Huyền Như “rắc thính” lừa 200 tỷ của Navibank dễ như trở bàn tay
Khi nghe Huyền như khai ra thủ đoạn chiếm đoạt tiền của các ngân hàng, chủ tọa phiên tòa phải thốt lên: “Bị cáo không những tham lam mà còn dẫn dắt bao nhiêu người vào vòng lao lý”.
Sáng 18/12, phiên tòa phúc thẩm xét xử “siêu lừa” Huyền Như cùng đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng tiếp tục diễn ra
Sáng 18/12, phiên tòa phúc thẩm xét xử “siêu lừa” Huyền Như cùng đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng tiếp tục diễn ra. Hôm nay, tòa sẽ tiếp tục xem xét hành vi lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm.
Mở đầu phần thẩm vấn ngày thứ 4, HĐXX làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Huyền Như tại Ngân hàng Navibank. Ông Nguyễn Ngọc Khánh – Đại diện Navibank kháng cáo về tố tụng và toàn bộ bản án sơ thẩm liên quan đến Navibank.
Liên quan đến hành vi chiếm đoạt tại Ngân hàng Navibank còn có những người liên quan là 4 nhân viên của Navibank. Số nhân viên của Navibank này cử đại diện tham dự phiên tòa. Theo đại diện của 4 nhân viên Navibank cũng có kháng cáo.
Chủ tọa bắt đầu phần thẩm vấn đại diện ngân hàng Navibank
Theo bản án sơ thẩm, thông qua Đoàn Đăng Luật, Trưởng Phòng nguồn vốn Navibank, từ ngày 19/11/2010 đến ngày 27/5/2011, Võ Anh Tuấn, Phó Giám đốc Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè huy động của Navibank thông qua 14 cá nhân là nhân viên Ngân hàng này đứng tên để gửi 1.500 tỷ đồng (tính tròn) vào Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè với lãi suất từ 16,5% đến 22,5%. Đến ngày 14/7/2011, Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè đã quyết toán cho Navibank tiền gốc là: 1.043 tỷ đồng, còn lại 500 tỷ đồng và chưa đến hạn quyết toán.
Lúc này Võ Anh Tuấn chuẩn bị chuyển công tác khỏi Vietinbank Chi nhánh Nhà bè, Tuấn nói với Đoàn Đăng Luật gặp Huỳnh Thị Huyền Như để chuyển số tiền này gửi vào Vietinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Do Như mới được bổ nhiệm làm quyền Trưởng Phòng giao dịch Điện Biên Phủ, muốn có doanh số và muốn có tiền để trả nợ cho các cá nhân, tổ chức mà Như đã vay trước đó nên Như đã đồng ý thỏa thuận với Luật nhận tiền gửi của Navibank với lãi suất trong hợp đồng là 14%/năm.
Huyền Như đã lừa đảo chiếm đoạt của Navibank 200 tỷ đồng. Xác minh tại Vietinbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: Ngân hàng này xác định số tiền 200 tỷ đồng có trong tài khoản tiết kiệm của 4 nhân viện Navibank mở tại Vietinbank do các cá nhân này không giữ thẻ tiết kiệm và không mở tài khoản tiết kiệm đúng trình tự nên đã bị Như chiếm đoạt trả cho nhiều đơn vị và cá nhân.
Huỳnh Thị Huyền Như khai đã trả lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng cho Đoàn Đăng Luật hơn 30 tỷ đồng, Luật thừa nhận đã nhận gần 9,5 tỷ đồng.
Chủ tọa bắt đầu thẩm vấn hành vi lừa đảo của Huyền Như tại Ngân hàng Navibank. Đối với kháng cáo về tố tụng, chủ tọa tuyên bố sẽ xem xét thủ tục tố tụng và bắt đầu đi vào nội dung.
Video đang HOT
Huỳnh Thị Huyền Như tại phiên tòa phúc thẩm
Tại tòa, đại diện Navibank cho biết, có 18 hợp đồng tiền gửi với tổng số tiền 500 tỷ đồng và đã tất toán 12 hợp đồng tương đương 300 tỷ đồng (bao gồm cả vốn và lãi). Hiện còn 6 hợp đồng chưa tất toán. Trả lời câu hỏi của chủ tọa, đại diện Navibank cho hay đã thông qua 4 cá nhân của Navibank đứng tên gửi vào Vietinbank – Chi nhánh TP HCM.
