“Huyền sử thiên đô”: Lại dang dở như “Anh chàng vượt thời gian”?
Từng tập phim Huyền sử thiên đô (phát sóng lúc 21h tối thứ Năm, thứ Sáu hằng tuần) đang làm “ nóng” nhiều diễn đàn, trang mạng.
Nhưng phải nói rằng, một bộ phim lịch sử sẽ vẫn là thách thức với cả khán giả và những nhà làm phim…
Trước Đại lễ 1.000 Thăng Long – Hà Nội chưa đầy 200 ngày, phim Huyền sử thiên đô (kịch bản: Nguyễn Mạnh Tuấn, đạo diễn: NSƯT Tất Bình – Thanh Phong) được khởi quay với kế hoạch sẽ trình chiếu trên VTV đúng vào tháng 10/2010. Tuy vậy, hành trình lên sóng của Huyền sử thiên đô đã dài hơn dự kiến. Cho đến hiện tại, mới có 42 tập, trong tổng số 72 tập kịch bản, được hoàn thành. Và cuối tháng 4 vừa qua, cũng chỉ có 20 tập đầu của Huyền sử thiên đô được chính thức khởi chiếu.
Fan kêu gọi thành lập…”Hội những người yêu Huyền sử thiên đô”
Dù gặp khá nhiều khó khăn như vậy, song ngay từ tập đầu tiên, Huyền sử thiên đô đã bắt đầu gây chú ý. Đơn giản vì đã nhiều năm rồi, phim dã sử của Trung Quốc, rồi Hàn Quốc thay nhau chiếm sóng khiến công chúng “bội thực” với sử “ngoại”. Nay, trước hết, một bộ phim “made in Việt Nam” sẽ phần nào khiến khán giả thỏa “cơn khát”.
Cảnh phim Huyền sử thiên đô
Huyền sử thiên đô lấy bối cảnh triều Tiền Lê những năm 999-1010. Vua Lê Đại Hành (do Duy Thanh thủ vai) có 11 người con trai, đều được phong vương và chia nhau cai quản các vùng đất. Tập 1 của phim bắt đầu với sự kiện Lý Công Uẩn (Công Dũng), Lê Long Việt (Bá Anh), Lê Long Đĩnh ( Trung Dũng) được cử đi dẹp loạn ở những nơi mà các thân vương đòi ly khai. Lê Long Thâu (Trí Tuệ) bị Lý Công Uẩn áp giải về Hoa Lư cùng với nữ tướng Giáng Bình (Bebe Phạm) – con gái công thần từ triều nhà Đinh là Đinh Đỗ Hoàn…
Những tình tiết hấp dẫn của bộ phim xoay quanh mối tình của Lý Công Uẩn với Giáng Bình trong khi đã có vợ là công chúa Diệu Liên (Thu Hiền), công chúa Cúc Phương (Thu Quỳnh) với thầy thuốc Hà Cang… và cuộc tranh giành quyền lực trong triều đình phong kiến giữa các hoàng tử, thân vương, quan lại cũng bắt đầu từ đây.
Ngay sau khi ra mắt, Huyền sử thiên đô đã trở thành tâm điểm trên nhiều diễn đàn. Khen có, chê có, nhưng có lẽ khen hay chê không quan trọng, mà quan trọng là phim đã thu hút được khán giả. Lần lượt các tập phim đã phát sóng được đưa lên trang Youtube và các diễn đàn với hàng ngàn lượt xem và bình luận. Thậm chí, có vẻ hơi “quá đà”, các fan còn kêu gọi thành lập “Hội những người yêu Huyền sử thiên đô”! Giải mã sự hấp dẫn của Huyền sử thiên đô, nhiều ý kiến cho rằng, câu chuyện phim hấp dẫn với dàn diễn viên đẹp và những cảnh quay “thuần Việt”.
Và… thách thức
Tuy vậy, một bộ phim lịch sử không phải là không mang đến những thách thức với cả khán giả và những nhà làm phim.
