Huyền sử thiên đô – cuốn sách giáo khoa bằng hình đầy bổ ích và hấp dẫn
Trước khi phim phát sóng, khán giả thành phố đã thực sự thu hút bởi một loạt phim ký sự hậu trường hấp dẫn được thực hiện song song với hành trình theo những miền đất còn lại mang dấu vết cội nguồn của đoàn phim.
Cùng xoay quanh những biến động của lịch sử trong giai đoạn 5 năm (1004-1009) cuối nhà Lê – đầu nhà Lý về việc dời đô đã có hai phim Khát vọng Thăng Long và Về đất Thăng Long và ở mỗi phim đều có dấu ấn thú vị riêng. Với Huyền sử thiên đô ngay từ khâu kịch bản, không phụ thuộc vào một số tư liệu lịch sử, nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn lại có cách xây dựng và lý giải thật riêng khá khúc triết, thuyết phục tại sao vua Lý Công Uẩn phải thiên đô từ Hoa Lư và tầm quan trọng của địa danh Đại La như thế nào.
Lý Công Uẩn – vị vua tài năng, từng chinh phục khắp các châu, không phải chỉ đa tài về quân sự mà luôn có tầm nhìn nung nấu về chiến lược thiên đô phi thường. Một Lê Long Đĩnh đâu chỉ có bạo tàn, hay dâm ô mà là vị tướng thông minh có quan điểm riêng, đặc biệt là bản lĩnh quyết đoán, cho dù phải giết cả anh ruột và cô em gái cưng, nhưng rất tinh anh, sáng suốt trọng dụng nhân tài – đó là Lý Công Uẩn. Những nhân vật chính sử như Diệu Liên, Cúc Phương hay hư cấu như Giáng Bình, Xon sa ma là không thể thiếu để làm nên chất thơ thật lung linh, nhưng rất đời để bổ sung màu sắc cho vị tướng anh hùng Lý Công Uẩn . Và những điều càng xem càng tự hào về dân ta – sử ta bởi : * Ý tưởng kịch bản chắc, rất riêng thật hấp dẫn * Dàn diễn viên có thần thái và khả năng diễn xuất tốt * Bối cảnh phim phong phú (kể cả nội – ngoại cảnh) khá thật, gần gũi, không ước lệ bởi những không gian sân khấu * Phục trang với gam màu, chất liệu thuần Việt; Hóa trang theo đúng chất cinema. * Thoại phim đời thường, gọn, dễ nghe, dễ thấm
* Bài hát trong phim với ca từ, giai điệu đậm chất dân ca, nhưng thật ngút ngàn, hùng tráng * Các nhân vật chính, dã sử được đan cài tinh tế và phát triển theo tính cách của những tình huống, đường dây rất hấp dẫn. Đôi khi xuất hiện những tình tiết, lời thoại bí ẩn, càng tạo nên sự lôi kéo người xem nhất nhất phải đồng hành với nhân vật. * Tất cả được tôn tạo, dàn dựng qua tư duy ngôn ngữ chuyên nghiệp của đồng đạo diễn – NSƯT Tất Bình và Phạm Thanh Phong cùng ê kíp đoàn phim có nghề và đầy tâm huyết. * Song điều đáng trân trọng và nể phục chính là nhà sản xuất tư nhân- Công ty Sao thế giới – World Star Group ( cũng như những người bạn đồng hành trước đây M&T và Kỷ nguyên sáng) – là những nhà sản xuất phim dũng cảm thật sự yêu nghề, yêu lịch sử Việt. Chính họ góp phần lớn cho khán giả, nhất là thế hệ trẻ thêm hiểu biết về những sự kiện, nhân vật lịch sử bằng hình thật sinh động và thực tế nhất. Băn khoăn cùng Huyền sử thiên đô? Một bộ phim thành công của dòng phim lịch sử xưa nay hiếm như thế lại đang ” băn khoăn” không biết có tiếp tục được lên sóng tới tập thứ 70…bởi phải phụ thuộc vào kết quả rating hàng đêm trên sóng mới có đủ kinh phí làm ?
Dư luận về tiếng thơm của bộ phim từ đủ các nguồn lãnh đạo, thông tin tuyên truyền, trong nghề vv…nhưng sao lại không có ý kiến sát đáng, hiệu quả nhất của cơ quan chức năng trong hành động cùng nhau đầu tư, chia sẻ để tác phẩm được hoàn thành ? Việc gia tăng tiêu chí sản xuất cho dòng phim lịch sử truyền thống rất cần được nhà nước quan tâm. Phim sản xuất ra phải tiếp cận được với khán giả mà mản ảnh thiết thực nhất chính là chiếc tivi mỗi tối không thể không bật lên trong mọi gia đình. Huyền sử thiên đô hãy dũng cảm tiếp tục ” Vượt thời gian”.
