Huyền thoại Barden Bellas cất cao tiếng hát trong Pitch Perfect 3
Cách đây 5 năm kể từ phần đầu tiên ra mắt, giới trẻ trên toàn thế giới và tất nhiên cả Việt Nam, bất ngờ rộ lên trào lưu hát với những chiếc cốc.
Ca khúc Cups đã được hàng triệu bạn trẻ trình bày lại, đạt 190 triệu lượt xem và download. Bộ phim Sự Nổi Loạn Hoàn Hảo 3 (Tựa gốc: Pitch Perfect 3) chính là nguồn cơn của trào lưu rầm rộ một thời này. Với kinh phí sản xuất chỉ vỏn vẹn có 17 triệu đô (357 tỷ VNĐ) nhưng khi kết thúc thời gian chiếu rạp, bộ phim đã mang về cho hãng phát hành Universal 113 triệu đô (2373 tỷ VNĐ) trên toàn thế giới. Bộ phim nhanh chóng trở thành hiện tượng toàn cầu.
Sau nhiều năm chờ đợi, những cô nàng cá tính hát acapella đã sẵn sàng trở lại trong phần phim cuối cùng. Trailer đầu tiên của Sự Nổi Loạn Hoàn Hảo 3 vừa được Universal tung ra để bắt đầu hành trình “thả thính” những người hâm mộ Barden Bellas từ bây giờ. Những cảnh quay mới của phim mang đến cho người xem những khoảnh khắc hài hước thú vị ngay từ những giây đầu tiên, khi những giọng ca của nhóm Barden Bellas nay đã bước qua thời đại học và đang làm những công việc đầu tiên trong cuộc đời.
Khi không còn là những sinh viên ngô nghê nữa, các cô gái lại tập hợp một lần nữa cho lần nổi loạn cuối cùng
Sau khi tốt nghiệp thì Beca, Gail, Emily, Chloe Beale, Aubrey và Fat Amy đều có rất nhiều thay đổi, ai cũng phải lo vật lộn với công việc nhiều hơn là say mê hát hò như hồi còn ở trường. Thế rồi trong một lần gặp lại nhau ở quán bar, các cô nàng cá tính ngày nào như được tiếp thêm động lực để “quậy’ và phá bỏ những giới hạn một lần nữa bằng cách đứng chung trên sân khấu.
Cả hội quyết định “tái sinh” nhóm Barden Bellas để tham gia cuộc thi USO ở châu Âu. Nhưng cuộc thi này không hề đơn giản với những nhóm chỉ hát acapella, mà còn có cả những ban nhạc biết chơi nhạc cụ thực thụ. Và USO cũng sẽ là tour diễn cuối cùng của Barden Bellas trước khi mỗi người thực sự phải đóng lại quãng thanh xuân bên nhau hát hò.
Nếu ở hai phần trước chỉ là những cô nữ xinh đáng yêu, lần này họ đã trở lại và đẹp rực rỡ hơn rất nhiều lần vì sự trưởng thành sau khi tốt nghiệp
Giống như bất kì bộ phim ca nhạc và tuổi trẻ khác, Sự Nổi Loạn Hoàn Hảo 3 sẽ là một tập phim “chia tay” đầy hoài niệm, luyến tiếc nhưng cũng sẽ thật “đã” trong âm nhạc và tình bạn bè. Thương hiệu Pitch Perfect đã có chỗ đứng nhất định trong lòng giới mộ điệu điện ảnh nói chung và những khán giả yêu phim ca nhạc nói riêng, không chỉ bởi những bài hát được phối khí ấn tượng, những nốt giọng hoàn hảo mà còn bởi phần kịch bản luôn được xử lý rất khéo léo.
Bộ đôi bạn bè “cọc cạch” Fat Amy và Beca tái hợp hứa hẹn mang lại những tình huống khó đỡ trên màn ảnh rộng
Video đang HOT
Những Anna Kendrick, Rebel Wilson, Brittany Snow, Anna Camp, Elizabeth Banks và Hailee Steinfeld cũng sẽ tái hợp đầy đủ trong tập phim cuối cùng này, để cùng nhau cất lên những khúc nhạc tuyệt vời nhất cho đoạn kết của Barden Bellas trên màn ảnh rộng. Ruby Rose cũng sẽ xuất hiện trong phần 3, thành viên của nhóm nhạc rock đối thủ của Barden Bellas ở USO. Ngoài ra, John Lithgow, DJ Khaled và Trinidad James cũng góp mặt.
