Huyện Quan Sơn phát huy vai trò của người có uy tín
Được ví như “cánh tay nối dài” của cấp ủy, chính quyền địa phương, đội ngũ người có uy tín (NCUT) của huyện Quan Sơn luôn phát huy vai trò nòng cốt trong vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tích cực phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, chung sức xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
Đồng chí Lương Văn Duẩn, bí thư chi bộ, trưởng bản, người có uy tín của bản Ngàm, xã Sơn Điện với bà con dân bản.
Ngược lên miền biên viễn, chúng tôi đến bản Yên, xã Mường Mìn. Giữa đại ngàn, bản Yên hiện ra với diện mạo mới khang trang, đầy nhựa sống. Khi nói về thành quả chung ấy, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến vai trò và những đóng góp của đồng chí Lương Văn Thái, bí thư chi bộ, trưởng bản, NCUT bản Yên. Bản Yên có 129 hộ dân, với 638 khẩu, chủ yếu là đồng bào Thái. Khi bắt tay vào XDNTM, bản Yên gặp không ít khó khăn, trở ngại. Không chỉ có xuất phát điểm kinh tế – xã hội thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, mà nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, chủ thể trong XDNTM chưa được đầy đủ, vẫn còn tư tưởng “trông chờ, ỷ lại” vào nguồn đầu tư của Nhà nước.
Để vượt qua những “khó khăn, trở ngại”, đồng chí Thái đã cùng với tập thể chi bộ bản họp bàn, cụ thể hóa nhiệm vụ bằng nghị quyết chuyên đề về XDNTM. Đáng nói hơn, với vai trò người đứng đầu bản, lại là NCUT, đồng chí Thái đã tích cực tuyên truyền để nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mình trong XDNTM. Khi hiểu được ý nghĩa to lớn của chương trình XDNTM nhân dân trong bản đã tin tưởng, đồng thuận. Kết quả, nhân dân trong bản đã đóng hơn 1,1 tỷ đồng và hiến 864m2 đất để XDNTM. Từ sức dân và nguồn hỗ trợ của Nhà nước, bản Yên đã bê tông hóa hơn 2 km đường giao thông nội bản, nâng cấp cải tạo khuôn viên nhà văn hóa, hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.
Không chỉ giữ vai trò quan trọng trong chương trình XDNTM, NCUT ở huyện Quan Sơn còn là đầu tàu trong phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên cột mốc, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Sinh năm 1986 nhưng không phải ngẫu nhiên đồng chí Lương Văn Duẩn, bí thư chi bộ, trưởng bản Ngàm, xã Sơn Điện trở thành NCUT của bản. Sau khi cùng với nhân dân xây dựng thành công bản NTM, đồng chí Duẩn tiếp tục cùng với tập thể chi bộ bắt tay vào triển khai nhiệm vụ trọng tâm xây dựng bản du lịch cộng đồng. Bằng uy tín của mình đồng chí Duẩn đã vận động nhân dân bảo tồn, phát huy những nét văn hóa độc đáo trong đời sống sinh hoạt, tu sửa, làm mới nhà sàn truyền thống, thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng khuôn viên xanh, sạch, đẹp. Đến nay cả bản đã có 12 hộ tham gia làm dịch vụ du lịch cộng đồng với mối liên kết chặt chẽ để tạo điều kiện tốt nhất cho du khách đến trải nghiệm. Trong bức tranh du lịch của tỉnh Thanh, bản Ngàm thực sự là điểm đến hấp dẫn và đầy tiềm năng của tour Quan Sơn – Viêng Xay vừa được công bố. Trong thành quả đó, có vai trò không nhỏ của đồng chí Duẩn, bí thư chi bộ, trưởng bản, NCUT bản Ngàm.
Video đang HOT
Toàn huyện Quan Sơn có 94 NCUT ở 94 thôn bản, khu phố. Nhờ phát huy tốt vai trò của NCUT, tình hình kinh tế – xã hội của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nổi bật, kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển ổn định và đạt kết quả tích cực, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo ở Quan Sơn giảm xuống còn 17,9%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38%. Hiện nay, 13/13 xã, thị trấn của huyện có đường ô tô nhựa hóa đến trung tâm xã, 100% xã, thị trấn có trụ sở làm việc được xây dựng khang trang, 100% số xã và 88/94 thôn, bản đã được sử dụng điện lưới quốc gia, 88% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh.