Theo Báo mới
Video đang HOT
Những phi vụ mất trắng, bù lỗ bạc tỉ của phim Việt
Khán giả luôn chờ đợi và kỳ vọng trước mỗi bộ phim đề tài lịch sử được sản xuất thời gian qua trước khi ra mắt nhưng chưa có phim nào đã trình chiếu thật sự có sức cuốn hút và để lại được ấn tượng trong lòng khán giả
Ngày 21-4 tới, bộ phim Huyền sử Thiên Đô (dài 70 tập, kịch bản Nguyễn Mạnh Tuấn, NSƯT Đặng Tất Bình và NSƯT Phạm Thanh Phong đồng đạo diễn Công ty Sao Thế Giới hợp tác với Hãng phim Truyện 1 sản xuất) sẽ được chính thức ra mắt khán giả cả nước vào lúc 21 giờ trên kênh VTV3. Như vậy là sau Về đất Thăng Long, khán giả lại có thêm cơ hội thưởng thức tiếp một bộ phim truyền hình lịch sử cổ trang hiếm hoi trên màn ảnh nhỏ. Nhưng Huyền sử Thiên Đô cũng không hứa hẹn mang đến một phim đề tài lịch sử cổ trang hay.
Bebe Phạm vai Giáng Bình trong phim Huyền sử Thiên Đô.
Chưa hấp dẫn
Dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã tạo cảm hứng cho các nhà làm phim Việt Nam xây dựng nhiều bộ phim có đề tài liên quan đến sự kiện này. Và đây cũng là cơ hội để khán giả Việt Nam thẩm định khả năng làm phim đề tài lịch sử cổ trang của điện ảnh Việt Nam.
Khán giả luôn chờ đợi và kỳ vọng rất lớn trước mỗi bộ phim đề tài lịch sử cổ trang được sản xuất thời gian qua trước khi ra mắt nhưng chưa có phim nào đã trình chiếu thật sự có sức cuốn hút và để lại được ấn tượng trong lòng khán giả. Nhiều nhà chuyên môn cho rằng phim lịch sử Việt chỉ mới dừng lại ở việc thể nghiệm, minh họa chứ chưa đủ khắc họa được hình tượng nhân vật một cách sâu sắc và không chuyển tải được trọn vẹn chiều sâu của vấn đề phim đặt ra.
Chọn khai thác hình tượng Thái tổ Lý Công Uẩn, hai bộ phim Khát vọng Thăng Long (đạo diễn Lưu Trọng Ninh, Công ty Kỷ Nguyên Sáng sản xuất) và Về đất Thăng Long (kịch bản Phạm Thùy Nhân, đạo diễn Trần Ngọc Phong, Hãng phim M&T Pictures sản xuất) trở thành tâm điểm chú ý của khán giả điện ảnh và màn ảnh nhỏ khi ra mắt.
Mỗi phim đều có những sáng tạo, hư cấu riêng nhưng nhân vật chính của cả hai phim đều còn mờ nhạt, chưa đủ sức bật để tạo thành một hình tượng với đầy đủ diện mạo, cốt cách của một anh hùng lịch sử.Khát vọng Thăng Long có khúc dạo đầu khá tốt, ấn tượng nhưng càng về sau thì lại rời rạc và đoạn kết có phần nóng vội, vụng về. Phim về Lý Công Uẩn nhưng nhân vật đối nghịch Lê Long Đĩnh lại có đất diễn nhiều hơn và trở thành "nhân vật chủ chốt" của phim.
Võ thuật ấn tượng, trang phục và bối cảnh đẹp nhưng kịch bản hụt hơi đã khiến cho mạch phim Khát vọng Thăng Long bị "gãy" đáng tiếc. Còn Về đất Thăng Long, nhiều khán giả nhận xét phim có một đường dây mạch lạc và thuyết phục nhưng lại mất điểm hoàn toàn vì sự thưa thớt, manh mún đến chán ngắt ở những đại cảnh.
Quan, quân lèo tèo chỉ vài người và những cuộc chiến đấu giữa những vị tướng cũng dễ dàng khiến người xem có cảm giác như các nhân vật "đánh trận giả". Điều này cũng là một nguyên do khiến phim mất đi sức hút và tính hấp dẫn. Chưa kể, bối cảnh đơn giản, thiếu sự toàn diện để hình dung được diện mạo của một triều đại.
Ở phim Tây Sơn hào kiệt, dù rằng nhà sản xuất đã nỗ lực hết mình để thực hiện nhiều đại cảnh nhưng vẫn chưa thể làm công chúng hài lòng, bởi cốt chuyện đơn điệu, tình tiết chưa hấp dẫn, đại cảnh trên màn ảnh rộng chưa đạt được độ hoành tráng.
