Huyện nghèo phản đối xây dựng thủy điện
Theo quy hoạch, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) có 9 thủy điện trực tiếp và 9 thủy điện gián tiếp ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và nguồn nước tưới sản xuất nông nghiệp. Huyện Sơn Hà đang ra sức xin không đầu tư thủy điện trên địa bàn.
Qua thống kê, thực trạng hiện nay của 9 thủy điện trực tiếp ở huyện Sơn Hà, có 1 thủy điện đã vận hành (hồ chứa nước kết hợp thủy điện Nước Trong với 16,5MW – Sở NN&PTNT Quảng Ngãi), 2 thủy điện đã thu hồi giấy phép, 3 thủy điện tỉnh đề nghị loại khỏi quy hoạch. Còn lại 3 thủy điện (Sơn Trà 1, Dakrinh 2 và Trà Khúc 1) đang được huyện Sơn Hà “đấu tranh”.
Đầu tư thủy điện cũng triệt hạ nhiều khu rừng
“Xẻ thịt” rừng phòng hộ
Thủy điện Sơn Trà 1 do Công ty CP 30-4 Quảng Ngãi đầu tư, được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp giấy phép vào tháng 6/2010 (điều chỉnh tháng 6/2012), với công suất lắp máy 42MW, dung tích hồ chứa 5,479 triệu m3, chiếm diện tích đất theo dự án là 95,43ha.
Phạm vi dự án thủy điện nằm ngang con sông Xà Lò (tên gọi khác là Đăk-Sê-lô), đây là 1 trong 4 nhánh con sông đổ về sông Trà Khúc. Dự án xây dựng tại Tiểu khu 247 và 253 thuộc xã Sơn Kỳ (huyện Sơn Hà) và Tiểu khu 182 ở xã Sơn Lập (huyện Sơn Tây).
Trao đổi riêng về thủy điện Sơn Trà 1, ông Đoàn Ngọc Thạch – Giám đốc BQL rừng phòng hộ đầu nguồn Thạch Nham – cho biết: “Nếu thực hiện thủy điện Sơn Trà 1, diện tích rừng bị “khai tử” không chỉ dừng ở con số báo cáo trong dự án, mà còn hơn 2.300ha rừng phòng hộ khác ở 3 Tiểu khu 247, 253 và 182 đều bị ảnh hưởng trầm trọng”.
Theo thống kê, khu vực rừng bị ảnh hưởng có nhiều gỗ quý hiếm từ hàng chục đến hàng trăm năm tuổi.
Ngoài ra, thủy điện Đăkrinh 2 chiếm dụng gần 200ha, trong đó có 5,38ha rừng phòng hộ (do Công ty CP thủy điện Miền Trung đầu tư, công suất lắp máy 13MW, dung tích hồ 9,3 triệu m3 và cách trung tâm huyện Sơn Hà khoảng 5km), hiện nay so với thời gian dự kiến thi công đã chậm hơn 2 năm.
Đối với thủy điện Trà Khúc 1, diện tích bị “nuốt” là hơn 290ha thuộc xã Sơn Giang (huyện Sơn Hà), do Công ty CP thủy điện Huy Măng đầu tư, với công suất lắp máy 36MW và hồ chứa nước là 11,07 triệu m3
Trước thực trạng thủy điện “chồng” thủy điện, huyện Sơn Hà có nguy cơ mất sạch rừng phòng hộ, kéo theo đời sống người dân bị đe dọa, ông Đặng Ngọc Dũng – Bí thư Huyện ủy Sơn Hà – bức xúc: “Đau đớn hơn khi chủ đầu tư không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch trồng lại rừng, rồi việc trùng tu và đầu tư đường sá đi lại cũng không thấy đá động gì. Nếu cho phép xây dựng các thủy điện này, huyện Sơn Hà sẽ là “vùng đất chết” đầu tiên, khi thủy điện tích nước thì khô hạn, còn xả là chìm trong biển nước. Đến đời sau, con cháu sẽ gánh hệ lụy sai lầm này”.
Video đang HOT
Mùa mưa lũ, nhiều thủy điện đua nhau xả lũ, người dân hạ lưu lĩnh đủ
Mùa nắng kiệt nước, mùa mưa ngập lũ
Trong số 9 dự án bị ảnh hưởng trực tiếp, huyện Sơn Hà chỉ còn đối mặt với 4 thủy điện trên. Đối với 9 dự án gián tiếp trong quy hoạch, hiện nay thủy điện Đăkrinh (huyện Sơn Tây) đã tích nước và dự kiến phát điện vào giữa tháng 4/2014.
Mới vào cuối tháng 3/2014, 2 thủy điện Nước Trong và Đăkrinh đã làm kiệt quệ nguồn nước trên các con sông để về đập Thạch Nham, kiến dòng sông Trà Khúc đang trơ đáy. Nguy cơ thiếu nước tưới cho khoảng 52.000ha đất sản xuất là điều có thể.
