Huyện Mèo Vạc: Từ bản sắc văn hóa đến sự đặc sắc của du lịch
Nằm trong Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc là một trong những tuyến điểm du lịch quan trọng của Hà Giang.
Nhắc đến huyện Mèo Vạc là tới cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ với dòng sông Nho Quế, vách đá thần Mã Pì Lèng, con đường Hạnh Phúc… Cùng với đó là Lễ hội Chợ tình Khâu Vai và các Làng văn hóa du lịch cộng đồng giàu bản sắc dân tộc Mông như: thôn Pả Vi Hạ (xã Pả Vi); Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tát Ngà (xã Tát Ngà)…
Lễ hội Chợ tình Khâu Vai – điểm đến du lịch riêng có của huyện Mèo Vạc
Những năm qua, nhờ chú trọng bảo tồn văn hóa gắn với phát triến du lịch và triển khai các đề án phát triển thương mại – dịch vụ, kinh tế – xã hội của huyện Mèo Vạc đã có những bước phát triển rõ rệt.
Tính đến năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa của huyện Mèo Vạc đạt 647,27 tỷ đồng, tăng 1,93 lần so với năm 2015; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 144 tỷ đồng, tăng 82,41 tỷ đồng so với năm 2015; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 20 triệu USD.
Đến nay, kết cấu hạ tầng du lịch của huyện Mèo Vạc cơ bản đã được đầu tư, nâng cấp, tôn tạo; các điểm thăm quan, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí phát triển mạnh…
Với chủ trương phát triển du lịch, gắn với khai thác, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và lợi thế của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc đang tiếp tục đầu tư, thu hút đầu tư nâng cấp và khai thác hiệu quả các công trình, dự án là điểm nhấn du lịch của huyện.
Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc) – một trong “tứ đại đỉnh đèo” ở Việt Nam
Trong đó phải kể đến các điểm đến đang được rất nhiều du khách quan tâm như: Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ; Chợ tình Khâu Vai; Khu du lịch đa trải nghiệm Mê cung đá; Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Tả Lủng; Nhà máy chế biến thịt bò Vàng; Dự án khu đô thị mới Cao nguyên đá; Dự án khu du lịch sông Nho Quế; Dự án xây dựng khu du lịch khám phá, trải nghiệm Parastone; Dự án đầu tư khai thác hang động tại thôn Sán Tớ và hố sụt tại thôn Tìa Chí Dùa (thị trấn Mèo Vạc)…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư khai thác hiệu quả Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán phục vụ phát triển du lịch; đầu tư dự án trồng rừng bảo tồn cảnh quan Mã Pì Lèng. Triển khai thực hiện tốt các quy hoạch vùng trồng hoa tam giác mạch tại thị trấn Mèo Vạc, Tả Lủng, Pả Vi, Pải Lủng; vùng trồng cây đào cảnh quan các trục đường (từ thị trấn Mèo Vạc đi xã Khâu Vai, Pải Lủng..), tạo điểm nhấn du lịch của huyện.
Đặc biệt, để du khách có thêm những trải nghiệm ý nghĩa khi đến với huyện Mèo Vạc, Phòng Văn hóa của huyện Mèo Vạc đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương khôi phục, duy trì, phát triển các lễ hội truyền thống của các dân tộc, theo Đề án: Tổ chức ngày hội văn hóa của dân tộc Nùng – Giáy gắn với Chợ phong lưu Khâu Vai, Chợ phong lưu xã Sơn Vĩ; Ngày hội văn hóa dân tộc Mông, gắn với Festival khèn Mông; Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô gắn với Lễ mừng ngô mới; Ngày hội văn hóa dân tộc Dao gắn với Lễ hội Bàn Vương…
Huyện Mèo Vạc nổi tiếng với hẻm Tu Sản hùng vỹ
Theo ông Nguyễn Huy Sắc – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc: Xác định du lịch là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế – xã hội của huyện Mèo Vạc, bên cạnh việc khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên sẵn có; huyện Mèo Vạc rất chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng phục vụ du lịch như: Mật ong bạc hà, lợn đen Lũng Pù, thịt bò vàng Mèo Vạc, gạo khẩu mang, trang phục dân dân tộc Mông, Dao, Nùng, Lô Lô… Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch, dịch vụ.
Với các hộ dân có mong muốn và có đủ điều kiện để xây dựng nhà nghỉ cộng đồng phục vụ du lịch, huyện Mèo Vạc luôn khuyến khích và tạo cơ chế để thu hút đầu tư bảo tồn, phát triển nhà ở dịch vụ theo kiến trúc nhà truyền thống dân tộc Mông, Tày, Nùng, Giấy để thu hút du khách và phát triển du lịch bền vững.
Giờ đây, lên với huyện Mèo Vạc, du khách đã thoải mái và an tâm hơn rất nhiều bởi dịch vụ vận tải, bưu chính, viễn thông… ở huyện vùng cao biên giới này đã có những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng văn minh, hiện đại.
