Huyện Sóc Sơn: Ca F1 đã âm tính với SARS-CoV-2, tiếp tục cách ly 40 trường hợp F2
Chủ động phòng, chống nguy cơ bùng phát dịch Covid-19, đặc biệt là sau khi Hà Nội ghi nhận các ca mắc bệnh mới, huyện Sóc Sơn đã tập trung chỉ đạo rà soát, truy vết, tổ chức lấy mẫu và cách ly kịp thời các trường hợp có liên quan.
40 ca F2 và hàng trăm trường hợp có liên quan đến Covid-19 đang được cách ly tại huyện Sóc Sơn
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ghi nhận tại huyện Đông Anh, UBND huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo các phòng ban chức năng phối hợp với UBND 26 xã, thị trấn tập trung rà soát các trường hợp có liên quan. Kết quả, toàn huyện đã điều tra có 1 trường hợp F1, 40 trường hợp F2 và 166 trường hợp F3.
Các đơn vị chức năng của huyện Sóc Sơn đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với các trường hợp. Đồng thời, yêu cầu 40 trường hợp F2 phải cách ly y tế tại nhà để phòng, chống dịch Covid-19.
Thông tin từ UBND huyện Sóc Sơn sáng 2/5 cho biết, trường hợp F1 ghi nhận trên địa bàn huyện đã có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, trường hợp này vẫn đang được cách ly y tế tập trung tại Bệnh viện Bộ Công an để theo dõi thêm.
Cùng với tập trung rà soát, lấy mẫu, tổ chức cách ly kịp thời các trường hợp có liên quan đến bệnh nhân mắc Covid-19, UBND huyện Sóc Sơn cũng đã tiến hành phun hóa chất khử khuẩn tại các hộ gia đình có người F1 theo quy định. Đồng thời, tăng cường thông tin tuyên truyền để người dân chủ động khai báo nếu có tiếp xúc, liên quan đến các trường hợp F1, F2.
Liên quan đến công tác cách ly y tế tại các địa điểm tập trung của TP Hà Nội nằm trên địa bàn huyện Sóc Sơn, hiện vẫn còn 258 trường hợp đang thực hiện cách ly tại 3 khách Bình An 1, 2 và 3. Ngoài ra, còn có 7 trường hợp khác trở về địa bàn từ các khu cách ly tập trung của Hà Nội tiếp tục được cách ly tại nhà để theo dõi thêm.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, UBND huyện Sóc Sơn đã có thông báo đến từng xã, thị trấn tuyên truyền các trường hợp cư trú, tạm trú, tạm vắng trên địa bàn, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đi tham quan, du lịch, về quê… khi trở lại địa bàn huyện, bắt buộc phải khai báo y tế. Chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm trước UBND huyện nếu lơi là, thiếu trách nhiệm trong kiểm soát khiến dịch bệnh bùng phát.
Những người tháo chạy khỏi 'tâm dịch' trước phong tỏa
Đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở Ấn Độ, những người lao động mới tái định cư ở các thành phố lớn một lần nữa lại thu dọn đồ đạc và tháo chạy về quê nhà.
Video đang HOT
Lalit Singh - một công nhân làm ở nhà máy cắt gạch ở thành phố Mumbai - đã thất nghiệp từ đợt bùng phát dịch Covid-19 vào tháng 3/2020. Người đàn ông này cùng vợ và cậu con trai 5 tuổi đã lên chuyến tàu tàu với hành trình dài hơn 20 tiếng đồng hồ để trở về quê - ngôi làng ở chân núi Himalaya, bang Uttarakhand.
Khi tỷ lệ lây nhiễm của Ấn Độ giảm xuống và công việc kinh doanh tạm trở lại bình thường, ông chủ cũ ở Mumbai gửi cho Lalit Singh một vé tàu để anh quay lại làm việc vào đầu năm 2021. Vì mưu sinh, anh đã trở lại thành phố lao động, nhưng làn sóng mới bùng phát, một lần nữa anh quyết định trở về quê nhà.
"Chúng tôi lại bị mất việc", Lalit Singh nói, "Chúng tôi không muốn trải qua nỗi khốn khổ như năm ngoái một lần nữa. Vì vậy, chúng tôi quyết định rời đi ngay bây giờ". Câu chuyện của Lalit Singh được đăng tải trên The Wall Street Journal hôm 14/4.
Những người lao động di cư ngồi chen chúc trên một chiếc xe buýt, số khác phải đi bộ trở về quê hương khi thủ đô New Delhi bị phong tỏa hồi tháng 3/2020. Ảnh: AP.
Người lao động nghèo hoảng loạn
Lalit Singh là một trong hàng nghìn công nhân ở các thành phố lớn của Ấn Độ đang đứng trước tình cảnh éo le khi quốc gia này đối mặt nguy cơ phải phong tỏa do đợt bùng phát mới của dịch Covid-19, được mô tả là "một cơn sóng thần", theo Guardian . Các bến xe và nhà ga tại các thành phố đang rơi vào tình trạng chật cứng người.
