Huyền thoại có thật về vị Trung tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam (Kỳ II)

Theo dõi VGT trên

Ngày 20-1-1948, Nguyễn Bình được Hồ Chủ tịch ký quyết định phong hàm Trung tướng (trong đợt phong tướng đầu tiên của Nhà nước ta). Cũng trong năm 1948, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ.

Đúng người đúng việc

Đã có nhiều ý kiến phân tích, bình luận về quyết định bất ngờ của Bác Hồ khi Người – vào giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” của Chính quyền Cách mạng (tháng 9-1945) – đã cho gọi Nguyễn Bình về Thủ đô giao việc lớn: Thống nhất các lực lượng vũ trang ở Nam Bộ. Tất cả tựu trung xoay quanh hai câu hỏi “Từ đâu?” và “Tại sao?”. Từ đâu Bác “nhìn ra” Nguyễn Bình và tại sao Bác lại đặt ông vào vị trí – nói theo ngôn ngữ hiện đại là “ghế nóng” – như vậy?

Về câu hỏi thứ nhất: Theo một tài liệu được dẫn lại trên Báo Nông nghiệp Việt Nam thì chính Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Trần Huy Liệu là người đã “tiến cử” Nguyễn Bình với Bác.

Từng sinh hoạt cùng Nguyễn Bình trong tổ chức Việt Nam quốc dân đảng; cùng chịu cảnh ngục tù nơi “địa ngục” Côn Đảo, Trần Huy Liệu rất hiểu Nguyễn Bình: “Thảo (tên thật của Nguyễn Bình) có can đảm, vũ dũng hơn người và trung hậu với bạn, trung thành với đoàn thể. Trước Cách mạng Tháng Tám, Thảo lập chiến khu Đông Triều một cách tự động…”.

Trần Huy Liệu hiểu bản lĩnh, khí chất, khả năng hoạt động thực tiễn của Nguyễn Bình rất hợp với mảnh đất, con người Nam Bộ, chưa kể đấy cũng là môi trường Nguyễn Bình từng lăn lộn, gắn bó những năm trai trẻ; là nơi ông chịu phận giam cầm (tại Khám Lớn Sài Gòn) trước khi bị địch kết án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo. Nhiều tay “anh chị” thuộc loại “có máu mặt” ở đất này không phải quá xa lạ với ông.

Huyền thoại có thật về vị Trung tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam (Kỳ II) - Hình 1

Trung tướng Nguyễn Bình trong một lần thị sát ở Đồng Tháp (tháng 7-1948).

Cũng cần nói thêm, trước khi Cách mạng thành công, Nguyễn Bình đã có những hoạt động nổi trội ở một số tỉnh miền duyên hải Bắc Bộ. Ông là người có biệt tài trong việc binh vận và mua sắm, “thu thập” vũ khí cho Mặt trận Việt Minh khi đó.

Nếu như trong trận đánh Đồn Bần (do Nguyễn Bình chỉ huy), phía ta thu được 24 khẩu súng kèm 6 hòm đạn thì trong trận đánh giải phóng thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh, cũng do Nguyễn Bình chỉ huy), số vũ khí ta thu được nhiều gấp bội (lên tới hơn 600 khẩu, trong đó có 40 khẩu trung liên).

Các trận hạ Đồn Đông Triều; diệt Đồn Bí Chợ, Uông Bí…cũng vậy; quân ta thu được nhiều vũ khí và lương thực. Đặc biệt, với việc vận động thành công 500 lính bảo an ra hàng, ta đã giành được chính quyền tại Quảng Yên mà không tốn một giọt máu nào.

Thị xã Quảng Yên đã đi vào lịch sử với ý nghĩa là đơn vị hành chính sớm nhất ở Bắc Bộ giành chính quyền về tay nhân dân (trận đánh diễn ra ngày 20/7/1945, trước cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám diễn ra ở Hà Nội cả tháng). Kịp thời đưa quân yểm trợ, Nguyễn Bình cũng là vị chỉ huy có những đóng góp lớn lao trong cuộc nổi dậy của nhân dân thành phố Cảng.

Nhắc lại thời kỳ này, hiện trong số các thông tin “trôi nổi” về Tướng Bình có một số thông tin chưa chuẩn. “Tháng 4/1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kỳ quyết định cả nước chia làm 7 quân khu; Bắc Bộ có 4. Nguyễn Bình giữ chức Tư lệnh Đệ tứ quân khu, tức Chiến khu Đông Triều, bao gồm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hòn Gai, Móng Cái và Lạng Sơn”. Sự thực không phải hoàn toàn vậy; hay nói cách khác, thông tin trên chỉ đúng… một nửa.

Nghĩa là có việc Mặt trận Việt Minh ra chỉ thị chia cả nước làm 7 quân khu; còn việc “lập Chiến khu Đông Triều” và giữ cương vị Tư lệnh Đệ tứ Quân khu là do Nguyễn Bình “lập ra một cách tự động” – như nhận định của Trần Huy Liệu (người từng có thời là Chủ tịch Hội Sử học).