Sự thay đổi này không chỉ mang lại thuận lợi cho đồng bào các dân tộc ở huyện Mèo Vạc, mà hơn thế còn tạo cú hích để hoạt động thương mại – dịch vụ của huyện Mèo Vạc phát triển; từ đó thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với huyện Mèo Vạc và ở lại lưu trú, thưởng thức các đặc sản độc đáo của địa phương.
10 thành phố đặc sắc nhất Việt Nam qua góc nhìn cây viết Canada
Dưới đây là những thành phố đặc sắc nhất của Việt Nam do một cây viết tự do người Canada bình chọn, sau một thời gian định cư trên dảI đất hình chữ S.
Matthew Pike là cây viết tự do người Canada đã định cư ở Việt Nam và vô cùng yêu thích mảnh đất hình chữ S này. Theo Pike, nếu xếp hạng 10 thành phố đặc sắc nhất Việt Nam, đầu tiên sẽ là thủ đô Hà Nội. Thủ đô Hà Nội từng được Flight Network - một trong những công ty du lịch trực tuyến hàng đầu tại Canada bình chọn là một trong 50 thành phố đẹp nhất thế giới.
Hà Nội hấp dẫn bởi nhiều hồ nước trong lành cùng sự pha trộn nét quyến rũ giữa kiến trúc Pháp và Việt Nam cũng như sự nổi bật của những khu phố cổ đặc trưng. Những con phố buôn bán tấp nập, cuộc sống về đêm nhộn nhịp và những món ăn ngon nhất hành tinh của ẩm thực Việt Nam.
Không phải ngẫu nhiên mà Hạ Long được đại thi hào Nguyễn Du ưu ái đặt cho cái tên là "kỳ quan đất dựng giữa trời cao". Từ trên cao nhìn xuống, Hạ Long đẹp tựa một bức tranh thủy mặc với những nét chấm phá đặc sắc.
Đại danh này còn được UNESCO xếp hạng Di sản Văn hóa Thế giới. Nếu bạn vẫn chưa đi Hạ Long thì hãy mau lên kế hoạch để có thể tận mắt chiêm ngưỡng viên ngọc quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam.
Huế được mệnh danh là thành phố du lịch với vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại. Nằm nghiêng mình bên dòng sông Hương hiền hòa, thơ mộng, thành phố Huế có tiềm năng du lịch rất lớn ở khu vực miền Trung.
Phố cổ Hội An là một thành phố nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, một phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1.000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ... đến các món ăn truyền thống, tâm hồn của người dân nơi đây. Pike viết trên Culture Trip, nếu bạn có thời gian đến vài nơi ở Việt Nam thì hãy nhớ ghé qua Hội An.
Nha Trang - thành phố biển xinh đẹp là một điểm đến đa dạng. Nó vừa có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, vừa có rất nhiều những hoạt động sôi nổi và thú vị dành cho những người thích các trò chơi mạo hiểm. Theo thống kê của mạng xã hội và nhiều khách du lịch thì thành phố Nha Trang luôn lọt trong top đầu những thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
Nếu đang tìm một nơi để trốn tránh cái nóng hầm hập thì Đà Lạt đúng là nơi dành cho bạn. Nằm trên một cao nguyên có độ cao là 1500m so với mực nước biển nên thành phố này luôn có bầu không khí trong lành, mát mẻ và dễ chịu vô cùng.
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn là một đô thị sôi động, thu hút với vô số những điểm đến ấn tượng như các bảo tàng, các nhà hàng đẳng cấp thế giới, những khách sạn sang trọng cho đến các quán ăn vỉa hè với những món ẩm thực đa dạng có thể đáp ứng thị hiếu của đông đảo khách hàng.
Hầu hết các khách du lịch nước ngoài sau khi đến thành phố Hồ Chí Minh sẽ chọn chuyến đi nửa ngày tới Mỹ Tho, nhưng nếu có thời gian, bạn hãy đi xa hơn xuống Cần Thơ, khám phá khu chợ nổi Cái Răng - chợ nổi lớn nhất Việt Nam và cũng ấn tượng hơn nhiều so với những khu chợ nổi khác trong khu vực.
Thành phố biển Đà Nẵng nhộn nhịp có vô số những điểm đến thu hút chờ bạn khám phá như Cầu Vàng, bãi biển Mỹ Khê, bán đảo Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn, bãi biển Lăng Cô... Đây được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
Thành phố nhỏ xinh đẹp Hải Phòng còn có tên gọi là thành phố Hoa Phượng đỏ và nếu bạn tới đây vào mùa hè, khi đi trên các con phố bạn sẽ choáng ngợp với những chùm hoa phượng đỏ rực một góc trời. Đây cũng là một nơi đáng để khám phá với nhiều công trình kiến trúc cũ từ thời thuộc địa còn tồn tại như một nét đẹp rất riêng của nơi đây như Ga Hải Phòng, Bưu điện trung tâm, Nhà hát thành phố...
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc - đất Phật ở miền biên giới Cao Bằng Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại miền biên giới phía Bắc tại tỉnh Cao Bằng. Nơi đây, thu hút đông đảo khách du lịch gần xa bởi sự linh thiêng và lối kiến trúc Phật giáo đặc sắc cùng với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ thanh bình. Chùa Phật Tích Trúc Lâm...