Ông Nguyễn Nhung – Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Quảng Ngãi (Sở NN&PTNT) – phân tích: “Đập Thạch Nham phục vụ hơn 30.000ha đất nông nghiệp, lúc thủy điện chưa tích nước, trời hạn hán lắm thì đến tháng 7 hàng năm, mực nước qua đập Thạch Nham mới kiệt nước dưới cao trình 1,87m. Bây giờ mới đến tháng 3 mà các dòng sông, đập Thạch Nham kiệt nước ở mức báo động rồi. Nếu có vài thủy điện nữa thì người dân Quảng Ngãi “trắng” nông nghiệp mất”.
Khi thủy điện đi vào hoạt động, đến mùa khô hạn, thủy điện phải tích nước để vận hành tổ máy phát điện. Mùa lũ đến nếu không xả nước thì có nguy cơ bị vỡ đập. Bài học cay đắng từ thủy điện được minh chứng như ở các tỉnh Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum,…
Bí thư Đặng Ngọc Dũng nhấn mạnh: “Xét về mặt tổng thể, địa phương mất nhiều thứ như rừng phòng hộ, đất sản xuất, xáo trộn đời sống nhân dân, hạn hán, lũ lụt, thời tiết bất thường, an ninh trật tự, an sinh xã hội, đường sá,… Lợi nhuận thì nhà đầu tư bỏ túi, hậu quả thì người dân và địa phương gánh chịu. Tôi đại diện Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Sơn Hà đề nghị không đầu tư xây dựng bất kỳ thủy điện nào khác”.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kiểm tra tại thủy điện Nước Trong
Tại công trình hồ chứa nước kết hợp thủy điện Nước Trong vào ngày 14/12/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề cập đến việc các thủy điện đua nhau phá rừng. Chủ tịch nước yêu cầu tỉnh Quảng Ngãi và các Bộ, ngành thường xuyên kiểm tra, giám sát các thủy điện, tránh việc phá rừng ồ ạt rồi báo cáo sai sự thật.
Hồng Long
Theo Dantri
Luật Xây dựng mới giúp giảm lãng phí, thất thoát
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi có nhiều thay đổi nhằm hạn chế tình trạng lãng phí ngân sách nhà nước, kể cả lãng phí hữu hình lẫn lãng phí vô hình.
Quy định riêng cho dự án dùng vốn nhà nước
Chiều 31/3, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các sở - ngành, doanh nghiệp các tỉnh phía Nam về dự án Luật Xây dựng (sửa đổi).
Tại hội thảo, ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình bày chi tiết điểm mới quan trọng nhất của Luật Xây dựng (sửa đổi) so với luật hiện hành là đổi mới phương thức quản lý và nội dung quản lý dự án nhằm quản lý chặt chẽ đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước. Ông Dũng cho rằng: "Dự án sử dụng nguồn vốn khác nhau cần được quản lý theo phương thức khác nhau".
Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng phát biểu tại hội nghị
Theo ông, Luật Xây dựng 2003 chưa phân biệt rõ phương thức, nội dung đầu tư, phạm vi quản lý cũng như trách nhiệm các chủ thể trong quản lý dự án sử dụng vốn các nguồn vốn khác nhau. Điều này chính là nguồn cơn gây ra lãng phí, thất thoát khi xây dựng dự án dùng vốn nhà nước.
Bởi nguồn vốn nhà nước là nguồn vốn sở hữu toàn dân mà nhà nước chỉ là đại diện quản lý chứ không phải là chủ sở hữu. Các nguồn vốn khác, chính họ là chủ đầu tư, quyết định đầu tư nên họ quản lý nguồn vốn rất chặt chẽ, thất thoát rất ít. Trong khi đó, nguồn vốn nhà nước quản lý theo chế độ ủy quyền.
Khi 1 đơn vị được ủy quyền làm chủ đầu tư dự án, họ có quyền quyết định và từ đó nảy sinh ra tình trạng thông đồng giữa nhà tư vấn, nhà thầu... và làm đội giá công trình lên. Ông Trịnh Đình Dũng cũng cho biết thêm là có rất nhiều dự án xây dựng mà cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện thất thoát từ 1% - 10%, thậm chí có dự án còn hơn mức đó.
Tình trạng thất thoát trên chỉ là 1 trong những hình thức lãng phí hữu hình. Theo ông Dũng còn có nhiều hình thức lãng phí vô hình khác trong hoạt động xây dựng. Chẳng hạn như tình trạng quy hoạch dự án không đúng chỗ, quy mô không phù hợp, quyết định đầu tư cảm tính, xây dựng tự phát của địa phương... dẫn đến khai thác công trình không hiệu quả cũng gây nên lãng phí rất lớn nguồn vốn nhà nước.