Các nhân chứng (cụ Bùi Đình Hoàn – thôn Đoàn Xá 1, xã Hồng Phong, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh; Thiếu tướng Lê Mai – nguyên Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh) sau này đã kể lại nhiều sự việc cho thấy vai trò và tính đặc biệt chủ động của Tướng Nguyễn Bình trong việc xây dựng và củng cố, phát triển Chiến khu Đông Triều ra sao.

Về câu hỏi thứ 2: Hiện không phải không có ý kiến thoạt nghe “có vẻ có lý”: Với thực trạng Nam Bộ thời kỳ đầu kháng chiến xuất hiện nhiều đơn vị vũ trang trong tình thế “cát cứ phân tranh”, với nhiều màu sắc chính trị, đảng phái, tôn giáo khác nhau thì việc chọn một người “ngoài đảng” (Cộng sản) như Nguyễn Bình khi ấy sẽ dễ “trung hòa”, dễ thuyết phục được số đông đồng bào hơn.

Tuy nhiên, người viết bài này nghiêng về quan điểm: Chính tư duy quân sự vượt trội cộng với tố chất quyết đoán, sáng tạo trong hành động cùng khả năng tập hợp quần chúng (đã được chứng minh trong thời kỳ tiền khởi nghĩa) là yếu tố số 1 để Bác Hồ lựa chọn Nguyễn Bình.

Nhiều ý kiến của các đại biểu tham gia Hội thảo khoa học “ Trung tướng Nguyễn Bình với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên” do Tỉnh ủy Hưng Yên, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) và Báo Quân đội nhân dân phối hợp tổ chức ngày 18/7/2018 cũng có cách nhìn nhận theo hướng trên.

Lửa thử vàng, gian nan thử sức

Xa chính quyền Trung ương, lại bị liên quân Anh – Pháp giở bài “gây hấn”, đánh chiếm từ sớm nên tình hình Nam Bộ vào thời điểm thu – đông 1945 vô cùng rối ren.

Video đang HOT

Đã có người so sánh sự phân hoá của lực lượng vũ trang kháng chiến với hình ảnh “loạn 12 sứ quân”. Đọc một số cuốn ký – tư liệu (như “Người Bình Xuyên”, “Bảy Viễn – Thủ lĩnh Bình Xuyên” của tác giả Nguyên Hùng), ta càng thấy sự nghiêm trọng của vấn đề.

Tiếng đều là “bộ đội”, đều cùng giương cao ngọn cờ đánh Pháp, song có đơn vị “bộ đội” tập hợp nhiều nhân vật thuộc thành phần bất hảo. Bên cạnh việc đánh Pháp, họ không quên trấn lột, ức hiếp dân.

Có thời kỳ, trong cùng một Bộ Tư lệnh, song mỗi quyết định đưa ra phải có hai vị chỉ huy (ở hai địa bàn khác nhau) cùng ký thì mới có… giá trị triển khai. Thậm chí, có trường hợp “cấp trưởng” mời “cấp phó” tới họp tại đại bản doanh của mình; “cấp phó” e ngại không dám đến vì sợ bị… “thịt”.

Huyền thoại có thật về vị Trung tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam (Kỳ II) - Hình 2

Cuốn ký – tư liệu này của tác giả Nguyên Hùng có nhiều trang viết thể hiện vai trò của Trung tướng Nguyễn Bình trong việc cảm hóa, thu phục lực lượng Bộ đội Bình Xuyên.

Trước thực trạng trên, ngay sau khi đặt chân tới Thủ Dầu Một, với tư cách phái viên của Trung ương, ngày 23/10/1945, Nguyễn Bình cho tổ chức Hội nghị Quân sự Nam Bộ tại đồn điền cao su Võ Bình Tây để bàn việc thống nhất và phân chia lại khu vực hoạt động của các lực lượng vũ trang, các đơn vị bộ đội tự phát đánh giặc.

Tại Hội nghị, Nguyễn Bình kêu gọi mọi người dẹp bỏ những khác biệt riêng tư, tập hợp nhau lại thành một lực lượng thống nhất theo chỉ đạo của Trung ương và Hồ Chủ tịch. Hội nghị thống nhất bầu Nguyễn Bình làm Tư lệnh Giải phóng quân Nam Bộ.

Với thời gian, cương vị của Nguyễn Bình thay đổi liên tục, theo hướng ngày càng mở rộng và thực quyền. Ngày 15-12-1945, Nguyễn Bình được mời dự Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ mở rộng (khi ấy ông chưa vào Đảng) và được Xứ ủy giao giữ chức Khu trưởng Khu 7.