Theo đại diện Navibank số tiền trên tài khoản bị mất sau khi cơ quan điều tra thông báo. Theo đại diện này, Navibank đã cử nhân viên đến làm việc với Vietinbank chi nhánh TP HCM nhưng đến nay chưa có kết quả. Navibank đưa yêu cầu Vietinbank trả tiền. Trả lời HĐXX, đại diện 4 nhân viên Navibank cho biết, Navibank không hề ký hợp đồng với Vietinbank, nhân viên Navibank mới ký hợp đồng với Vietinbank.
Đến đây, chủ tọa phiên tòa đặt câu hỏi: “Vì sao 4 nhân viên này ký 6 hợp đồng tiền gửi với Vietinbank, mà tại sao trong kháng cáo của nhân viên lại buộc Vietinbank trả tiền cho Navibank”.
Câu trả lời của đại diện Navibank khá dài dòng khiến chủ tọa cắt ngang và diễn giải từng từ một. HĐXX tuyên bố: Nếu đại diện không hiểu bản chất vấn đề thì để HĐXX phân xử theo pháp luật.
Sau khi nghe trình bày của Huyền Như, chủ tọa phải thốt lên: “Bị cáo không những tham lam mà dẫn dắt bao nhiêu người vào vòng lao lý”
Tại tòa, Huyền Như cũng cho biết đã dùng hai thủ đoạn chiếm đoạt tiền là ký giả lệnh chi để chuyển tài khoản khách hàng sang chủ nợ và thực hiện ký giả lệnh chi trích chi từ số tiết kiệm. Sau khi nghe trình bày của Huyền Như, chủ tọa phải thốt lên: “Bị cáo không những tham lam mà dẫn dắt bao nhiêu người vào vòng lao lý”.
Trong phần tham gia thẩm vấn đại diện Navibank, đại diện VKS đặt câu hỏi vì sao Navibank lại ký các hợp đồng cho nhân viên của mình vay tiền?
Đại diện Navibank trả lời: Cho nhân viên vay để họ có tiền gửi tiền tại Vietinbank.
Đại diện VKS tiếp tục đặt câu hỏi: Việc ký các hợp đồng cho nhân viên vay tiền rồi đem đi gửi theo chủ trương của ai? Ai đứng ra giải quyết cho vay tiền? Đại diện Navibank: Xin phép không trả lời.
Đại diện VKS tham gia thẩm vấn đại diện ngân hàng Navibank tại tòa
Đại diện VKS tiếp tục đặt câu hỏi về số tiền Navibank cho nhân viên vay tiền, quy định lãi suất là bao nhiêu, vị đại diện này đều không có câu trả lời trọn vẹn. “Muốn bảo vệ được quyền lợi của Navibank thì người đại diện phải hiểu vấn đề, nắm rõ quy định về tiền tệ. Nếu ông không nắm được thì đề nghị HĐXX thay đổi không tham gia nữa” – Đại diện VKS kết thúc thẩm vấn đại diện Navibank.
Sau phần thẩm vấn của đại diện VKS, các luật sư bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank và Navibank đều thay phiên nhau hỏi đại đại diện của 2 ngân hàng trên xoay quanh các vấn đề nhận tiền của khách hàng, ngân hàng, về số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng trong thương vụ lừa đảo của Huyền Như…
10h15, phiên tòa tạm nghỉ giải lao
Trung Kiên – Công Quang
Theo Dantri
Xét xử đại án Huyền Như: Các ngân hàng tiếp tục đòi Vietinbank trả tiền
Ngày làm việc thứ tư của phiên phúc thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, HĐXX, đại diện Viện KSND tối cao và các luật sư tiếp tục thẩm vấn đại diện các ngân hàng và những cá nhân liên quan.
Bị cáo Như được đưa về trại giam - Ảnh: Ngọc Lê
Navibank tiếp tục đòi Vietinbank trả tiền
Tại tòa, đại diện Navibank kháng cáo về tố tụng và toàn bộ bản án sơ thẩm liên quan đến Navibank.
Theo Navibank, bị cáo Huyền Như đã lừa đảo chiếm đoạt 200 tỉ đồng của Navibank. Được biết, 200 tỉ đồng này thuộc 6 trong 18 hợp đồng chưa quyết toán do các cá nhân của Navibank gửi vào Vietinbank chi nhánh TP.HCM.