Riêng bộ phim Anh chàng vượt thời gian (đạo diễn Ngọc Ngân, Hoàng Thiên Trụ, Công ty Năng Động Việt, phát sóng lúc 21 giờ trên kênh VTV3) - một thể nghiệm mới cho thể loại phim dã sử cổ trang - đang bị công chúng chỉ trích nặng nề khi xây dựng bộ phim theo trí tưởng tượng hết sức nhạt nhẽo với những tình tiết chuyện hậu cung vớ vẩn, bối cảnh sơ sài, cẩu thả và trang phục thì "không giống ai".
Khổ trăm bề
Khó, khổ trăm bề là câu ta thán cửa miệng của những người làm phim đã trải qua đề tài này. Hàng trăm cái thiếu và yếu, từ kịch bản, đội ngũ làm phim đến phim trường, bối cảnh cổ, phương tiện, phục trang, hóa trang... Mọi nỗ lực chỉ đủ tạm chấp nhận khi kinh phí, thời gian và nhân vật lực đều có hạn.
Nói về khó khăn của kịch bản, một người trong giới cho rằng: Chúng ta có vô số sự kiện lịch sử để dựa vào xây dựng phim nhưng lại thiếu những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử để chuyển thể, phóng tác nên kịch bản những phim đề tài này chủ yếu do một số nhà biên kịch chế tác từ những sự kiện lịch sử chính nên thiếu chất hấp dẫn của tiểu thuyết.
Một người trong giới nói rằng nếu không có dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, với hy vọng được Nhà nước đặt hàng, tài trợ thì không nhà tư nhân làm phim nào dám liều mình đầu tư làm phim đề tài này, bởi họ thừa biết khả năng làm phim của Việt Nam còn lâu mới có thể tạo ra được một bộ phim hay, trong khi phim đề tài này quá tốn kém về tiền bạc, công sức và thời gian.
Bà Nguyễn Thị Trúc Mai, Giám đốc Hãng phim M&T Pictures, thừa nhận đơn vị phải xoay nguồn vốn khác để "bù lỗ" cho Về đất Thăng Long. Đạo diễn NSƯT Lý Huỳnh xem Tây Sơn hào kiệt là một tác phẩm tâm huyết. Còn bộ phim do Nhà nước đầu tư Long Thành cầm giả ca (Đạo diễn Đào Bá Sơn, Hãng phim Giải phóng) thì coi như "mất trắng" vốn đầu tư khi chủ yếu chiếu phục vụ miễn phí cho khán giả ở các tỉnh, thành phía Bắc.
Phim lịch sử đã được khơi dòng nhưng vẫn chưa thể làm "thỏa cơn khát" cho công chúng Việt Nam bao lâu nay. Hầu hết phim lịch sử ra mắt trong thời gian qua đều được thực hiện nhân dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, các đơn vị tư nhân cũng nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước khi bắt tay thực hiện các dự án phim hàng tỉ đồng này. Còn sau đại lễ, một câu hỏi đặt ra là liệu ai sẽ tiếp tục làm phim lịch sử khi những khó khăn, trở ngại của thể loại phim này khiến các nhà sản xuất ngán ngại.
Khó lòng "tự bơi"
Đạo diễn Tường Phương nói phim lịch sử phải là một công trình tâm huyết của các nhà làm phim. Nhưng sự nỗ lực, tận tụy thôi chưa đủ nếu như điện ảnh nước nhà vốn dĩ không hề có cơ sở vững chắc cũng không có động thái nào hỗ trợ, đặt nền móng cho sự phát triển của thể loại phim này. Các đơn vị sản xuất tư nhân khó lòng "tự bơi" khi biết rằng khó mà thu hồi vốn từ phim lịch sử.
Theo 2Sao
Yếu tố làm nên thành công của "Huyền sử thiên đô" Là một bộ phim cổ trang dài tập, đòi hỏi công phu về trường quay, trang phục... Đoàn làm phim "Huyền sử thiên đô" đã phải rất vất vả để hoàn thành bộ phim. Cùng nghe các thành viên trong đoàn chia sẻ... ảnh minh họa Trong quá trình chuẩn bị cho Huyền sử thiên đô, 2 đạo diễn Phạm Thanh Phong và...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mẹ biển - Tập 22: Quân trở về quê lập nghiệp, Ba Sịa cầm sổ đỏ cho con tiền

