Huyền Như đối diện án tử hình?
Nếu tòa chấp thuận lời đề nghị của đại diện VKS thay đổi tội danh truy tố với Huyền Như, nữ bị cáo này sẽ đối diện bản án tử hình.
Ngày 24/12, phiên tòa xét xử phúc thẩm “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như bắt đầu bước vào phần tranh luận. Trong phần nhận định, đại diện VKS đã đề nghị thay đổi tội danh truy tố đối với Huyền Như. Nếu tòa chập thuận đề nghị này, Huyền Như sẽ đối diện bản án tử hình.
Về số tiền hơn 1.085 tỷ đồng mà Như đã chiếm đoạt của 5 đơn vị gồm công ty CP chứng khoán Phương Đông, công ty CP chứng khoán SaigonBank Berjara (SBBS), công ty bảo hiểm Toàn Cầu, công ty Hưng Yên và công ty An Lộc, VKSND tối cao nhận định tài khoản của 5 đơn vị này tại VietinBank là hợp pháp, đúng quy trình.
Huyền Như trong phiên xử sơ thẩm hồi tháng 1/2014 .
Việc để Như chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ của các công ty nói trên không phải lỗi của họ mà lỗi từ sự buông lỏng quản lý của VietinBank, tạo điều kiện cho Huyền Như lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tiền trong tài khoản hợp pháp của 5 công ty trên.
Đại diện VKS cũng cho rằng hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, sử dụng các con dấu, chữ ký giả để chiếm đoạt tài sản có thể truy tố Huyền Như tội danh “Tham ô tài sản”. Theo đó, ngoài tội danh mà bản án sơ thẩm đã tuyên Huyền Như tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, VKS đề nghị hủy một phần bản án sơ thẩm, truy tố Huyền Như thêm tội danh Tham ô tài sản.
Khoản 4 Điều 278 Bộ Luật Hình sự quy định: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Video đang HOT
Như vậy, có một giả thiết, với đề nghị thay đổi tội danh đối với Huyền Như của VKS, nếu tòa chấp thuận thì với số tiền phạm tội trên 1.000 tỷ đồng nói trên, Huyền Như sẽ bị truy tố theo Khoản 4 Điều 278 Bộ Luật Hình sự với mức án từ 20 năm, tù chung thân đến tử hình.
Huỳnh Thị Huyền Như sẽ phải đối diện bản án tử hình.
Ở lần xử sơ thẩm hồi tháng 1, với 2 tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức, Huyền Như may mắn thoát án tử hình, nhận mức án tù chung thân vì lý do có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (khi đó con Huyền Như mới gần 24 tháng tuổi).
Tuy nhiên, Điều 35 Bộ luật Hình sự quy định: Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
Như vậy, cho đến khi tòa mở lại phiên xét xử sơ thẩm lần 2, khi đó đã qua năm 2015 (con của Huyền Như sẽ tròn 36 tháng tuổi vào khoảng tháng 2/2015) Huyền Như liệu có thoát án tử hình lần nữa.
Theo Phap luât TPHCM
Huyền Như tiếp tục "xin" lại biệt thự 43 tỷ đồng
Ngày 23/12, Hội đồng xét xử tiếp tục thẩm vấn các bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong đại án Huỳnh Thị Huyền Như để làm rõ các yêu cầu kháng cáo. Huyền Như khẳng định lại không xin giảm án, chỉ xin lại căn biệt thự 43 tỷ đồng do bà Nguyễn Thị Lang (SN 1950, mẹ Huyền Như) đứng tên.
Quang cảnh phiên tòa
Cấn trừ nợ
Tại phiên tòa, bị cáo Huyền Như thừa nhận đã mang giấy tờ căn biệt thự này đi thế chấp cho người khác để vay tiền. HĐXX hỏi: "Bị cáo xác định lại tài sản này của ai? Huyền Như trả lời: "Đó là tài sản của mẹ bị cáo".
HĐXX hỏi tiếp: "Của mẹ bị cáo sao lại bán cho người khác?". Huyền Như đáp lại: "Bị cáo không bán, bị cáo chỉ đem giấy tờ căn nhà này đi cầm cố cho bà Lê Thị Ngọc Nga (người đang bị cấp sơ thẩm kiến nghị khởi tố về hành vi cho vay lãi nặng trong vụ án này - PV). Tuy nhiên, khi HĐXX mời bà Nguyễn Thị Lang lên thẩm vấn, bà Lang không có mặt.
Trở lại căn biệt thự 43 tỷ đồng, người đại diện của bà Lê Thị Ngọc Nga cho rằng, do toàn bộ giấy tờ căn biệt thự trên do bà Nga nắm giữ vì trước đó đã có thực hiện giao dịch với Huyền Như. Do đó, đại diện bà này yêu cầu giải tỏa kê biên căn biệt thự này do bà Nga đang nắm giữ các giấy tờ pháp lý.