Video đang HOT
Huyền sử thiên đô có tới 60 diễn viên chính, phụ có tên và hàng trăm diễn viên quần chúng. Như đã nói ở trên, vua Lê Đại Hành có tới 11 người con trai, nên ngay cả việc nhớ tên các nhân vật hoàng tử, thân vương này cũng đã là thách thức. Một bộ phim truyền hình có thể nói là “khai phá” dòng phim lịch sử Việt mang lại thách thức như vậy với khán giả là điều đương nhiên.
NSƯT Hà Xuyên (với vai Minh Đạo hoàng hậu) trong cuộc trò chuyện với TT&VH về quá trình tham gia Huyền sử thiên đô cho biết, việc nhớ tên các “con” là một khó khăn, ví dụ như Đông Thành Vương – Lê Long Ngân, Trung Quốc Vương – Lê Long Cảnh… Đấy là chưa kể đến các cụm nhân vật chính có thật và hư cấu trong bộ phim này… Còn với nhà làm phim, qua 6 tập được phát sóng trên VTV3, có thể thấy, thách thức đầu tiên với các nhà làm phim Việt bắt đầu ngay từ khâu chọn diễn viên. Dù diễn viên Công Dũng đã vượt qua các ứng viên được cho là “nặng ký” như người mẫu Bình Minh để vào vai Lý Công Uẩn, thì những hình ảnh mang tính áp đặt trong vai công tử ăn chơi của anh đã trở thành rào cản đối với sự tiếp nhận của khán giả. Hơn nữa, ở 6 tập đầu, khi xoay quanh cuộc chiến giữa các hoàng tử nhà Tiền Lê, hình tượng Lý Công Uẩn còn mờ nhạt, có phần khiên cưỡng khiến những gì Công Dũng thể hiện thực sự chưa thuyết phục.
Một gương mặt đẹp khác: người mẫu Bebe Phạm vào vai Giáng Bình cũng chưa thực sự ấn tượng. Chưa thể đánh giá diễn xuất của Bebe Phạm kém, nhưng nếu khán giả tinh ý có thể thấy ánh mắt, cử chỉ của cô diễn viên này thiếu tinh tế. Sự xuất hiện của Hoa hậu đền Hùng Giáng My sẽ tạo điểm nhấn trong phim nếu như chị được hóa trang già hơn khi vào vai mẹ của Trung Dũng, Bá Anh.
Và một lần nữa, cũng như bộ phim nhựa Khát vọng Thăng Long, tuyến nhân vật tạm gọi là phản diện trong Huyền sử thiên đô, với những Lê Long Đĩnh của Trung Dũng, Lê Thái Như của NSND Trọng Khôi và Lê Thoán của NSƯT Trần Nhượng, lại tạo dấu ấn mạnh hơn.
Ngoài ra, phim cũng sẽ hấp dẫn hơn, nếu những tình tiết hư cấu/dã sử không quá khiên cưỡng. Có thể kể ra đây chi tiết về “tình yêu sét đánh” của Lý Công Uẩn với Giáng Bình ngay từ tập 1 mà không thấy mở/thắt, hay việc “thần thánh hóa” sư Vạn Hạnh bằng chi tiết biến mất giữa sân nhà Lý Công Uẩn trong đêm, đoán khách đến nhà nhờ bấm sao…
Bên cạnh những “thách thức” kể trên, chiều 9/5, đạo diễn – NSƯT Tất Bình cho biết nhà đầu tư (World Star Group) vừa thông báo rằng, đơn vị này đang thương thảo với VTV để ký hợp đồng chiếu 42 tập phim sau khi những tập đầu nhận phản hồi tốt từ dư luận. Tuy vậy, dù 42 tập đầu có được phát sóng, nhà đầu tư này cũng chưa dám bỏ thêm hàng chục tỉ đồng làm tiếp khoảng 30 tập kịch bản văn học còn lại. Và nguy cơ Huyền sử thiên đô kết thúc trong dang dở là có thật?
