Huyện Mê Linh: Gần 1.500 giáo viên được hướng dẫn ứng phó Covid-19
Giáo viên được hướng dẫn tỉ mỉ về các biểu hiện nhiễm bệnh, giải pháp ứng biến kịp thời cũng như phương pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại trường học.
Sáng nay (27/2), Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh, TP Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm y tế huyện tổ chức tổ chức hội nghị tập huấn phòng, chống Covid-19 cho toàn bộ lãnh đạo, cán bộ phòng GD&ĐT, trung tâm y tế huyện cùng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trên toàn địa bàn.
Theo Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh Trần Thị Lan, 100% giáo viên làm công tác chủ nhiệm của các trường mầm non, tiểu học và THCS công lập, các cơ sở mầm non tư thục (mỗi nhóm tuổi cử 1 giáo viên phụ trách lớp) đã được hướng dẫn các kỹ năng, kiến thức cần thiết về công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo các điều kiện cần thiết để chuẩn bị đón học sinh trở lại lớp học.
Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mê Linh Nguyễn Kiến Dụ đang tập huấn kiến thức chống dịch cho các giáo viên. Ảnh: Bảo Trọng
Video đang HOT
Trước đó, trong văn bản chỉ đạo tới các đơn vị liên quan, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn yêu cầu phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; hàng ngày lập bảng theo dõi nhiệt độ để kiểm tra 2 lần/ngày, chuẩn bị xà phòng, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay nhanh để các học sinh sát khuẩn trước/sau khi ra vào lớp học.
Cũng theo ông Hoàng Anh Tuấn, học sinh trên toàn địa bàn sẽ được tổ chức chào cờ ngay tại lớp học để hạn chế tập trung đông người, bố trí nghỉ giải lao giữa các tiết học và bữa ăn bán trú của các khối học lệch giờ.
Được biết, huyện Mê Linh là một trong số ít địa phương đảm bảo mỗi phòng học được trang bị tối thiểu 1 nhiệt kế điện tử để phục vụ công tác thăm khám, phòng dịch tới học sinh.
Theo kinhtedothi
TP.HCM thiếu giáo viên chuyên ngành giáo dục đặc biệt
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành giáo dục đặc biệt còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế tại địa phương, nhất là ở các trường có nhiều học sinh học hòa nhập.
Ngày 25-10, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 giáo dục đặc biệt.
Ông Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Phó Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho hay năm học 2018-2019, toàn TP có 21 trường chuyên biệt, 12 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tiếp nhận học sinh (HS) chuyên biệt (khuyết tật mức độ nặng), 725 trường công lập từ mầm non, tiểu học, THCS và THPT dạy HS hòa nhập (khuyết tật mức độ nhẹ).
Sở GD&ĐT TP.HCM trao tặng bằng khen cho các quận, huyện có đơn vị tham dự hội thi làm đồ dùng dạy học, đồ chơi giáo dục đặc biệt. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Theo ông Hoàng, công tác chăm lo HS khuyết tật luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, các tổ chức xã hội. Chất lượng chăm sóc, giáo dục ngày càng được nâng cao, công tác truyền thông, tư vấn được thực hiện thường xuyên nhằm phục vụ tốt việc vận động trẻ trong độ tuổi đến lớp. Việc tiếp nhận HS đến học hòa nhập tại các trường cũng mở rộng...
Cạnh đó, hoạt động này còn gặp một số khó khăn như công tác điều tra, thống kê, quản lý số liệu giữa các cơ quan, ban, ngành chưa đồng bộ dẫn đến tiến độ thu thập số liệu còn chậm. Việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận mức độ khuyết tật cho HS có nơi chưa đồng bộ. Một số địa phương vẫn chưa có kế hoạch xây dựng cơ sở giáo dục đặc biệt để hỗ trợ trẻ khuyết tật tại địa phương mình, một số trường chuyên biệt chưa mở rộng đối tượng mà chỉ thực hiện hỗ trợ giáo dục cho một dạng tật.
Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng đúng chuyên ngành chưa đáp ứng được tình hình thực tế. Giáo viên các trường chuyên biệt chuyển công tác nhiều trong khi số lượng HS ngày càng tăng. Cơ sở vật chất cũng chưa đủ đáp ứng yêu cầu dạy và học cho từng dạng tật.
Trước những hạn chế trên, Sở GD&ĐT kiến nghị Bộ GD&ĐT giới thiệu các chương trình giáo dục nghề cho HS khuyết tật với những dạng tật, mức độ tật khác nhau; chương trình giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giới tính cho HS khuyết tật. Cạnh đó tham mưu về hỗ trợ nhân viên khối gián tiếp trong trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được hưởng phụ cấp ưu đãi.
Tại buổi lễ, Sở GD&ĐT phát thưởng hội thi làm đồ dùng dạy học, đồ chơi giáo dục đặc biệt. Tổng số đồ dùng, đồ chơi tham dự hội thi là 133; bảng đồ dùng, đồ chơi giáo dục chuyên biệt có 34/75 sản phẩm đoạt giải. Bảng đồ dùng, đồ chơi giáo dục hòa nhập có 36/76 sản phẩm đoạt giải.
Hội thi được tổ chức thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, tự làm cải tiến, bảo quản, khai thác sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi nhằm phục vụ tại chỗ và kịp thời, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Việc tự làm đồ dùng, đồ chơi trở thành một hoạt động sư phạm thường xuyên sẽ góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục chuyên biệt và giáo dục hòa nhập.
Theo PLO
Nữ giáo viên vay tiền trên mạng, cả trường bị 'khủng bố' đòi nợ Mấy ngày qua, các giáo viên Trường THCS - THPT Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) vô cớ bị "khủng bố" đòi nợ. Ngày 25/10, lãnh đạo Trường THCS - THPT Lý Văn Lâm (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) xác nhận có việc, cán bộ, giáo viên của trường bất ngờ bị khủng bố đòi nợ, mà nguyên nhân bắt đầu từ...