Huyện nghèo Kon Rẫy tạo đột phá từ cây trồng
Là huyên nghèo của tỉnh Kon Tum, với xuất phát điểm rất thấp, nhưng sau nhiều năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, Kon Rẫy đã đạt được nhiều kết quả to lớn, tạo tiền đề bứt phá trong thời gian tới.
Tập trung nâng cao thu nhập
Ông Võ Văn Lương – Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy cho biết, trong xây dựng NTM, khó khăn lớn nhất của huyện là thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Nhằm giải quyết vấn đề này, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế.
Người dân xã Đăk Ruồng ra quân trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường. Ảnh: V.H
Huyện Kon Rẫy đã có 2 xã đạt chuẩn NTM là Đăk Ruồng và Tân Lập, theo lộ trình đến cuối năm 2019 sẽ có thêm xã Đăk Tơ Lùng. Đây chính là những tiền đề quan trọng để huyện Kon Rẫy tăng tốc cải thiện các tiêu chí về thu nhập, giảm nghèo, tạo nguồn lực để xây dựng NMT trong thời gian tới.
Theo đó, đối với các loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư cải tạo, thâm canh. Nhờ đó, năng suất, chất lượng được nâng lên rõ rệt.
Còn các cây trồng truyền thống như (lúa, bắp, sắn), huyện tập trung hỗ trợ giống mới có năng suất cao, kháng bệnh, hỗ trợ phân bón và chuyển giao kỹ thuật cho người dân để tăng năng suất.
Ở những khu ruộng lúa nước không đảm bảo nguồn nước, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang các loại cây trồng cạn như bắp, sắn và các loại cây trồng sử dụng ít nước tưới, nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn lúa.
Video đang HOT
Đặc biệt, trong mấy năm gần đây, nhiều hộ còn chuyển một bộ phận diện tích đất sang trồng dâu nuôi tằm, lấy kén, kết quả là thu nhập cao hơn các cây trồng truyền thống, nhất là chỉ sau vài tuần nuôi tằm đã có thu hoạch. Trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện khuyến khích người dân phát triển gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, trang trại, giảm dần quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ.
Để có thêm nguồn lực hỗ trợ người dân, huyện đã tranh thủ lồng ghép các chương trình, dự án. Điển hình như 8 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Các dự án này đã hỗ trợ máy tuốt lúa và máy cày tay cho người dân tại xã Đăk Pne; hỗ trợ bò cái sinh sản tại xã Đăk Tơ Lung; hỗ trợ giống sắn cao sản tại xã Đăk Tờ Re; hỗ trợ bình phun thuốc tại xã Đăk Kôi; hỗ trợ máy tuốt lúa cho xã Đăk Ruồng và Tân Lập; hỗ trợ bò cái sinh sản và phân bón tại thị trấn Đăk Rve…
Cũng theo ông Võ Văn Lương, xác định sản xuất phải gắn kết với tiêu thụ sản phẩm, thời gian qua, huyện nỗ lực tạo điều kiện, thu hút các doanh nghiệp vào tiêu thụ, chế biến nông sản do nông dân làm ra. Bước đầu, đã có Công ty TNHH Dịch vụ – Kỹ thuật Nông nghiệp xanh Kon Tum liên kết với nông dân trồng khoai lang Nhật Bản ở xã Đăk Tờ Lung, Công ty CP Fococev Tây Nguyên liên kết dân trồng sắn cao sản tại xã Tân Lập…
Tạo tiền đề bứt phá
Cũng xuất phát từ thực trạng thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, trong xây dựng NTM, huyện Kon Rẫy đã xác định việc đầu tư linh hoạt, không dàn trải.
Ông Đinh Ngọc Hải – Chủ tịch UBND xã Đăk Ruồng cho hay: “Năm 2016 xã Đăk Ruồng về đích xây dựng NTM. Kinh nghiệm của xã là đầu tiên phải rà soát lại tất cả các thôn/làng, tập trung mọi nguồn lực để đạt tiêu chí đó sớm. Những tiêu chí ít tiền hoặc không tiền thì tập trung hoàn thành, không trông chờ, ỷ lại cấp trên. Như vậy, vừa đồng bộ phát triển sản xuất, vừa tập trung đầu tư thì sẽ hoàn thành các tiêu chí đề ra”.
Nhờ các giải pháp trên, thu nhập bình quân đầu người, số lao động có việc làm trên địa bàn huyện Kon Rẫy đã tăng nhanh. Đến nay, tổng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn là 22,54 triệu đồng/năm, tăng thêm 0,95 triệu đồng so với cuối năm 2018, có 2 xã đạt chuẩn về thu nhập là Đăk Ruồng và Tân Lập.
Số hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều khu vực nông thôn giảm còn 1.767 hộ/5.614 hộ, có 2 xã đạt chuẩn về giảm nghèo là Đăk Ruồng, Tân Lập. Đặc biệt, đã có 6/6 xã đạt chuẩn về tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động có việc làm.
Theo Danviet
Thanh tra Sở GTVT tỉnh Kon Tum chú trọng bảo vệ hành lang an toàn đường bộ
Bên canh viêc kiểm tra, xử lý xe vi phạm quá khổ, quá tải, Thanh tra Sơ GTVT tỉnh Kon Tum con chu trong công tác tuyên truyền, nỗ lực để từng bước nâng cấp, sửa chữa và xây mới, tiến đến hoàn thiện dần hành lang đường bộ trên địa bàn toan tinh.