Theo 2sao
Những phi vụ mất trắng, bù lỗ bạc tỉ của phim Việt
Khán giả luôn chờ đợi và kỳ vọng trước mỗi bộ phim đề tài lịch sử được sản xuất thời gian qua trước khi ra mắt nhưng chưa có phim nào đã trình chiếu thật sự có sức cuốn hút và để lại được ấn tượng trong lòng khán giả
Ngày 21-4 tới, bộ phim Huyền sử Thiên Đô (dài 70 tập, kịch bản Nguyễn Mạnh Tuấn, NSƯT Đặng Tất Bình và NSƯT Phạm Thanh Phong đồng đạo diễn Công ty Sao Thế Giới hợp tác với Hãng phim Truyện 1 sản xuất) sẽ được chính thức ra mắt khán giả cả nước vào lúc 21 giờ trên kênh VTV3. Như vậy là sau Về đất Thăng Long, khán giả lại có thêm cơ hội thưởng thức tiếp một bộ phim truyền hình lịch sử cổ trang hiếm hoi trên màn ảnh nhỏ. Nhưng Huyền sử Thiên Đô cũng không hứa hẹn mang đến một phim đề tài lịch sử cổ trang hay.
Bebe Phạm vai Giáng Bình trong phim Huyền sử Thiên Đô.
Chưa hấp dẫn
Dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã tạo cảm hứng cho các nhà làm phim Việt Nam xây dựng nhiều bộ phim có đề tài liên quan đến sự kiện này. Và đây cũng là cơ hội để khán giả Việt Nam thẩm định khả năng làm phim đề tài lịch sử cổ trang của điện ảnh Việt Nam.
Khán giả luôn chờ đợi và kỳ vọng rất lớn trước mỗi bộ phim đề tài lịch sử cổ trang được sản xuất thời gian qua trước khi ra mắt nhưng chưa có phim nào đã trình chiếu thật sự có sức cuốn hút và để lại được ấn tượng trong lòng khán giả. Nhiều nhà chuyên môn cho rằng phim lịch sử Việt chỉ mới dừng lại ở việc thể nghiệm, minh họa chứ chưa đủ khắc họa được hình tượng nhân vật một cách sâu sắc và không chuyển tải được trọn vẹn chiều sâu của vấn đề phim đặt ra.
Chọn khai thác hình tượng Thái tổ Lý Công Uẩn, hai bộ phim Khát vọng Thăng Long (đạo diễn Lưu Trọng Ninh, Công ty Kỷ Nguyên Sáng sản xuất) và Về đất Thăng Long (kịch bản Phạm Thùy Nhân, đạo diễn Trần Ngọc Phong, Hãng phim M&T Pictures sản xuất) trở thành tâm điểm chú ý của khán giả điện ảnh và màn ảnh nhỏ khi ra mắt.
Mỗi phim đều có những sáng tạo, hư cấu riêng nhưng nhân vật chính của cả hai phim đều còn mờ nhạt, chưa đủ sức bật để tạo thành một hình tượng với đầy đủ diện mạo, cốt cách của một anh hùng lịch sử.Khát vọng Thăng Long có khúc dạo đầu khá tốt, ấn tượng nhưng càng về sau thì lại rời rạc và đoạn kết có phần nóng vội, vụng về. Phim về Lý Công Uẩn nhưng nhân vật đối nghịch Lê Long Đĩnh lại có đất diễn nhiều hơn và trở thành "nhân vật chủ chốt" của phim.
Võ thuật ấn tượng, trang phục và bối cảnh đẹp nhưng kịch bản hụt hơi đã khiến cho mạch phim Khát vọng Thăng Long bị "gãy" đáng tiếc. Còn Về đất Thăng Long, nhiều khán giả nhận xét phim có một đường dây mạch lạc và thuyết phục nhưng lại mất điểm hoàn toàn vì sự thưa thớt, manh mún đến chán ngắt ở những đại cảnh.
Quan, quân lèo tèo chỉ vài người và những cuộc chiến đấu giữa những vị tướng cũng dễ dàng khiến người xem có cảm giác như các nhân vật "đánh trận giả". Điều này cũng là một nguyên do khiến phim mất đi sức hút và tính hấp dẫn. Chưa kể, bối cảnh đơn giản, thiếu sự toàn diện để hình dung được diện mạo của một triều đại.
Ở phim Tây Sơn hào kiệt, dù rằng nhà sản xuất đã nỗ lực hết mình để thực hiện nhiều đại cảnh nhưng vẫn chưa thể làm công chúng hài lòng, bởi cốt chuyện đơn điệu, tình tiết chưa hấp dẫn, đại cảnh trên màn ảnh rộng chưa đạt được độ hoành tráng.