Ngày 20-1-1948, Nguyễn Bình được Hồ Chủ tịch ký quyết định phong hàm Trung tướng (trong đợt phong tướng đầu tiên của Nhà nước ta). Cũng trong năm 1948, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ. Và ngày 21-3-1949, ông được Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh cử làm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Nam Bộ.

Việc Hồ Chủ tịch phong Nguyễn Bình hàm Trung tướng, cấp bậc hàm cao thứ hai chỉ sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp đợt ấy, thiết nghĩ ngoài việc ghi nhận công trạng của ông, hẳn còn có ý nghĩa khích lệ một vị Tướng quân đang đứng mũi chịu sào nơi đầu sóng ngọn gió; đồng thời cũng là cách để tăng thêm cho ông uy lực, thuận lợi hơn trong xử lý công việc ở một địa bàn xa Trung ương và thực sự nhạy cảm, phức tạp.

Với vài trang giấy, thật khó có thể liệt kê hết những đóng góp to lớn của Trung tướng Nguyễn Bình đối với sự nghiệp cách mạng Miền Nam.

Chưa đầy 6 năm (kể từ khi nhận lệnh của Bác Hồ đơn thương độc mã “vô Nam” cho tới ngày trúng đạn hy sinh trên đất Campuchia), ông đã thực hiện được một khối lượng công việc khổng lồ và vô cùng thiết yếu: Tập hợp được các lực lượng của các tổ chức, giáo phái như Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên… cùng chung mục đích đánh Pháp; các đơn vị bộ đội địa phương được tập hợp lại, chính quy hóa, đi vào nền nếp.

Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Bình, tình trạng “cát cứ” được hạn chế rất nhiều; các “quân phiệt cát cứ” lần lượt gia nhập lực lượng Vệ quốc đoàn; các đơn vị bộ đội được phiên chế thống nhất thành các Chi đội Vệ quốc đoàn. Lực lượng vũ trang Nam Bộ không ngừng lớn mạnh.

Từ chỗ chỉ có 8.000 quân tự vệ Sài Gòn khi Chủ tịch Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ Trần Văn Giàu phát lệnh “Nam Bộ kháng chiến” (ngày 23-9-1945), 5 năm sau, lực lượng vũ trang của ta ở Nam Bộ đã hình thành đủ 3 thứ quân: chủ lực, địa phương và dân quân du kích, với quân số lên tới hàng vạn người.

Không chỉ vậy, với tầm nhìn xa trông rộng, ngày 12-12-1945, Nguyễn Bình ra quyết định thành lập Trường Quân chính Miền Đông. Hai khóa học đầu tiên mang tên Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đã đào tạo cho cách mạng Miền Nam hơn 100 cán bộ chiến sĩ có năng lực, chuyên môn cao.

Một bộ phận trong số này được Tư lệnh Nguyễn Bình trực tiếp chọn lựa, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về hoạt động trong lòng địch và đích thân đưa về nội thành Sài Gòn thành lập Ban Công tác thành (tiền thân của tổ chức Biệt động Sài Gòn lừng danh về sau).

Không chỉ xây dựng lực lượng vũ trang, bằng uy tín, tài năng và tấm lòng rộng mở, Nguyễn Bình còn tập hợp, thu hút về với Cách mạng nhiều nhân sĩ, trí thức yêu nước.

Với cương vị Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam Bộ kiêm Ủy viên quân sự Nam bộ, Nguyễn Bình đã cùng tập thể Xứ ủy, Khu ủy đưa ra những quyết định đúng đắn, mang tầm chiến lược, giải quyết được những vấn đề nội tại rất cơ bản của phong trào kháng chiến.

Ngày 24-2-1952, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 84/SL truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhất cho Trung tướng Nguyễn Bình. Với lời lẽ giản dị, xúc động, đoạn trích (từ nội dung Sắc lệnh) dưới đây tuy chỉ là một “tổng kết ngắn” nhưng đảm bảo độ xác thực và thể hiện rõ thành tích, công trạng của Trung tướng Nguyễn Bình những năm tháng ông xông pha, cống hiến ở mảnh đất Nam Bộ thành đồng: “Được lệnh vào Nam Bộ, trong khi bộ đội ở đó còn một số ít đang bị hàng vạn quân địch bao vây chặt chẽ, đã kiên quyết sáng suốt xây dựng bộ đội lớn mạnh và chỉ huy chiến đấu đánh thắng quân địch nhiều trận lớn trên các chiến trường Nam Bộ; đã góp phần vào việc chỉnh đốn xây dựng Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ và củng cố Mặt trận Dân tộc thống nhất Nam Bộ”.

(Còn nữa)

Phạm Khải

Theo Dantri

Huyền thoại có thật về vị Trung tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam (Kỳ I)

Trong những ngày chính quyền Cách mạng còn ở thế "ngàn cân treo sợi tóc", ông đã được Bác Hồ tin tưởng giao trọng trách với lời gửi gắm đầy phấn khích "Bác giao Nam Bộ cho chú".