Đại diện của 4 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan thuộc Navibank cũng khẳng định, tiền gởi của các nhân viên ngân hàng thuộc sở hữu hợp pháp của chính họ đem gởi Vietinbank chứ không phải Navibank ủy tiền..
Tuy nhiên, khi HĐXX hỏi "Vì sao 4 nhân viên Navibank khi gửi tiền là tiền sở hữu cá nhân mà đơn kháng cáo lại đề nghị Vietinbank trả cho Navibank. Phải chăng có vấn đề gì ở đây" thì đại diện của 4 người này không trả lời được.
Còn phía Navibank cho biết thêm: "Đòi cho Navibank vì các cá nhân này vay tiền của ngân hàng này để gởi Vietinbank lấy lãi suất".
Tiếp tục cho đối chất với Như, Như xác định các hợp đồng này là do cá nhân của nhân viên Navibank ký. Như chiếm đoạt bằng cách chuyển trực tiếp từ tài khoản khách hàng sang cho chủ nợ và ký giả chữ ký của chủ thẻ tiết kiệm để vay tiền.
Cũng trong sáng nay, HĐXX liên tục hỏi vì sao Navibank là tổ chức tín dụng nhưng không gửi trực tiếp qua Vietinbank mà phải đi vòng thì Navibank cho rằng phải thông qua biện pháp này mới đảm bảo an toàn vốn.
ACB khi đi thì bắc cầu nhưng khi về thì đi thẳng
Đến lượt thẩm vấn ACB, phía ACB cũng yêu cầu Vietinbank trả hơn 718 tỉ đồng do Như chiếm đoạt. Ngoài ra, đại diện cho 19 nhân viên ACB đề nghị Vietinbank trả lại tiền cho ACB. Họ khẳng định, quan hệ của họ với Vietinbank là hợp pháp, toàn bộ số tiền này là của cá nhân gửi cho Vietinbank chứ không phải của ACB ủy quyền.
HĐXX cũng thắc mắc những vấn đề giống với Navibank. HĐXX nói, theo hợp đồng thì ủy thác tiền gởi giữa ACB với nhân viên của mình có quy định nào liên quan giữa ACB và Vietinbank không? Nếu không liên quan thì vì sao ACB đòi Vietinbank trả cho ACB? Vì sao "khi đi thì bắc cầu nhưng khi về thì đi thẳng".
Đại diện ACB cho biết, vì phía ACB muốn đặt mục tiêu sử dụng đồng tiền hiệu quả nhất, bảo toàn được nguồn vốn và các cá nhân sẽ được ưu tiên thanh khoản hơn so với ngân hàng. Phía ACB còn đưa ra ví dụ trường hợp ACB đã gửi tiền nhưng không được thanh khoản. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng đó là câu trả lời suy đoán.
Cho đối chất với Như, Như khai bị cáo lừa đảo chiếm đoạt tại ACB thông qua Huỳnh Thị Bảo Ngọc, phó phòng quản lý quỹ của ACB, ngoài lãi suất là 14% còn phải chi số tiền chênh lệch 10 tỉ đồng cho bà Ngọc. Tuy nhiên, bà Ngọc cho rằng không có chuyện Như trả cho bà Ngọc tiền chênh lệch ngoài hợp đồng.
Như cũng nói thêm, Như chuyển tiền vào tài khoản của chị gái bà Ngọc là Huỳnh Thị Chiêu Uyên qua hướng dẫn của Ngọc. Nhưng bà Ngọc nói đó là sự thỏa thuận của hai người đó, không liên quan đến mình.
HĐXX cho biết sẽ triệu tập Uyên lên tòa để làm rõ, tránh bỏ lọt tội phạm.
Ngọc Lê
Theo Thanhnien
Đại án Huỳnh Thị Huyền Như: Tòa mời đại diện các ngân hàng xác minh Ngày 16.12, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM tiếp tục xét xử vụ án Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng phạm lừa đảo 4.000 tỉ đồng. Như xin lại căn biệt thự thuộc dự án The Nam Hải (Quảng Nam) cho mẹ với lý do đó là tài sản mang tên mẹ mình trước khi vụ án xảy ra. Huyền Như...