Thanh tra Sở GTVT tỉnh Kon Tum làm tốt công tác tuyên truyền
để thực hiện bảo vệ hành lang an toàn đường bộ
Quyết liệt trong thực hiện bảo vệ hành lang đường bộ
Trước viêc lấn chiếm hành lang giao thông, lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng trái phép, Thanh tra Sơ GTVT tỉnh Kon Tum đa tiên hanh thực hiện Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh về việc triển khai lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ.
Trươc đo tại nhiều tuyến tỉnh lộ, vỉa hè bi biến thành nơi để hàng hóa của các hộ kinh doanh, gây khó khăn cho người đi bộ. Đăc biêt trước năm 2013, viêc lấn chiếm, xây dựng các công trình nhà ở, lều quán, hàng rào... diễn biến phức tạp va có chiều hướng gia tăng nhanh. Nhiều trường hợp, đối tượng vi phạm xây dựng cac công trình vào ban đêm và các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè xây dựng trái phép gây mất TTATGT nông thôn, ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đường làng, ngõ xóm...
Đê châm dưt tinh trang trên, Thanh tra Sở đa phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ và chính quyền tâp trung tuyên truyền, vận động ngươi dân tự giác tháo dỡ các công trình vi phạm; kiên quyết xử lý đối với những hộ không chấp hành tự giác tháo dỡ, đông thơi tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính chuyển UBND huyện xử lý.
Ngoai ra, Sở GTVT tỉnh Kon Tum đã giao Thanh tra Sơ cùng đơn vị quản lý đương bô phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở các xã, phường thành lập đoàn công tác xuống tận địa bàn thôn, làng, vào từng hộ dân tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức chấp hành, tự giác tháo dỡ công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ trên 4 tuyến quốc lộ (14C, 24, 40, 40B) và 10 tuyến đường tỉnh.
Theo đo trong năm 2018, lực lượng chức năng đã vận động tháo dỡ được 56 trường hợp vi phạm, trong đó: 02 trường hợp vi phạm năm 2013, 3 trường hợp vi phạm năm 2014, 3 trường hợp vi phạm năm 2016, 12 trường hợp vi phạm năm 2017 và 36 trường hợp vi phạm năm 2018. Một số địa phương đã làm tốt công tác vận động tự tháo dỡ công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ như: Huyện Sa Thầy, huyện Kon Rẫy, huyện Đăk Tô, TP. Kon Tum và huyện Ia H'Drai.
Đây manh công tac tuyên truyên
Thanh tra Sở GTVT tỉnh Kon Tum đến tận nhà
tuyên truyền pháp luật ATGT cho người dân
Sau 3 năm tiên hanh thực hiện Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh về việc triển khai lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, nhận thức của nhân dân đã có sự chuyển biến ro rêt, sô hô vi pham đa giam đang kê.
Tư nhưng kêt qua trên, năm 2018, Thanh tra Sơ GTVT tỉnh Kon Tum tiêp tuc tăng cường phối hợp với các ngành chức năng như CSGT, Cảnh sát trật tự, các đơn vị quản lý đường, UBND các huyện, thành phố để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trên các lĩnh vực: Xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ; trật tự vận tải; xe đậu, đỗ không đúng nơi quy định; kiểm soát tải trọng xe; lắp đặt và sử dụng thiết bị giám sát hành trình xe.
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh Kon Tum cho biết: "Thưc hiên nhiêm vu bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, chúng tôi thường xuyên phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ, cán bộ các xã trên địa bàn đến từng hộ dân để tuyên truyên, phô biên quy định phap luât vê quan lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ. Nhăm thưc hiên nhiêm vu bao vê hanh lang đương bô, năm 2018 Thanh tra Sở đã tổ chức lồng ghép phổ biến giáo dục pháp luật thông qua việc thực thi nhiệm vụ các quy định pháp luật về hành lang an toàn đường bộ đối với 155 trường hợp vi phạm... Trong quá trình thưc hiên nhiệm vụ, phương châm cua chung tôi la phải mềm dẻo, kiên trì thuyết phục để ngươi dân hiểu va tự giác tháo dỡ cac công trinh vi pham cua minh".
"Bên canh nhưng kêt qua đa đat đươc con tôn tai môt sô kho khăn như chính quyền một số huyện chưa quan tâm đúng mức tơi công tác xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ, hành vi vi phạm ngày càng tăng, chưa kiên quyết cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm. Vê thực thi nhiệm vụ dừng phương tiện, lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định... đã được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động tuy đã được bổ sung nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu công việc nên khó khăn trong hoạt động của thanh tra chuyên ngành GTVT...", ông Tuân cho biêt thêm.
Tư nhưng kêt qua đa đat đươc, Thanh tra Sơ đề nghị UBND các huyện, thành phố tiếp tục xử lý triệt để các vụ vi phạm hành lang an toàn đường bộ do Thanh tra Sở đã lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến. Đồng thời, chính quyền cấp xã cần tăng cường phối hợp với Thanh tra Sở và đơn vị quản lý đường bộ kịp thời phát hiện và xử lý hiệu quả vi phạm mới phát sinh.
PV
Theo ATGTVT
Bắt thêm 4 đối tượng trong đường dây 'tín dụng đen' của ông trùm Đại 'lác' Ngày 12/1, thông tin từ công an Thanh Hóa cho biết, cơ quan chức năng tỉnh đã khởi tố và bắt tạm giam 4 đối tượng thuộc Công ty TNHH dịch vụ tài chính Đại Tín (thành phố Thanh Hóa) do có liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" cho vay nặng lãi. Đối tượng Cương và Châm Anh bị lực lượng...