Riêng bộ phim Anh chàng vượt thời gian (đạo diễn Ngọc Ngân, Hoàng Thiên Trụ, Công ty Năng Động Việt, phát sóng lúc 21 giờ trên kênh VTV3) - một thể nghiệm mới cho thể loại phim dã sử cổ trang - đang bị công chúng chỉ trích nặng nề khi xây dựng bộ phim theo trí tưởng tượng hết sức nhạt nhẽo với những tình tiết chuyện hậu cung vớ vẩn, bối cảnh sơ sài, cẩu thả và trang phục thì "không giống ai".
Khổ trăm bề
Khó, khổ trăm bề là câu ta thán cửa miệng của những người làm phim đã trải qua đề tài này. Hàng trăm cái thiếu và yếu, từ kịch bản, đội ngũ làm phim đến phim trường, bối cảnh cổ, phương tiện, phục trang, hóa trang... Mọi nỗ lực chỉ đủ tạm chấp nhận khi kinh phí, thời gian và nhân vật lực đều có hạn.
Nói về khó khăn của kịch bản, một người trong giới cho rằng: Chúng ta có vô số sự kiện lịch sử để dựa vào xây dựng phim nhưng lại thiếu những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử để chuyển thể, phóng tác nên kịch bản những phim đề tài này chủ yếu do một số nhà biên kịch chế tác từ những sự kiện lịch sử chính nên thiếu chất hấp dẫn của tiểu thuyết.
Một người trong giới nói rằng nếu không có dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, với hy vọng được Nhà nước đặt hàng, tài trợ thì không nhà tư nhân làm phim nào dám liều mình đầu tư làm phim đề tài này, bởi họ thừa biết khả năng làm phim của Việt Nam còn lâu mới có thể tạo ra được một bộ phim hay, trong khi phim đề tài này quá tốn kém về tiền bạc, công sức và thời gian.
Bà Nguyễn Thị Trúc Mai, Giám đốc Hãng phim M&T Pictures, thừa nhận đơn vị phải xoay nguồn vốn khác để "bù lỗ" cho Về đất Thăng Long. Đạo diễn NSƯT Lý Huỳnh xem Tây Sơn hào kiệt là một tác phẩm tâm huyết. Còn bộ phim do Nhà nước đầu tư Long Thành cầm giả ca (Đạo diễn Đào Bá Sơn, Hãng phim Giải phóng) thì coi như "mất trắng" vốn đầu tư khi chủ yếu chiếu phục vụ miễn phí cho khán giả ở các tỉnh, thành phía Bắc.
Phim lịch sử đã được khơi dòng nhưng vẫn chưa thể làm "thỏa cơn khát" cho công chúng Việt Nam bao lâu nay. Hầu hết phim lịch sử ra mắt trong thời gian qua đều được thực hiện nhân dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, các đơn vị tư nhân cũng nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước khi bắt tay thực hiện các dự án phim hàng tỉ đồng này. Còn sau đại lễ, một câu hỏi đặt ra là liệu ai sẽ tiếp tục làm phim lịch sử khi những khó khăn, trở ngại của thể loại phim này khiến các nhà sản xuất ngán ngại.
Khó lòng "tự bơi"
Đạo diễn Tường Phương nói phim lịch sử phải là một công trình tâm huyết của các nhà làm phim. Nhưng sự nỗ lực, tận tụy thôi chưa đủ nếu như điện ảnh nước nhà vốn dĩ không hề có cơ sở vững chắc cũng không có động thái nào hỗ trợ, đặt nền móng cho sự phát triển của thể loại phim này. Các đơn vị sản xuất tư nhân khó lòng "tự bơi" khi biết rằng khó mà thu hồi vốn từ phim lịch sử.
Theo 2Sao
Phim Việt dở: Tại anh, tại ả? Kịch bản kém chất lượng, diễn viên phải kiếm sống nên nhắm mắt nhận kịch bản dù dở. Tuy nhiên, để cho ra nhiều phim truyền hình có chất lượng xuống dốc như hiện nay trách nhiệm chính thuộc về sự quản lý của các đài truyền hình. Trước thực trạng phim truyền hình Việt Nam kém chất lượng, điển hình với các...