Cha tôi, người ở lại - Tập 25: An buột miệng thổ lộ tình cảm với Nguyên

Phim Việt chưa chiếu đã được hóng cực độ: 2 Anh Trai lột xác quá gắt, nữ chính xinh lung linh

Những chặng đường bụi bặm - Tập 16: Ông Nhân đâm lao phải theo lao

Mẹ biển - Tập 20: Ba Sịa 'ngã ngửa' khi nghe tin công ty của Quân sắp phá sản

Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ích kỷ xấu tính, tối ngày la hét như ôm hận cả thế giới

Những chặng đường bụi bặm - Tập 16: Bố ông Nhân hào hứng khi biết bạn gái Nguyên mang thai

Những chặng đường bụi bặm - Tập 16: Nguyên bị lộ thân phận?

Mẹ biển - Tập 20: Quân từ chối gặp mặt do mẹ sắp đặt

Những chặng đường bụi bặm - Tập 15: Nguyên về quê gặp bố mẹ ông Nhân

Mẹ biển - Tập 19: Những cuộc gặp mặt bất ngờ sau 20 năm

Mẹ biển - Tập 19: Huệ trở về tìm con sau nhiều năm phiêu bạt
Có thể bạn quan tâm

Cho vay lãi nặng 360%/năm, gã đàn ông bị bắt khi ép 'con nợ' ký giấy
Pháp luật
07:12:24 16/04/2025
Bé 8 tuổi viết tâm thư "giá như tôi bị ung thư thì tốt biết mấy", nhiều người hoảng hốt: Cha mẹ đã làm gì con vậy?
Netizen
07:05:04 16/04/2025
Đánh giá nhanh Land Rover Defender: Đáng mua nếu tiền không phải vấn đề
Ôtô
06:58:47 16/04/2025
Steam chơi lớn, tặng miễn phí game thủ một bom tấn quá chất lượng, 90% rating tích cực
Mọt game
06:54:19 16/04/2025
Loạt nghệ sĩ, hoa hậu quảng cáo "lố": Cục Nghệ thuật biểu diễn lên tiếng
Sao việt
06:52:16 16/04/2025
Quyền Linh và Mái ấm gia đình Việt: 2 năm đồng hành kết thúc bằng tranh cãi
Tv show
06:49:15 16/04/2025
Sốc: Nam rapper nổi tiếng đột ngột qua đời ở tuổi 36
Sao châu á
06:44:34 16/04/2025
Xe máy điện VinFast: Giải pháp di chuyển "2 trong 1" cho học sinh, sinh viên
Xe máy
06:40:21 16/04/2025
Cristiano Ronaldo sẵn sàng khoác áo Man City
Sao thể thao
06:37:29 16/04/2025
Chuyện lạ trong ngôi miếu cổ ở TPHCM, khách đến lễ phải qua đò
Lạ vui
06:36:51 16/04/2025