Huyện Quan Hóa chuyển giao khoa học – kỹ thuật cho người dân
Cùng với việc khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về kinh tế nông, lâm nghiệp, huyện Quan Hóa còn quan tâm công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học – kỹ thuật (KHKT) cho nông dân, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, giá trị sản phẩm.
Cán bộ xã Phú Nghiêm hướng dẫn người dân kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt.
Để giúp người dân nắm bắt tiến bộ KHKT, từ đó áp dụng vào canh tác sản xuất, chăn nuôi, UBND huyện Quan Hóa chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, giúp nông dân tiếp cận và làm chủ khoa học. Đồng thời, tổ chức tập huấn, hội thảo đầu bờ lựa chọn các giống hiệu quả và những mô hình chăn nuôi có thu nhập cao để bà con học hỏi, làm theo. Tại các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền để người nông dân nắm bắt được kỹ thuật sản xuất để từ đó chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cây, con giống mới năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao vào canh tác, chăn nuôi. Từng bước thay đổi thói quen, phương thức canh tác phân tán, nhỏ lẻ, chuyển dần sang sản xuất tập trung, tạo sản phẩm có năng suất, giá trị kinh tế cao. Điển hình như gia đình ông Hà Văn Thái, bản Đồng Tâm, xã Phú Nghiêm, năm 2015 được UBND xã lựa chọn tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới do xã làm chủ đầu tư. Gia đình ông được cán bộ nông nghiệp xã hướng dẫn, chuyển giao KHKT để xây dựng mô hình trang trại tổng hợp, trồng rừng kết hợp trồng cây ăn quả trên diện tích hơn 3 ha. Cùng với tính chịu thương, chịu khó, kết hợp sự am hiểu kỹ thuật canh tác, đến nay trang trại của ông Thái đã phát triển được 2 ha rừng keo, 1 ha cam và bưởi, dưới tán rừng ông kết hợp nuôi 200 con gà, 20 con lợn, 5 con bò… từ những sản phẩm trên đã giúp gia đình ông Thái thu nhập khoảng 140 triệu đồng/năm.
Chuyển giao KHKT có thể được coi là chìa khóa vàng, thông qua các mô hình, các lớp dạy nghề, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, giúp người nông dân trên địa bàn huyện Quan Hóa áp dụng vào sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.
Kết quả, giai đoạn 2010-2020, huyện Quan Hóa mở 36 lớp đào tạo nghề cho 1.336 lao động và mở 340 lớp chuyển giao KHKT trong sản xuất với 20.000 người tham gia; xây dựng được 37 mô hình phát triển kinh tế mới mang lại hiệu quả. Điển hình như các mô hình: chăn nuôi bò; trồng cây ăn quả gắn với cải tạo vườn tạp; trồng thâm canh rừng luồng… Đồng thời, mở 6 lớp tập huấn về xây dựng nông thôn mới với 600 người tham gia. Tại các xã, thị trấn cũng mở 28 lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp, với hơn 2.000 người tham gia…
Bên cạnh đó, huyện Quan Hóa còn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bê tông hóa gần 100km đường thôn bản, đầu tư 28 công trình hồ đập, kiên cố hóa 37km kênh mương, nâng cấp và xây mới 110 phòng học, 13 công sở, 16 nhà văn hóa xã… góp phần, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Với những kết quả đạt được trong chuyển giao KHKT cho nông dân đã tạo sự chuyển biến trong ngành nông nghiệp huyện Quan Hóa, góp phần nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho Nhân dân trong huyện.
Video đang HOT
Thanh Hóa: Phó Chủ tịch tỉnh kiểm tra vụ sạt lở ta-luy đe dọa trường học
Sau phản ánh trên Báo GD&TĐ, ngày 27/2, ông Đầu Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục sự cố sạt lở mái ta-luy dương đe dọa Trường PTDTBT-THCS Trung Thành.