Ông cũng là một trong 11 vị chỉ huy quân sự được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Quyết định phong tướng đợt đầu tiên; trong đó, cấp bậc hàm của ông đứng thứ hai, chỉ sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Mặc dù tên tuổi chưa phải đã thật được biết đến rộng rãi và có tính "phổ cập" như một vài danh tướng người Việt khác (bởi lẽ đơn giản là ông hy sinh quá sớm), song nhắc đến ông, bất kỳ ai am tường lịch sử quân sự Việt Nam đều không giấu được sự yêu thương và lòng ngưỡng mộ. Cuộc đời ông là hình mẫu tiểu biểu của một vị Tướng tài đức vẹn toàn; sống anh dũng, chết vẻ vang.

Huyền thoại có thật về vị Trung tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam (Kỳ I) - Hình 1

Trung tướng Nguyễn Bình (1908 - 1951).

Là vị Trung tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam; ông cũng là người đầu tiên trong quân đội được tặng (truy tặng) Huân chương Quân công hạng Nhất. Ngoài các phần thưởng cao quý ấy, ông còn được Đảng, Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Nguồn gốc một biệt danh

Trung tướng Nguyễn Bình tên thật là Nguyễn Phương Thảo, sinh ngày 30/7/1908 tại thôn Yên Phú, xã Tịnh Tiến (nay là xã Giai Phạm), huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Xã Giai Phạm cũng chính là quê hương của đồng chí Nguyễn Văn Linh - người hiện được giới sử học vinh danh là "Tổng Bí thư của Đổi mới".

Ngẫm lại cuộc đời hai người con ưu tú của "đất nhãn", ta có thể thấy, giữa họ có những điểm lạ, rất tương đồng: Tuy cùng sinh ra trên mảnh đất thuần nông, lại ở vị trí "cửa ngõ Thủ đô", song cả hai đều sớm bôn ba phương xa và trong thời đoạn sung sức nhất của cuộc đời, họ đã khẳng định được bản lĩnh chính trị cũng như tài thao lược của mình, trở thành những vị "thủ lĩnh" rất được vị nể ở vùng đất phương Nam, điều tưởng chừng chỉ có thể có được ở những "Anh Hai Nam Bộ".

Không chỉ vậy, mặc dù tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm, song do hoàn cảnh cụ thể, cả hai đều trở thành đảng viên Đảng Cộng sản khá muộn. Với đồng chí Nguyễn Văn Linh (sinh năm 1915), sau khi từ nhà tù Côn Đảo trở về, ông được cử đi xây dựng lại cơ sở Đảng ở Hải Phòng (vì Trung ương cho rằng ông là đảng viên từ năm 1930; kỳ thực ông mới có chân trong "Học sinh đoàn" do Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên lãnh đạo thì bị địch bắt).

Năm 1937, tại Đại hội Đảng bộ Hải Phòng, Nguyễn Văn Linh được tín nhiệm bầu làm Bí thư, song ông "không dám nhận" quyết định này. Ông phải làm đơn báo cáo gửi lên Xứ ủy Bắc Kỳ và Xứ ủy đã công nhận kết nạp Đảng cho ông để ông giữ cương vị...Bí thư Thành ủy.

Với Trung tướng Nguyễn Bình, mặc dù hoạt động cách mạng từ rất sớm và cũng bị địch đày ra Côn Đảo cùng thời gian với đồng chí Nguyễn Văn Linh, song khi ấy ông đang là thành viên Việt Nam Quốc dân đảng của lãnh tụ Nguyễn Thái Học.

Trong tù, ông cùng bậc đàn anh Trần Huy Liệu (từng tham gia tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng, sau có thời gian làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền trong Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và một số bạn tù chính trị của Quốc dân đảng được các tù cộng sản giác ngộ.

Mặc dù tham gia tích cực các phong trào do Đảng Cộng sản lãnh đạo và lập được những chiến công hiển hách, song - như đã nói ở trên - do hoàn cảnh lịch sử, phải một năm sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, được Bác Hồ tin tưởng cử vào Nam lo việc chỉnh đốn phong trào kháng chiến và thống nhất các lực lượng vũ trang tại Nam Bộ, Nguyễn Bình mới chính thức trở thành đảng viên Cộng sản.

Sinh thời, tên tuổi Trung tướng Nguyễn Bình đặc biệt gắn với biệt danh "Tướng độc nhãn" (gọi nôm là "Tướng một mắt"). Sử gia người Pháp chuyên về Đông Dương P.Sênút đã có hẳn một cuốn sách lấy tên "Nguyễn Bình - ông tướng một mắt". Nhiều sử gia khác của Pháp thì ví Nguyễn Bình là "Lưu Bá Thừa của Việt Nam" (Lưu Bá Thừa là tướng "độc nhãn" của quân đội nhân dân Trung Hoa, rất nổi tiếng về tiến hành chiến tranh du kích).