Hòa Bình
Theo Baothanhoa
Gần 100 hộ dân TP.Hạ Long phải sử dụng nước bẩn
Từ nhiều năm nay, gần 100 hộ dân tại P.Việt Hưng (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) đang phải dùng nước bẩn cho sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người dân phải múc từng xô nước ở con suối gần nhà về sinh hoạt . Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu
Đã gần 2 tháng nay, bể nước ăn của gia đình anh Bùi Văn Thư (36 tuổi, khu 13, P.Việt Hưng) lúc nào cũng bốc mùi tanh hôi vì nhiễm phèn. Để có nước sinh hoạt, gia đình anh Thư phải đi múc từng xô nước tại một con suối cách nhà gần 1 cây số.
"Tôi sống ở khu phố này đã hơn 20 năm nay nhưng chưa một ngày được dùng nước sạch. Các hộ ở đây phải dùng nước mưa hoặc đi múc nước suối về để sử dụng. Thế nhưng, nước suối thường có nhiều rác, thậm chí là cả xác động vật trôi dạt. Có lẽ vậy mà người dân ở đây hầu như ai cũng mắc các bệnh về đường ruột", anh Bùi Văn Thư nói.
Chỉ tay vào bể nước ăn của gia đình đã bị nhiễm phèn chuyển sang màu vàng đục, xung quanh là nhiều bọ gậy, bà Phạm Thị Huyền (65 tuổi, tổ 2, khu 13, P.Việt Hưng) ngao ngán nói: "Cứ mỗi lần múc nước tắm cho các cháu, tôi lại rớm nước mắt vì thương bọn trẻ mà không biết làm thế nào. Tháng trước đi khám, cháu nội tôi được các bác sĩ chẩn đoán bị nấm da, mẩn ngứa khắp người vì sử dụng nước bẩn".
Để có nước sạch, một số hộ dân phải xây bể lắng cùng nhiều tầng lọc, với chi phí cả trăm triệu đồng mà vẫn không đảm bảo. Thậm chí, thời gian gần đây do suối cạn, một số gia đình còn phải dùng cả nước nhiễm phèn chảy từ khe núi ra các hố đất gần nhà.
Anh Dương Trung Kiên (30 tuổi, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng khu 13, P.Việt Hưng) cho biết: "Bể nước nhà tôi 3 tháng nay cạn khô vì mùa này mưa ít. Cả gia đình với 6 người hằng ngày đang phải dùng nước nhiễm phèn từ khe núi chảy ra. Tháng nào dư dả tiền thì tôi mới dám mua nước bằng xe téc chở đến tận nhà với giá 300.000 đồng/khối".
Việc "khát" nước sạch đã được các hộ dân nhiều lần kiến nghị trong các cuộc tiếp xúc cử tri. Tuy nhiên, do kinh phí xây dựng đường ống quá lớn nên chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng vẫn chưa thể triển khai.
Công ty nước sạch 'cầu cứu' chính quyền
Ông Ngô Văn Ích, Chủ tịch UBND P.Việt Hưng, cho biết có nước sạch là đòi hỏi chính đáng và cấp thiết của người dân nơi đây. Chính vì vậy, UBND P.Việt Hưng đã nhiều lần kiến nghị đến các cơ quan chức năng sớm triển khai hệ thống nước sạch đến từng hộ dân nhưng đến nay mới chỉ thấy công ty nước sạch vào khảo sát hiện trạng. Trong khi đó, gần 100 hộ dân vẫn đang mong chờ từng giọt nước sạch.
Để giải quyết kiến nghị của người dân, tháng 3.2019, Công ty CP nước sạch Quảng Ninh đã xây dựng dự án cấp nước đến khu 13, P.Việt Hưng với tổng mức đầu tư trên 2,6 tỉ đồng. Tuy nhiên, với lý do nguồn kinh phí lớn, đơn vị này đã có văn bản "cầu cứu" chính quyền TP.Hạ Long, đề nghị hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư dự án. Thế nhưng, phía UBND TP.Hạ Long cho biết việc đầu tư đường ống nước không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.
Ông Trần Mạnh, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty CP nước sạch Quảng Ninh, cho biết: "Nếu không có được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, chúng tôi sẽ tổ chức họp với toàn bộ người dân để bàn các phương án lắp đường ống nước sạch về khu phố. Trong đó, người dân sẽ bỏ nhân công, còn lại nguồn vốn đầu tư sẽ do đơn vị huy động. Nếu có sự đồng thuận, sau 1 - 2 tháng, khu vực này sẽ có nước sạch".
Theo Thanhnien
Những hiệu quả trong công tác, nhìn từ vai trò người đứng đầu Bí thư Chi bộ, Viện trưởng VKSND huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Huỳnh Thế Phục đã chia sẻ những hoạt động trong công tác với phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật. Trên cương vị được giao, anh đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của đơn vị nói riêng cũng như ngành Kiểm sát Đồng Tháp nói...