40:43 21/02/2025

Tin mới nhất

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

00:25:59 22/02/2025
Trong lúc làm nhiệm vụ cắt cỏ ven quốc lộ 2, anh M. không may bị cặp lốp ô tô xe đầu kéo văng trúng người dẫn tới tử vong.
Nam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầu

Nam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầu

00:22:24 22/02/2025
Một nam sinh lớp 10 tại Đắk Lắk nhập viện trong tình trạng bị chấn thương vùng đầu, gãy xương bàn tay phải. Phía gia đình đã làm đơn tố giác cho rằng em này bị một học sinh lớp 8 dùng gậy sắt đánh.
Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

23:47:04 21/02/2025
Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh online đã phải lên tiếng cảnh báo về tình trạng giả mạo shipper gọi điện đọc đúng tên sản phẩm, giá tiền, địa chỉ, số điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tiền khách hàng.
Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

23:21:22 21/02/2025
Hôm nay (21/2), Công an TP Thủ Đức, TPHCM vào cuộc xác minh về đoạn clip ghi lại sự việc 2 tài xế ô tô dừng xe giữa đường, cầm kiếm dọa chém nhau đang được chia sẻ trên mạng xã hội.
Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

22:36:29 21/02/2025
Ngày 21/2, đại diện Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Hà Nội cho biết, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Thanh Xuân vừa kịp thời giải cứu một cụ ông bị mắc kẹt trong căn nhà bị cháy.
Hai đèn đỏ bất hợp lý liền nhau, cả ngã tư đứng im

Hai đèn đỏ bất hợp lý liền nhau, cả ngã tư đứng im

22:34:11 21/02/2025
Sau khi điều chỉnh tín hiệu đèn giao thông, tuyến đường Trịnh Văn Bô - Trần Hữu Dực (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Em gái mượn tên để đăng ký kết hôn, người chị bỗng có '2 chồng'

Em gái mượn tên để đăng ký kết hôn, người chị bỗng có '2 chồng'

22:30:11 21/02/2025
Cơ quan chức năng tại huyện Đắk Song (Đắk Nông) phát hiện vụ việc em gái do không đủ tuổi nên mượn thông tin cá nhân của chị mình để đăng ký kết hôn, xảy ra cách đây 11 năm.
Ô tô 5 chỗ bị ép chặt giữa 2 xe container trên cầu Phú Mỹ, giao thông ùn ứ 2 giờ

Ô tô 5 chỗ bị ép chặt giữa 2 xe container trên cầu Phú Mỹ, giao thông ùn ứ 2 giờ

22:27:42 21/02/2025
Tai nạn liên hoàn 5 xe trên cầu Phú Mỹ (TPHCM) khiến các phương tiện bị hư hỏng nặng, giao thông ùn ứ 2 giờ. Đặc biệt, ô tô 5 chỗ bị kẹt chặt giữa hai xe container có tài xế cùng vợ đang bầu, cả 2 may mắn thoát nạn.
Một công dân Thanh Hóa bị khống chế, cưỡng bức lao động tại Campuchia

Một công dân Thanh Hóa bị khống chế, cưỡng bức lao động tại Campuchia

21:11:43 21/02/2025
Theo thông tin từ Sở Ngoại vụ tỉnh Thanh Hóa, ngày 7/2, đơn vị này đã nhận được công văn từ Công an tỉnh Thanh Hóa liên quan đến việc hỗ trợ bảo hộ công dân T.V.V. (SN 1999), quê quán tại xã Đông Vinh, thành phố Thanh Hóa.
Vụ công nhân muốn viết di chúc nhờ nhận tiền thôi việc: Đề xuất bất ngờ

Vụ công nhân muốn viết di chúc nhờ nhận tiền thôi việc: Đề xuất bất ngờ

20:30:38 21/02/2025
Đại diện doanh nghiệp cho biết, trong điều kiện hiện tại, không thể thanh toán hết tiền thôi việc cho 114 lao động thuộc diện dôi dư và đề xuất phương án nhận những người này trở lại làm việc.
Tàu chở 6 người bị sóng lớn đánh chìm trên biển Nha Trang