Vậy từ đâu Tướng Nguyễn Bình có biệt danh trên?

Ngược chiều lịch sử, ta được biết: Trong thời gian bị lưu đày ở Côn Đảo (từ năm 1930 đến 1935), Nguyễn Bình được tiếp xúc với các chiến sĩ Cộng sản (trong đó có những vị Cộng sản "gộc" như Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt...) và ông dần nhận thức ra rằng "Cộng sản là phong trào quốc tế, còn Quốc dân đảng nằm trong phạm vi quốc gia".

Nhận thấy sự chuyển biến rõ rệt trong tư tưởng, nhận thức của những người như Nguyễn Bình, Trần Huy Liệu, Tưởng Dân Bảo...; nhóm tù Quốc dân đảng thủ cựu ở Côn Đảo đã có cách hành xử cực đoan với các ông.

Theo lời kể của tác giả Nguyễn Thế Tường, cháu ruột Tướng Nguyễn Bình (sách "Trung tướng Nguyễn Bình", NXB Quân đội nhân dân, 2001): "Do có sự phân hóa mâu thuẫn nội bộ ngày càng tăng dẫn đến các phe phái thanh trừng lẫn nhau. Tưởng Dân Bảo, Nguyễn Phương Thảo (tức Nguyễn Bình), Trần Huy Liệu... đứng hàng đầu trong danh sách phải bị thanh trừng về tội phản đảng. Nhóm Quốc dân đảng cực đoan đã dùng dao cắt cổ Tưởng Dân Bảo và Trần Huy Liệu, may là được các bạn tù cứu thoát nên chỉ bị thương.

Còn Nguyễn Phương Thảo bị đâm hỏng một mắt trái". "Tuy mất một con mắt nhưng tôi lại thấy sáng hơn khi còn hai con mắt" - Câu bình luận ngỡ theo "tinh thần AQ" này của Nguyễn Bình kỳ thực chỉ có ý là: Nhờ cách hành xử tàn bạo của những người mang danh "đồng đội cũ", ông càng hiểu ra chân lý cuộc đời và càng vững tin vào sự chuyển hướng của mình; vững tin vào con đường mới mà mình lựa chọn.

Trận đánh kiểu mẫu

Cũng theo ông Nguyễn Thế Tường (sách đã dẫn), một lần, thấy đuối lý trong cuộc "luận chiến" với Trần Huy Liệu, những người tù Quốc dân đảng cực đoan đã dùng gậy xông vào quật chính trị gia kiêm nhà sử học. "Lập tức bóng đèn bị ném vỡ và một người lực lưỡng nhảy ra ôm anh Liệu đưa về phía sau. Người đó là Nguyễn Phương Thảo - một thanh niên cao to, khỏe mạnh và dũng cảm, thường lấy thân mình che chở cho anh em tù Cộng sản chống những đòn tiểu nhân của tù Quốc dân đảng xấu".

Chỉ một chi tiết nhỏ ấy thôi đủ cho ta thấy một Nguyễn Bình không chỉ dũng cảm, can trường mà còn đặc biệt lanh trí. Ở đây, tôi không muốn dùng những từ ngữ to tát kiểu như "mưu lược", nhưng quả là với hành động ném vỡ bóng đèn, dùng bóng tối để bịt mắt đối tượng, giải cứu bạn tù đã cho thấy một cách xử trí rất thông minh của vị Trung tướng tương lai.

Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, trận đánh chiếm Đồn Bần (Bần Yên Nhân - Hưng Yên) có lẽ là dấu mốc đầu tiên khẳng định tài chỉ huy quân sự của Tướng Bình. Tư liệu lịch sử cho biết: Đồn Bần nằm án ngữ trên đường số 5 nối Hà Nội với Hải Phòng, có nhiệm vụ kiểm soát trục đường bộ từ Bần tới Phố Nối rẽ đi thủ phủ Hưng Yên.

Vào thời điểm ấy, Đồn được bố trí một trung đội lính khố xanh do viên sĩ quan người Pháp chỉ huy. Do biết viên Đồn trưởng có cậu con trai đang theo học một thầy giáo là chỗ quen biết với mình, Nguyễn Bình đã tìm cách "giác ngộ", vận động ông thầy này, từ đó, xây dựng được một "cơ sở" (tên Việt) trong Đồn. Việt đã cung cấp cho phía ta nhiều thông tin quan trọng, đồng thời lôi kéo được một số lính khố xanh sẵn sàng làm "nội ứng" khi cần thiết.

Huyền thoại có thật về vị Trung tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam (Kỳ I) - Hình 2

Từ trái qua: các đồng chí Huỳnh Văn Nghệ, Lê Duẩn, Nguyễn Bình và Dương Quốc Chính tại chiến khu Đ.