Khi Ấn Độ đột ngột tuyên bố phong tỏa vào tháng 3/2020, phần lớn lao động di cư được trả lương theo ngày đã mất việc làm. Hàng nghìn người phải đi bộ hàng trăm dặm để trở về quê hương khi tàu hỏa và xe khách bị dừng hoạt động.
Hàng trăm người chết trên các con đường cao tốc. Hoạt động di cư cũng góp phần gây lây lan dịch bệnh nhanh chóng hơn. Đối mặt với nhiều nguy cơ như vậy, người lao động vẫn cương quyết trở về quê nhà.
Những lao động di cư đang chờ tàu trở về quê hương. Ảnh: The New York Times.
"Những người giàu có thể dễ dàng đi qua đợt phong tỏa. Còn những người nghèo như chúng tôi thì phải làm gì?", anh Nafees Ahmad Sheikh - một nhân viên quán cà phê đã rời Mumbai vào tuần trước - nói với New York Times .
Sheikh nói rằng anh thà chết ở quê nhà hơn là ở một thành phố "đối xử với chúng tôi như những món đồ dùng một lần".
Vào đầu năm 2020, Ấn Độ đã nghiêm ngặt thực hiện phong tỏa toàn quốc. Trong quý I, tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ giảm hơn 20%, khiến nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng nặng nề.
Làn sóng Covid-19 tái bùng phát
Ấn Độ đang là quốc gia có tốc độ lây nhiễm Covid-19 nhanh nhất trên thế giới. Ngày 15/4, nước này lại tự phá vỡ kỷ lục của mình với hơn 200.000 ca mắc mới được ghi nhận, theo Reuters . Trong đó, thành phố Mumbai và bang Maharashtra được coi là trung tâm của ổ dịch.
Hầu hết cửa hàng ở Mumbai vào Chủ nhật được yêu cầu đóng cửa trong hai tuần rưỡi tới. Ảnh: The New York Times.
Bang Maharashtra đã áp dụng lệnh giới nghiêm vào ban đêm và đóng cửa trung tâm mua sắm, quán ăn, quán bar và nơi thờ tự. Rajesh Tope - lãnh đạo cơ quan Y tế của bang - cho biết sẽ sớm có quyết định phong tỏa hoàn toàn và yêu cầu người dân ở nhà.
Quá trình tiêm chủng của Ấn Độ đang tiến triển rất chậm. Cho đến nay, chỉ có khoảng 8% dân số được tiêm phòng.
Việc phong tỏa "sẽ không đột ngột"
Mặc dù tốc độ lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Ấn Độ nhanh hơn so với đợt bùng phát vào năm ngoái, các nhà chức trách của các bang đang tuyên bố rằng việc phong tỏa sẽ không chặt chẽ hoặc đột ngột như lần trước.
Chính quyền bang đã cố gắng xoa dịu sự hoảng loạn của người lao động bằng cách tuyên bố rằng họ không có kế hoạch đóng cửa các xí nghiệp như năm ngoái.
Các nhà chức trách nước này cũng khẳng định sẽ họ có phương án hỗ trợ người lao động đi làm, ngay cả khi giao thông công cộng bị ngừng hoạt động. Lãnh đạo cơ quan Lao động của bang Maharashtra - ông Hasan Mushrif - cho biết: "Người lao động nên tin tưởng rằng các nhà máy và khu công nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động".
Praveen Rai - nhà phân tích chính trị tại Trung tâm Nghiên cứu các xã hội đang phát triển - cho biết phần lớn lao động di cư của Ấn Độ dường như đã bị bỏ rơi một lần nữa. Ông nói rằng chính phủ lẽ ra phải chuẩn bị nhiều hơn để chuyển tiền mặt cho người lao động nhập cư.
Ông nhận định: "Chính quyền bang và trung ương không thực hiện bất kỳ biện pháp cụ thể nào cho người lao động. Tình hình thật nghiệt ngã".
"Không ai quan tâm đến chúng tôi cả", ông Ansari - một trong những người di cư nói trong sự tuyệt vọng. Ông Ansari nói rằng mình đã hết tiền và liên tục bị cảnh sát đánh đập khi ông mạo hiểm ra ngoài tìm thức ăn.
Người lao động di cư rất quan trọng đối với nền kinh tế của Ấn Độ. Họ là những lao động từ các làng quê nghèo, ít có cơ hội việc làm, đến thành phố để làm việc trong lĩnh vực xây dựng và dịch vụ.
Những lao động này được thuê làm đầu bếp, dọn dẹp và công việc chân tay. Số tiền họ gửi về quê thường là thu nhập chính của gia đình và giúp cho đời sống thoát khỏi cảnh nghèo khó cùng cực.
Chính phủ Italy thông qua gói cứu trợ kinh tế trị giá 32 tỷ euro Ngày 19/3, Chính phủ Italy đã thông qua gói cứu trợ trị giá 32 tỷ euro (38 tỷ USD) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19. Tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca cho người dân tại Milan, Italy ngày 9/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Tại cuộc họp báo, Thủ tướng Italy Mario Draghi cho biết...