Huyện Gia Lâm đề xuất thành lập quận
Nếu quận Gia Lâm được thành lập theo đề xuất của lãnh đạo huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội sẽ có 13 quận.
Trong buổi làm việc với Bí thư Hà Nội ngày 6/3, lãnh đạo Gia Lâm đã đề xuất xây dựng Gia Lâm thành quận. Cho ý kiến về đề xuất, Bí thư Hà Nội cho rằng, xu hướng chung của Hà Nội là tất cả các huyện đều sẽ thành quận, nhưng vấn đề nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu vào nội lực của các địa phương. Theo người đứng đầu Đảng bộ Hà Nội, thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng huyện Gia Lâm thành quận, nhưng cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện phải cố gắng, phấn đấu quyết liệt hơn nữa, nhất là về thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng.
Trao đổi với VnExpress sáng 9/3, ông Trương Văn Học, người phát ngôn huyện Gia Lâm cho hay, “đây mới là ý tưởng đưa ra tại hội nghị, huyện chưa có văn bản đề xuất chính thức”.
Phối cảnh một khu đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm. Ảnh: Minh Trí.
Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Phía Bắc của huyện là quận Long Biên; phía Tây Nam có địa giới là sông Hồng, bên kia bờ là huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai; phía Đông Bắc và Đông giáp với các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp với huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; Huyện Gia Lâm gồm 20 xã, 2 thị trấn; Diện tích: 114,79 km2; Dân số khoảng 245.000 người;
Trước đó ngày 1/4/2014, huyện Từ Liêm đã thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập 2 quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, nâng số quận của thành phố Hà Nôi lên 12, gồm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và 17 huyện.
Video đang HOT
Võ Hải
Theo VNE
Những ngày cận Tết: Nhận diện hiểm họa cháy
Đó là nguy cơ cháy chợ, khi lượng hàng những ngày cuối năm dồn về nhiều. Có vô vàn nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn tại các khu chợ song theo đại diện Cảnh sát PC&CC Hà Nội, lo nhất vẫn là ý thức chấp hành an toàn phòng cháy, chữa cháy của nhiều hộ kinh doanh và cả sự giám sát lỏng lẻo của ban quản lý các khu chợ.
Nguyên nhân vụ hỏa hoạn chợ Nhật Tân được xác định do chập điện
Biến chợ thành kho chứa hàng
Theo quy luật, cứ đến dịp cuối năm là lượng hàng hóa tại các chợ gia tăng đột biến do các chủ hộ kinh doanh tập kết hàng để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến người kinh doanh có thể... trắng tay nếu như sự cố hỏa hoạn xảy ra. Ghi nhận của phóng viên tại một số chợ đầu mối, chợ lớn những ngày này cho thấy, nhiều khu chợ đã thực sự trở thành những kho hàng khổng lồ.
Mới đây nhất, trong đợt kiểm tra tại chợ Nành thuộc xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, lực lượng PC&CC huyện Gia Lâm đã phải báo cáo UBND huyện và thành phố về những nguy cơ hỏa hoạn rình rập. Thượng úy Vũ Xuân Hòa, cán bộ PC&CC Gia Lâm cho biết: "Với diện tích mặt bằng khoảng hơn 6.000m2, chợ Nành gồm 4 khu A, B, C, D, mỗi khu trung bình có từ 200 đến 300 sạp hàng, chủ yếu là chất dễ cháy như vải vóc, quần áo... Trong khi đó tiêu chuẩn chợ ban đầu phê duyệt chỉ có gần 600 hộ kinh doanh, nhưng đến nay tăng lên con số 1.133 hộ. Sự biến động như vậy là mối đe dọa và tiềm ẩn nguy cơ lớn về công tác an toàn PC&CC".
Cổng chợ Nành - Ninh Hiệp lắp đặt barie chắn xe máy gây cản trở công tác đảm bảo an toàn PCCC
Những nguy cơ tiềm ẩn về hỏa hoạn đã quá rõ, trong khi một số hạng mục xây dựng tại đây lại chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC. Trong lần thực tế gần đây nhất cùng lực lượng PC&CC huyện Gia Lâm, phóng viên đã ghi nhận những tồn tại đáng lo ngại tại khu chợ này. Càng đi sâu trong chợ, càng thấy hàng hóa được bày bán chiếm hết lối đi và hầu hết che kín những tiêu lệnh, nội quy về PCCC. Nhiều chủ sạp hàng nối dây điện tùy tiện, chạy trần không cho vào ống gen. Đối với các thiết bị PCCC, chỉ khi có lực lượng PC&CC đi kiểm tra, các hộ kinh doanh mới "giật mình" thực hiện một cách đối phó là... vén những đống hàng hóa ra để cho tổ công tác nhìn thấy.
Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội cảnh báo: "Các tiêu lệnh và phương tiện chữa cháy tại chỗ là giải pháp giảm thiệt hại, dập lửa kịp thời nếu xảy ra sự cố cháy. Hơn nữa, điều quan trọng đối với công tác PC&CC là nguồn nước và đường tiếp cận nếu sự cố cháy xảy ra. Đây là điều kiện tiên quyết để cứu nạn, cứu hộ, chống cháy lan. Nếu những yếu tố quan trọng này không đáp ứng đầy đủ thì sẽ là cản trở lớn cho công tác đảm đảm PCCC tại các chợ". Cán bộ kiểm tra PC&CC Gia Lâm thông tin: Theo quy định, xe chữa cháy có thể tiếp cận được tại cổng chính khu A và cổng phụ khu C. Tuy nhiên, thực tế đối với chợ Nành Ninh Hiệp hiện nay, xe chữa cháy không thể tiếp cận được từ hai hướng này. Chưa kể việc thanh chắn ngang cách mặt đất 40cm được xây ngay tại lối vào và mái che có chiều cao hơn 4m, gây cản trở xe chữa cháy hoạt động.
Những vụ cháy lớn gây thiệt hại người và của năm 2014
Phải coi trọng công tác phòng ngừa
Phòng cháy là công tác vô cùng quan trọng thế nhưng thực tế hiện nay, việc này chưa được chủ sở hữu tài sản ở các khu chợ quan tâm thực hiện. Một khi người dân chưa nhận thức rõ trách nhiệm về việc phòng cháy thì hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Theo đánh giá của Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội, nguyên nhân gây ra hỏa hoạn chủ yếu do ý thức của người dân và đều xuất phát từ nguồn điện cùng việc sử dụng lửa trần. Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội phân tích: "Sự tùy tiện của người dân là nguy cơ lớn. Đáng lẽ 1 sạp hàng chỉ quy định có 2 bóng thắp sáng, thế nhưng người kinh doanh tự ý mang thêm ấm nước, bếp dùng chung nguồn điện thì việc quá tải ắt sẽ gây cháy". Thực tế đáng ngại khác, là người kinh doanh còn rất chủ quan, ví dụ tùy tiện thuê thợ hàn cắt về làm ngay tại thực địa hay thờ cúng, thắp hương ở diện tích hẹp, nhiều chất liệu dễ bén lửa...
Phòng cảnh sát PC&CC Gia Lâm kiểm tra phát hiện nhiều vi phạm về an toàn PCCC tại chợ Nành - Ninh Hiệp
Chợ vải Phùng Khắc Khoan, chợ Phùng Khoang hay Đồng Xuân, ... hầu hết đều đang như những kho hàng, mặc dù lượng khách đông nhưng việc đầu tư trang thiết bị báo cháy, chữa cháy cũng như sự tuân thủ quy định an toàn PCCC chưa được chú trọng. Tồn tại này trước hết thuộc trách nhiệm của các BQL chợ. "Liều thuốc" tốt nhất để giảm nguy cơ, sự cố cháy tại các chợ dịp cuối năm là các chủ cơ sở kinh doanh, BQL chợ phải tuân thủ các quy định về an toàn PCCC. Công tác này phải được thực hiện thường xuyên, thông qua quá trình kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy định. Nếu ý thức PCCC không được nâng lên, thì xảy ra hỏa hoạn chỉ là vấn đề thời gian.
Theo An Ninh Thủ Đô
Nghe tin không ai thiệt mạng, sát thủ định quay lại giết đến cùng Khi bị bắt tại TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Nguyễn Anh Tuấn, SN 1978, trú tại khu 6, phố Bùi Xương Trạch, quận Thanh Xuân khai đang chuẩn bị về Hà Nội để tìm giết bằng được người vợ đang nằm trên giường cấp cứu. Tuấn là hung thủ đã dùng súng bắn trọng thương vợ, mẹ và em trai vợ, cùng...