Một người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khác là bà Vũ Thị Kim Thịnh có đơn kháng cáo yêu cầu giải tỏa kê biên căn hộ Orient Apartment tại số 331 Bến Vân Đồn (quận 4, TPHCM). Bà Thịnh cho rằng đây là căn nhà tài sản có giao dịch mua bán với Huyền Như từ tháng 9/2010, song chưa có giấy tờ chuyển quyền sở hữu.
Bà Thịnh trình bày, việc mua bán diễn ra theo hình thức thỏa thuận miệng, không có giấy tờ mua bán. Tại phiên tòa, bà cho rằng đã chuyển tiền 2 lần qua ngân hàng cho Huyền Như, với tổng số tiền 2,7 tỷ đồng.
Nhiều bị cáo không kháng án do được xử nhẹ?
Bị cáo Nguyễn Thị Lành cho rằng trong bản án sơ thẩm kết bị cáo 2 tội: Cho vay lãi nặng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tòa sơ thẩm tuyên bị cáo nộp lại 150 tỷ đồng là khoản thu nhập bất chính từ hoạt động cho vay lãi nặng.
Tuy nhiên, đại diện VKS trích bút lục lời khai của Lành, từ năm 2008 đến năm 2012, Lành cho Như vay 268 món với số tiền 7.800 tỷ đồng, Như đã trả 9.000 tỷ đồng. Phần chênh lệch thu lợi bất chính 1.200 tỷ đồng.
"Vậy tại sao bị cáo Lành chỉ nộp lại số tiền thu lợi bất chính là 150 tỷ? Bị cáo Lành trả lời: "Không biết rõ, phiên tòa sơ thẩm tuyên nộp lại bao nhiêu thì bị cáo nộp bấy nhiêu". Đại diện VKS cho rằng: "Đây là con số quá nhỏ so với số tiền bị cáo thu lợi bất chính nên bị cáo không kháng cáo?". "Bị cáo biết rõ tòa tuyên án bao nhiêu thì bị cáo chấp nhận bấy nhiêu, chứ không có tiền để nộp lại nữa. Nên bị cáo không kháng cáo", bị cáo Lành cho biết.
Bị cáo Lành cho rằng mình chỉ là trung gian, vay người này với lãi suất thấp rồi đem cho vay lại Huyền Như với lãi suất cao hơn. HĐXX cho rằng sẽ xem xét lại số tiền lãi suất 150 tỷ mà bị cáo này thu lợi bất chính mà bản án sơ thẩm đã tuyên trước đó. Trong quá trình xét xử sẽ xem xét khoản tiền thu lợi bất chính mà bị cáo nộp lại đã đúng hay chưa.
Tương tự, bị cáo Phạm Văn Chí cũng không kháng cáo bản án sơ thẩm đã tuyên buộc bị cáo nộp lại 570 triệu đồng thu lợi bất chính. Tại phiên tòa, HĐXX hỏi thực tế bị cáo nhận số tiền chênh lệch bao nhiêu? Bị cáo Chí khai đã nhận 5.9 tỷ đồng nhưng số tiền thực tế nhận được chỉ là 0.05% (khoảng 570 triệu đồng) trên tổng số tiền này vì bị cáo là người trung gian.
HĐXX hỏi: "Thế tại sao trong bản án sơ thẩm lại quy bị cáo chỉ hưởng lợi bất chính hơn 570 triệu đồng. Vậy số tiền còn lại thì sao? Ai nhận? Bị cáo Chí cho rằng vì bị cáo là người trung gian cho Huyền Như vay nên số tiền lãi suất nộp lại cho người khác.
HĐXX cho rằng cần phải làm rõ số tiền này, bị cáo Chí đã đưa cho ai? Số tiền thu lợi bất chính trong hồ sơ điều tra là 5.9 tỷ mà tòa sơ thẩm chỉ tuyên bị cáo Chí nộp lại 570 tỷ đồng là chưa chính xác. Chủ tọa Quảng Đức Tuyên nói: "Xử thì phải xử cho rõ ràng, tới nơi tới chốn chứ, cần phải làm rõ số tiền này chứ!".
Hôm nay, Tòa bước sang phần tranh luận.
HĐXX đã triệu tập những người có liên quan, nhất là trong nhóm bị xác định "giúp việc" cho Huyền Như. Tuy nhiên, họ đều vắng mặt. Do đây chỉ là những người "có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan" nên Tòa không thể áp dụng biện pháp áp giải. HĐXX cho biết sẽ xem xét hành vi của những người này trong vai trò "giúp việc" cho Huyền Như, nếu thấy dấu hiệu phạm tội sẽ kiến nghị khởi tố.
Theo Tiền phong
Huyền Như vay tín dụng đen với lãi suất 144% một năm Khai tại tòa, Như cho biết đã vay hàng trăm tỷ đồng của quỹ tín dụng đen với mức lãi suất 0,4-3,7% một ngày, gấp 10 lần mức trần Ngân hàng Nhà nước công bố, để trả nợ. Ngày 22/12, phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng bọn về hành vi chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của các tổ...