Tàu chở 6 người bị sóng lớn đánh chìm trên biển Nha Trang

19:58:26 21/02/2025
Tàu cá của ngư dân trên đường trở về đất liền, khi cách bờ biển thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) hơn 700m, gặp sóng lớn đánh chìm.
Xe tải lật đè xe máy của 2 người đàn ông đi làm trong đêm

Xe tải lật đè xe máy của 2 người đàn ông đi làm trong đêm

18:19:21 20/02/2025
Khi xe tải tông dải phân cách lật ngang, chiếc xe máy vừa di chuyển đến thì bị xe tải đè trúng phần đầu xe máy. Hai người đàn ông hoảng loạn cố nhảy ra xa xe máy. ông đang chở nhau đi làm.

Có thể bạn quan tâm

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội

Pháp luật

00:32:07 22/02/2025
TAND TP Hà Nội vừa ra quyết định sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo trong vụ thổi đất đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m2 xảy ra cách đây 3 tháng ở huyện Sóc Sơn.
Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga

Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga

Thế giới

00:19:40 22/02/2025
Quốc gia Liên Xô cũ Georgia từng nhận được đề nghị từ phương Tây về việc mở mặt trận thứ 2 chống Nga, theo lãnh đạo đảng cầm quyền nước này.
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Lạ vui

00:13:14 22/02/2025
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng sáp thơm và các sản phẩm tạo mùi thơm hóa học có thể gây ra mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ngang ngửa với động cơ diesel hay bếp gas.
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Góc tâm tình

00:10:12 22/02/2025
Tôi lớn tuổi rồi, muốn một lần được sống vui vẻ, thoải mái. Tôi nhận lỗi về mình, đưa ra nhiều điều kiện để bù đắp nhưng vợ nhất quyết không ly hôn.
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

Sao thể thao

23:58:31 21/02/2025
Ở tuổi 75, HLV Mai Đức Chung quay trở lại ĐT nữ Việt Nam. Ông khẳng định mình không vì địa vị hay tiền bạc mà tái xuất với nghề huấn luyện. Đáng chú ý, với mốc tuổi kể trên, ông Chung cũng trở thành HLV đương nhiệm cao tuổi nhất thế giớ...
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Netizen

23:57:01 21/02/2025
Dầu mỡ bám trên bếp gas hoàn toàn có thể xử lý dễ dàng bằng xà phòng. Bạn chỉ cần làm ẩm bề mặt bếp bằng một ít nước, sau đó thoa xà phòng lên và tạo bọt, để yên trong khoảng 5 phút.
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

Sáng tạo

23:54:57 21/02/2025
Bức ảnh tưởng bình thường nhưng khi phơi bày sự thật thì ai cũng rùng mình Dù giàu đến đâu cũng đừng rước 7 thứ này về nhà, tỉ lệ hối hận là 100% Đây là 9 mẹo tiết kiệm giúp mẹ 2 con ở Hà Nội không bao giờ cạn ví ngay cả khi đã cuối thá...
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Hậu trường phim

23:38:49 21/02/2025
Ngay ngày khởi chiếu chính thức đầu tiên (ngày 21/2), Dark Nuns đã vươn lên đứng thứ 2 phòng vé Việt, chỉ xếp sau Nhà Gia Tiên.
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim châu á

23:34:06 21/02/2025
Được kỳ vọng rất nhiều trước khi lên sóng, thế nhưng lúc này chất lượng nội dung của phim ngôn tình Khó Dỗ Dành lại đang gây tranh cãi khắp MXH.
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

Sao việt

23:04:47 21/02/2025
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe. NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Cục NTBD NSND Xuân Bắc.
Diễn viên Lâm Na tố cáo bị đạo diễn sàm sỡ, cưỡng hôn

Diễn viên Lâm Na tố cáo bị đạo diễn sàm sỡ, cưỡng hôn

Sao châu á

22:59:26 21/02/2025
Diễn viên Khám Lâm Na, kể từng bị đạo diễn, diễn viên Trịnh Ký Phong - người vừa bị bắt vì bị tình nghi xâm hại trẻ em - có hành vi nhốt cô trong phòng và sàm sỡ.