Trailer cũng tiết lộ những phân cảnh cháy nổ hoàng tráng như một bô phim hành động thực thụ.
Theo PNN
Chiến binh Ấn Độ tử thủ, một mình diệt 300 quân địch
Jaswant Singh trở thành huyền thoại trong cuộc chiến tranh Trung-Ấn năm 1962 khi anh dũng tiêu diệt 300 binh sĩ đối phương trước khi gục ngã.
Binh sĩ quân đội Ấn Độ. Ảnh minh họa.
Tờ Hindustan Times ngày 3.7 đưa tin, gia đình của người lính Jaswant Singh nỗ lực yêu cầu chính phủ trao tặng Paramveer Chakra, danh hiệu cao quý nhất cho người lính huyền thoại.
"Chúng tôi rất muốn Jaswant nhận được danh hiệu Paramveer Chakra. Chúng tôi đã viết thư cho Thủ tướng Narendra Modi hồi năm ngoái nhưng chưa nhận được câu trả lời", người em trai Vijay Rawat nói.
Hàng năm, ngôi làng Baryun ở tỉnh Uttarakhand vẫn tổ chức lễ hội tưởng nhớ người con dũng mãnh nhất, đã xả thân chiến đấu bảo vệ cứ điểm trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962.
Jaswant Singh thuộc Tiểu đoàn Garhwal số 4 là người đã xả thân bảo vệ cứ điểm, cầm chân quân Trung Quốc trong suốt 72 giờ đồng hồ trong trận Nauranang cho đến khi quân cứu viện đến.
Tiền đồn này ngày nay được gọi là Jaswantgarh để tưởng nhớ đóng góp của người lính anh dũng.
Chiến tranh bảo vệ biên giới
Bang Arunachal Pradesh là điểm nóng tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong hàng chục năm qua. Khu vực hiện thuộc quyền kiểm soát của Ấn Độ nhưng Trung Quốc không công nhận, ra yêu sách gọi bang này là Tạng Nam.
Rạng sáng ngày 17.11.1962, Tiểu đoàn Garhwal số 4 được lệnh bảo vệ ở cứ điểm chiến lược thuộc bang Arunachal Pradesh, theo India Times.
Quân Trung Quốc nhiều lần tìm cách thâm nhập vào khu vực này bằng cách cải trang, ăn mặc như người bản địa nhưng bị bại lộ. Binh sĩ Trung Quốc hai lần mở cuộc tấn công trong ngày 17.11 dưới sự yểm trợ của pháo và súng cối, súng máy nhưng không thành công.
Trong đợt tấn công thứ 4 của quân Trung Quốc, Baba Jaswant Singh trở thành huyền thoại bất tử, người bảo vệ biên giới phía Đông của Ấn Độ.
Jaswant Singh hy sinh trong cuộc chiến tranh Trung-Ấn năm 1962.
Theo nguồn tin chính thức của quân đội Ấn Độ, quân Trung Quốc đem súng máy hạng nặng đến quyết tiêu diệt Tiểu đoàn Garhwal số 4. Điều này khiến đơn vị Ấn Độ phải hứng chịu hỏa lực rất mạnh từ đối phương.
Jaswant Singh cùng hai người lính Naik Trilok Singh và Gopal Singh quyết định thực hiện nhiệm vụ cảm tử. Họ bò về phía quân Trung Quốc, vượt qua đất đá, bụi cây cho đến khi nhìn thấy hỏa lực của quân địch.
3 người lính ném lựu đạn ở cự ly gần để loại bỏ binh sĩ Trung Quốc. Jaswant Singh tìm cách giật khẩu súng máy hạng trung từ người lính Trung Quốc đã bị thương. Người lính này vẫn ôm chặt khẩu súng và bò về chiến hào.