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính, "hất cẳng" Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Lính tráng trong Đồn, nhất là viên chỉ huy người Pháp rất hoang mang. Nhận thấy đây là thời điểm thuận lợi nhất để tấn công cướp Đồn, tước vũ khí của địch, Nguyễn Bình đã lên kế hoạch đánh Đồn và báo cáo gấp với Xứ ủy. Kế hoạch được chấp thuận ngay tắp lự.

Sau khi họp bàn triển khai kế hoạch cụ thể với một số cán bộ cơ sở, đêm 12/3/1945, Nguyễn Bình cùng các cộng sự tập trung ở ngã ba Quán Chuột, cách đường số 5 chừng 200m. Đồng chí Nguyễn Khang, Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ thay mặt Tổng bộ Việt Minh giao nhiệm vụ cho mọi người.

Đúng "giờ G", Nguyễn Bình cùng các ông Nguyễn Ngọc Vân, Trần Phong trong bộ quân phục cải trang sĩ quan Nhật, với mũ vải thả che gáy, lon gắn trên vai, băng đỏ đeo tay, chân xỏ giày da quấn ghệt dẫn đầu đội hình có trang bị súng ống đầy đủ nện gót rầm rập trên đường số 5, thẳng tiến về phía cổng Đồn.

Bộ dạng "tốp lính Nhật" thật oai vệ. Riêng Nguyễn Bình còn được trang bị thêm thanh kiếm dắt chéo hông, trông càng oách. Ông Lê Liêm, Xứ ủy viên phụ trách phong trào Hưng Yên ăn mặc sơvin lịch sự, tham gia đội hình với "vai" thông dịch viên tiếng Nhật.

Phải nói, việc cải trang tốp lính Nhật để đánh chiếm Đồn Bần trong bối cảnh bấy giờ là một ý tưởng giàu sáng tạo của Tướng Nguyễn Bình. Đơn giản là vị thế của quân đội Nhật khi ấy đủ uy hiếp mọi sự kháng cự, nhất là khi chỉ huy Đồn lại là viên sĩ quan người Pháp (công dân một quốc gia mà Thủ đô trước đó ít tháng còn bị quân đội Đức phát xít - đồng minh của Nhật - chiếm đóng).

Ấy là chưa kể sự phối hợp kịp thời, ăn ý của lực lượng nội ứng. Chính bởi vậy, khi tiếng pháo hiệu nổ cũng là lúc cổng Đồn Bần mở toang. Quân ta hô "Xung phong" rồi đồng loạt ào lên.

Cả trung đội địch hốt hoảng giơ tay xin hàng. Ta chiếm được Đồn Bần mà không tốn một viên đạn; trong khi số vũ khí thu về là 24 khẩu súng kèm 6 hòm đạn. Sau khi đạt các mục tiêu đề ra, lực lượng ta rút êm ngay trong đêm.

Nhận xét về trận đánh này, người dân Bần Yên Nhân lúc bấy giờ đã không tiếc lời khen Việt Minh có tài "xuất quỷ nhập thần, "vào đồn như đi chợ". Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì khẳng định đây là "một trận đánh du kích kiểu mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ". (Còn nữa)

Theo Phạm Khải

Công an Nhân dân

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn LaNhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La
08:44:08 22/02/2025
Chở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạnChở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạn
15:13:07 22/02/2025
Em gái mượn tên để đăng ký kết hôn, người chị bỗng có '2 chồng'Em gái mượn tên để đăng ký kết hôn, người chị bỗng có '2 chồng'
22:30:11 21/02/2025
Nam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầuNam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầu
00:22:24 22/02/2025
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúngTai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng
00:25:59 22/02/2025
Vụ tai nạn 6 người chết: Đường mưa trơn trượt, Cục CSGT khuyến cáo khẩnVụ tai nạn 6 người chết: Đường mưa trơn trượt, Cục CSGT khuyến cáo khẩn
08:50:44 22/02/2025
Thông tin về clip CSGT quật ngã người đàn ông ở TPHCMThông tin về clip CSGT quật ngã người đàn ông ở TPHCM
23:32:42 21/02/2025
Xe khách va chạm ô tô đầu kéo, 6 người tử vongXe khách va chạm ô tô đầu kéo, 6 người tử vong
08:19:02 22/02/2025