Do đó, trong dự thảo sửa đổi Luật Xây dựng, Bộ Xây dựng điều chỉnh nhiều điều khoản để quản lý chặt chẽ hơn hoạt động quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn nhà nước. Cụ thể như: Bổ sung quy định về quy hoạch xây dựng để tránh tình trạng xây dựng tự phát; Quản lý chất lượng xây dựng tiền kiểm để tránh tình trạng thông đồng nâng giá, nâng khống khối lượng...; Xây dựng các ban quản lý dự án chuyên nghiệp để nâng cao trình độ nhân viên ban quản lý, có đơn vị chịu trách nhiệm tới cùng đối với dự án...; Đổi mới cơ chế quản lý chi phí...
Giấy phép xây dựng và nhà ở xã hội vẫn "nóng"
Tại hội thảo, doanh nghiệp, ban ngành các tỉnh phía Nam cũng đóng góp nhiều ý kiến cho dự thảo. Trong đó, giấy phép xây dựng và nhà ở xã hội vẫn là những vấn đề mà nhiều đại biểu quan tâm.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho thủ tục giấy phép xây dựng vẫn còn rất nhiêu khê. Ông đề nghị Bộ Xây dựng có danh sách cụ thể các công trình được miễn giấy phép xây dựng. Ông cũng đề nghị các khu dân cư đã có quy hoạch chi tiết 1/500 thì không cần giấy phép xây dựng để giảm thời gian làm thủ tục cho nhà đầu tư.
Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM cũng đồng tình. Ông cho biết Sở Xây dựng TP đã có thống kê và thấy thời gian ngắn nhất để làm xong thủ tục đầu tư 1 dự án xây dựng là 21 tháng, dài thì lên đến 27 tháng, trung bình là 2 năm. Theo ông, cần ngồi lại để xem từng bước khiếm khuyết chỗ nào để cải tiến, rút ngắn thời gian cho nhà đầu tư.
Đại biểu Sở Xây dựng thành phố Cần Thơ thì quan tâm đến thời hạn bảo hành công trình xây dựng. Theo ông thì với thời hạn bảo hành 1 - 2 năm như hiện nay là quá ngắn đối với những công trình quy mô lớn, tuổi thọ dài. Ông đề xuất: "Thời hạn bảo hành ít nhất là phải bằng 1/10 tuổi thọ của công trình".
Ông Trương Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, kiến nghị tăng cường các quy định giám sát chủ đầu tư dự án xây dựng để bảo vệ khách hàng, người sử dụng. Ngoài ra, ông cũng kiến nghị bắt buộc chủ đầu tư, nhà thầu phải mua bảo hiểm công trình để khỏi phải lo lắng chuyện bảo hành khi xảy ra sự cố. Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu để xuất chỉ nên quy định bắt buộc mua bảo hiểm đối với các công trình có quy mô lớn chứ không phải tất cả.
Ông Lê Hoàng Châu cũng đề xuất các dự án xây dựng nhà ở xã hội nếu đã xây theo thiết kế nhà mẫu được duyệt thì không cần phải xin giấy phép xây dựng để giảm 1 bước thủ tục cho nhà đầu tư. Ông Trương Anh Tuấn cũng đồng tình và cho rằng: "Chúng ta đã xác định nhà ở xã hội là loại hình ưu tiên phát triển thì Luật Xây dựng cần có những điều khoản riêng để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội".
Đoàn công tác giám sát thực tế công trình xây dựng dự án nhà ở xã hội HQC Plaza
Trước đó, trong sáng ngày 31/3, đoàn làm việc gồm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng và UBND TPHCM cũng đã đến giám sát thực tế công trình xây dựng dự án nhà ở xã hội HQC Plaza của công ty CP Địa ốc Hoàng Quân (quận 8, TPHCM). Tại đây, lãnh đạo công ty Hoàng Quân cũng đã kiến nghị Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội.
Phát biểu kết luận chuyến công tác, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoan nghênh những ý kiến đóng góp của các Đại biểu Quốc hội, lãnh đạo các Sở Xây dựng. Ông nhận định có rất nhiều ý kiến hay và thiết thực, đoàn sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp trên cùng những thực tế mà đoàn khảo sát được để có đánh giá chính xác đối với dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Bộ trưởng Công thương: Xây biệt thự, sân tennis "có lợi" cho điện (!?) Báo cáo gửi đến UB Thường vụ QH phục vụ phiên giải trình sáng 1/4 của Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng dành nội dung giải trình về việc xử lý những vấn đề tại kết luận của Thanh tra Chính phủ khi thanh tra tập đoàn Điện lực (EVN).Trước hết, về vấn đề đầu tư ngoài ngành, Bộ trưởng Vũ Huy...