Nỗ lực của Jaswant Singh không những giúp Tiểu đoàn Garhwal số 4 cướp được súng máy hạng nặng đối phương mà còn đẩy lùi được quân Trung Quốc và giúp Ấn Độ kiểm soát Arunachal Pradesh đến tận ngày nay.
Một mình tiêu diệt 300 quân địch
Theo lời người dân địa phương, trong đợt tấn công thứ 4 của quân Trung Quốc, Jaswant Singh tình nguyện ở lại cầm chân đối phương để chờ cứu viện.
Jaswant Singh cùng với hai cô gái người địa phương, đã thiết lập hệ thống phòng thủ với nhiều vũ khí đặt ở các vị trí khác nhau. Điều này giúp họ duy trì hỏa lực dày đặc, khiến cho quân Trung Quốc tin rằng họ đang phải đối mặt với một tiểu đoàn, chứ không phải một vài người lính.
Súng máy sử dụng trong trận đánh Nuranang ngày 17.11.1962.
Theo lời người dân địa phương, Jaswant Singh đã cố thủ trong suốt 3 ngày, tiêu diệt 300 quân địch. Phía Trung Quốc chỉ biết chính xác thực lực của Jaswant Singh khi họ bắt được một người dân địa phương để tra hỏi.
Các vị trí trong cứ điểm sau đó lần lượt thất thủ, một cô gái bị bắt sống còn người kia tử trận vì trúng lựu đạn. Jaswant Singh cảm thấy mình sắp bị bắt, nên ông đã tự kết liễu mình bằng viên đạn cuối cùng.
Nguồn tin khác nói một mình Jaswant Singh đã cố thủ và di chuyển liên tục qua nhiều boong-ke khác nhau để khai hỏa. Tổng cộng có 300 kẻ địch ngã xuống trước khi Jaswant Singh bị địch bắt giữ và treo cổ.
Đó cũng là lúc quân cứu viện Ấn Độ có mặt kịp thời với vũ khí hạng nặng, ngăn quân Trung Quốc kiểm soát Arunachal Pradesh.
Nhưng dù diễn biến chiến trận có xảy ra như thế nào, người dân địa phương mong muốn Jaswant Sing trở thành vị thần hộ mệnh cai quản biên giới phía đông, nên đã xây miếu thờ ông.
Sau này, quân đội Ấn Độ đã truy tặng Jaswant Singh huân chương Mahavir Chakra (huân chương Chiến binh Vĩ đại). Đây là huân chương cao quý thứ hai trong quân đội Ấn Độ.
Tấm bia đá tưởng nhớ công lao của Jaswant Singh ở quê nhà Baryun, tỉnh Uttarakhand, Ấn Độ.
Một chiếc chòi đã được dựng nên ở nơi ông tử trận, trong đó đặt một chiếc giường được 5 binh lính canh gác dọn dẹp hàng ngày. Giầy của ông được đánh bóng còn thư từ thăm hỏi gửi ông được trình lên thường nhật và được cất đi sau mỗi ngày.
Theo lời người em trai Vijay Rawat, sau cái chết của anh trai, gia đình đã chuyển đến sống ở thủ phủ Dehradun, thuộc tỉnh Uttarakhand. Người mẹ của hai anh em mới qua đời vào năm ngoái.
Hiện chỉ còn 9 gia đình sống tại ngôi làng Baryun, quê nhà của Jaswant Singh. Căn nhà của ông giống như nhiều căn nhà khác trong làng đã bị phá hủy hoàn toàn.
Gangotri Devi, 75 tuổi, người thân của Jaswant Singh nói: "Chính phủ nên bảo tồn ngôi làng quê hương của Jaswant, để khách du lịch có thể biết đến người lính anh dũng đã xả thân bảo vệ lãnh thổ quê hương".
Theo Danviet
Vì sao Mỹ dễ bắn hạ máy bay huyền thoại Nga sản xuất? Cường kích Su-22 là một trong những mẫu máy bay huyền thoại lâu đời đang được một số quốc gia trên thế giới sử dụng, nhưng mẫu chiến đấu cơ này có nhiều điểm yếu khi không chiến. Không quân Syria hiện vẫn sử dụng cường kích Su-22 trong chiến dịch không kích chống IS. Một chiếc cường kích Su-22 của không quân...