Tin đang nóng

Nhân chứng kể khoảnh khắc phát hiện 2 mẹ con bị sát hại ở Bình DươngNhân chứng kể khoảnh khắc phát hiện 2 mẹ con bị sát hại ở Bình Dương
07:07:48 23/02/2025
Công an cảnh báo mối nguy hại từ "chiếc váy hồng 2 dây" hot nhất mạng xã hộiCông an cảnh báo mối nguy hại từ "chiếc váy hồng 2 dây" hot nhất mạng xã hội
10:17:29 23/02/2025
Bị bệnh thập tử nhất sinh, con gái lớn chăm sóc ngày đêm, con gái út chỉ ghé thăm nhưng sau khi xuất viện, tôi liền giao tài sản cho con útBị bệnh thập tử nhất sinh, con gái lớn chăm sóc ngày đêm, con gái út chỉ ghé thăm nhưng sau khi xuất viện, tôi liền giao tài sản cho con út
09:10:07 23/02/2025
Sao Việt 23/2:Trường Giang trẻ trung, Vân Dung hài hước 'bắt trend' người đẹpSao Việt 23/2:Trường Giang trẻ trung, Vân Dung hài hước 'bắt trend' người đẹp
08:19:46 23/02/2025
Cặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trườngCặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trường
07:42:36 23/02/2025
Ép mẹ chồng vay tiền mua nhà, tôi sốc nặng khi bà tiết lộ bí mật động trờiÉp mẹ chồng vay tiền mua nhà, tôi sốc nặng khi bà tiết lộ bí mật động trời
08:38:38 23/02/2025
Lộ danh tính sao nam Vbiz sẽ thay thế Trấn Thành, Trường Giang?Lộ danh tính sao nam Vbiz sẽ thay thế Trấn Thành, Trường Giang?
06:09:25 23/02/2025
4 ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Triệu Lệ Dĩnh chịu thua 1 mỹ nam càng diễn dở càng đông fan4 ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Triệu Lệ Dĩnh chịu thua 1 mỹ nam càng diễn dở càng đông fan
05:54:55 23/02/2025

Tin mới nhất

Lội qua khe suối, hai thanh niên trẻ tử vong thương tâm

Lội qua khe suối, hai thanh niên trẻ tử vong thương tâm

05:54:50 23/02/2025
Ngày 22/2, thông tin từ UBND xã Quảng Sơn, Tx.Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 2 người tử vong thương tâm.
Bình Định: 2 thuyền viên rơi xuống biển, mất tích

Bình Định: 2 thuyền viên rơi xuống biển, mất tích

05:53:54 23/02/2025
Trước đó, tàu cá BĐ-97731TS, trên tàu có 5 người, do ông Lê Văn Thái (trú phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn) làm chủ, ủy quyền cho ông Lê Văn Thêm cùng địa phương làm thuyền trưởng, hành nghề câu cá ngừ đại dương.
Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

15:57:48 22/02/2025
Nhiều bệnh nhân chấn thương nặng trong vụ tai nạn xe giường nằm tông ô tô đầu kéo được chuyển về Hà Nội tiếp tục điều trị
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng ở Sơn La

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng ở Sơn La

15:50:32 22/02/2025
Các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường tuyên truyền về bảo đảm an toàn giao thông trong thời gian sau Tết, các kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông an toàn, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao th...
Xe khách bốc cháy trên quốc lộ 1

Xe khách bốc cháy trên quốc lộ 1

15:25:00 22/02/2025
Theo lãnh đạo Trạm CSGT Tuy Phước, thời điểm xảy ra vụ cháy, trên xe có 4 người và một số cây cảnh. Hiện, cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

10:38:20 22/02/2025
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng lắp đặt các biển báo giao thông trên quốc lộ 27, đoạn đi qua xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng. Đáng chú ý, trên 1km đường trước UBND xã Lạc Lâm có đến 23 biển báo cấm đỗ xe ngày chẵn.
Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại

Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại

08:57:34 22/02/2025
Liên quan đến vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên quốc lộ 6 (đoạn qua bản Thín, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) khiến 6 người chết, lực lượng CSGT đang tích cực điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Hiện trường vụ tai nạn giữa xe khách và xe đầu kéo khiến 6 người tử vong

Hiện trường vụ tai nạn giữa xe khách và xe đầu kéo khiến 6 người tử vong

08:24:30 22/02/2025
Chiếc xe khách biến dạng, nhiều người văng ra lòng đường, người trên xe bị thương và được sơ cứu tại chỗ trước khi đi cấp cứu.
Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

23:47:04 21/02/2025
Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh online đã phải lên tiếng cảnh báo về tình trạng giả mạo shipper gọi điện đọc đúng tên sản phẩm, giá tiền, địa chỉ, số điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tiền khách hàng.
Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

23:21:22 21/02/2025
Hôm nay (21/2), Công an TP Thủ Đức, TPHCM vào cuộc xác minh về đoạn clip ghi lại sự việc 2 tài xế ô tô dừng xe giữa đường, cầm kiếm dọa chém nhau đang được chia sẻ trên mạng xã hội.
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức

Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức

22:45:50 21/02/2025
Theo luật sư, kể từ khi bà Nguyệt nộp đơn đến nay đã gần 40 ngày, nhưng Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy (Huế) vẫn chưa tổ chức buổi hòa giải chính thức.
Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

22:36:29 21/02/2025
Ngày 21/2, đại diện Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Hà Nội cho biết, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Thanh Xuân vừa kịp thời giải cứu một cụ ông bị mắc kẹt trong căn nhà bị cháy.