Ông Đầu Thanh Tùng (ngoài cùng bên trái)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra hiện trường.
Công trình Kè chống sạt lở công sở xã và khu bán trú học sinh Trường PTDTBT - THCS Trung Thành (huyện Quan Hóa) khởi công từ đầu năm 2020.
Công trình do Công ty Cổ phân Xây dựng thương mại Hưng Phúc An (TP Thanh Hóa) thi công. Tổng mức đầu tư trên 9,3 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2021.
Mái ta-luy dương bị sạt lở đe dọa ngôi trường.
Đến nay, công trình hoàn thành khoảng 90% tiến độ. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, ngày 13/1 xảy ra hiện tượng sạt lở công trình, xuất hiện vết nứt tại đỉnh mái ta - luy dương kéo dài lên đến đỉnh đồi.
Nhiều đoạn đứt gãy, có nguy cơ tụt xuống bất cứ lúc nào. Trong đó, có nhiều vị trí rạn nứt lớn từ 1 - 7 mét.
Ngay khi phát hiện sự việc nêu trên, UBND huyện Quan Hóa chỉ đạo các đơn vị chức năng và thi công thực hiện biện pháp cấp bách khắc phục sự cố.
Tuyên truyền, cảnh báo cho 11 hộ gia đình có nguy cơ ảnh hưởng biết để chuẩn bị di dời. Xây dựng phương án di dời 75 ngôi mộ trên đồi.
Đồng thời, dừng tiếp nhận 107 học sinh ở tại khu nhà bán trú và lắp đặt biển cảnh báo nguy hiểm.
Nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho học sinh, huyện Quan Hóa cũng tính đến phương án đưa toàn bộ (197 học sinh) của Trường PTDTBT THCS Trung Thành chuyển sang học tại xã Thành Sơn.
Đất, đá sạt xuống sát với dãy nhà bán trú học sinh.
Đồng thời, thực hiện việc đổi ca học, để bảo đảm công tác dạy và học đúng với chương trình năm học 2020-2021. Bên cạnh đó, huyện Quan Hóa cũng lên phương án bố trí cho học sinh ở bán trú tại các nhà dân.
Sau khi kiểm tra, thị sát hiện trường, ông Đầu Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, khẳng định: Với các huyện miền núi, vùng cao, việc chọn vị trí, mặt bằng để xây dựng trường học, nhà vặn hóa... rất khó khăn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị UBND huyện Quan Hóa, các sở, ngành liên quan cần khẩn trương thực hiện phương án khắc phục tình trạng sạt lở một cách tối ưu, triệt để.
Mái ta - luy dương nứt toác từ trên đỉnh.
Khảo sát, đánh giá thực trạng, đề xuất phương án xử lý tối ưu nhất, bảo đảm tiến độ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu khi thực hiện khắc phục sự cố, các đơn vị liên quan phải tập trung xử lý với tiến độ nhanh nhất.
Có phương án xây dựng duy trì việc dạy và học cũng như hoạt động của công sở. Bảo đảm an toàn tính mạng cho nhân dân, học sinh, cán bộ, công chức.
Đồng thời, đề nghị huyện Quan Hóa, xã Trung Thành phải xây dựng, thực hiện phương án dạy, học cho học sinh. Động viên thầy, cô giáo tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng chất lượng dạy và học.
Phấn đấu hoàn thành khắc phục trước khi bước vào năm học 2021-2022, bảo đảm an toàn tính mạng của người dân và học sinh.
Sản xuất nông nghiệp theo đơn đặt hàng, doanh thu đạt hàng trăm triệu/năm Sản xuất nông nghiệp theo đơn đặt hàng tình trạng "được mùa mất giá" từng bước được khắc phục, doanh thu tăng đáng kể, đạt bình quân 255 triệu đồng/ha/năm. Là địa phương có trên 42% dân cư là người dân tộc thiểu số K'ho, những năm trước, mặc dù xã Phú Hội, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã tiếp cận và ứng...