Có thể bạn quan tâm

Chưa quên nỗi đau bị sa thải, HLV David Moyes phục thù Manchester United

Chưa quên nỗi đau bị sa thải, HLV David Moyes phục thù Manchester United

Sao thể thao

10:53:14 23/02/2025
Nhà cầm quân của Everton, HLV David Moyes biết rõ ràng về Manchester United khi ông có thời gian quản lý gã khổng lồ của Premier League lúc đàn anh Sir Alex Ferguson nghỉ hưu, và sắp sửa có trận tiếp Quỷ đỏ với quyết tâm phục thù.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 23/2 - tử vi 12 chòm sao hôm nay chi tiết

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 23/2 - tử vi 12 chòm sao hôm nay chi tiết

Trắc nghiệm

10:52:12 23/02/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 23/2 sẽ có những điều bất ngờ gì? Tham khảo tử vi vui về cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao ngày mới.
Bắt tạm giam hàng loạt cán bộ vì sai phạm về đất đai tại Dự án sân bay Long Thành

Bắt tạm giam hàng loạt cán bộ vì sai phạm về đất đai tại Dự án sân bay Long Thành

Pháp luật

10:45:11 23/02/2025
Trước đó, ông Lê Văn Tiếp, Chủ tịch UBND huyện Long Thành đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất .
Tiêu điển trong ngày: Kịch bản khó đoán

Tiêu điển trong ngày: Kịch bản khó đoán

Thế giới

10:42:47 23/02/2025
Cũng theo các cuộc thăm dò cử tri, ông Merz có cơ hội lớn nhất để trở thành thủ tướng Đức. Liên minh trung hữu của ông là lực lượng đối lập lớn nhất trong quốc hội năm 2021, sau 16 năm cầm quyền dưới thời cựu Thủ tướng Angela Merkel.
Biểu cảm của cụ ông khi bác sĩ trả kết quả tầm soát ung thư làm dân mạng cười theo trong vô thức

Biểu cảm của cụ ông khi bác sĩ trả kết quả tầm soát ung thư làm dân mạng cười theo trong vô thức

Netizen

10:34:53 23/02/2025
Chỉ vài giây diễn ra trước cửa phòng bệnh nhưng khiến tất cả thở phào và bày tỏ: Giá như ai cũng có thể may mắn như vậy .
Làn da của người lười bôi kem chống nắng

Làn da của người lười bôi kem chống nắng

Làm đẹp

09:23:16 23/02/2025
Tia UV không chỉ tác động đến bề mặt da mà còn thâm nhập vào sâu bên trong, làm suy yếu hệ miễn dịch của da. Điều này khiến da dễ bị tổn thương, khó phục hồi và dễ bị nhiễm trùng hơn.
Sao Hàn 23/2: Chồng Từ Hy Viên dừng sự nghiệp, Sunmi bị tố lừa đảo

Sao Hàn 23/2: Chồng Từ Hy Viên dừng sự nghiệp, Sunmi bị tố lừa đảo

Sao châu á

09:20:14 23/02/2025
Nỗi đau mất vợ khiến chồng của Từ Hy Viên dừng mọi hoạt động; trong khi Sunmi lao đao giữa cáo buộc lừa đảo tiền ảo.
Chiếc áo khoác sang trọng, đa năng đáng sắm nhất mùa nắng là đây

Chiếc áo khoác sang trọng, đa năng đáng sắm nhất mùa nắng là đây

Thời trang

09:09:22 23/02/2025
Áo khoác crop (áo khoác lửng/áo khoác ngắn) chính là chiếc áo khoác mùa hè đáng giá nhất mùa nắng. Lý do vì khi mặc lên, nàng được che nắng, được tạo kiểu thời trang và vẫn được tận hưởng sự thoáng mát dễ chịu dù tiết trời nắng nóng.
Dọn dẹp phòng ngủ của chị gái, tôi tái mặt khi phát hiện lý do chị luôn mặc quần áo rộng thùng thình, càng sợ hãi hậu quả của nó

Dọn dẹp phòng ngủ của chị gái, tôi tái mặt khi phát hiện lý do chị luôn mặc quần áo rộng thùng thình, càng sợ hãi hậu quả của nó

Góc tâm tình

09:06:54 23/02/2025
Tôi không biết phải hỏi thế nào để chị gái không ngượng ngùng. Chuyện này mà lan ra ngoài, chắc bố mẹ tôi sốc lắm. Bố mẹ tôi đều là giảng viên đại học.
Thực phẩm hồi phục sức khỏe

Thực phẩm hồi phục sức khỏe

Sức khỏe

08:35:03 23/02/2025
Người bệnh cúm cũng cần tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ. Bởi, những thực phẩm này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Đối với sữa, lactose - một hợp chất trong đồ uống này, có thể khó tiêu.