Huyện Đông Anh – Hà Nội thu ngân sách từ đấu giá đất cao nhất thành phố
Theo UBND huyện Đông Anh ( Hà Nội), tính đến giữa tháng 11/2022, địa phương này đã tổ chức thành công 21 phiên đấu giá quyền sử dụng đất với tổng diện tích hơn 36.401 m2 (tương ứng 324 thửa), thu về cho ngân sách nhà nước của huyện gần 1.800 tỷ đồng.
Đông Anh là địa phương dẫn đầu thành phố Hà Nội về số thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất.
Buổi đấu giá ô đất ký hiệu X7, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, ngày 19/11.
Riêng ngày 19/11, UBND huyện Đông Anh tổ chức đấu giá chức đấu giá thành công ô “đất vàng” ký hiệu X7, được chia thành 27 thửa đất có diện tích từ hơn 100 đến hơn 200 m2, thu về hơn 400 tỷ đồng cho ngân sách. Mức trúng đấu giá cao nhất là hơn 168 triệu đồng/m2, còn giá trúng bình quân là 120 triệu đồng/m2. Theo ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh, sở dĩ gọi khu đất đấu giá trên là “đất vàng” do nằm ngay trung tâm hành chính của huyện Đông Anh đã và đang được huyện đầu tư hoàn thiện các hạ tầng xã hội theo quy hoạch, hướng tới việc chuyển từ huyện thành quận vào năm 2023.
Đáng chú ý, ở tất cả các khu đất đấu giá, huyện Đông Anh đã hoàn thiện vỉa hè, cây xanh, điện, nước, chiếu sáng; có thiết kế đô thị về màu sắc, kiến trúc mặt tiền của từng thửa đất, tạo sự hài hòa đồng bộ với cảnh quan khu vực.
Ô đất đấu giá có ký hiệu X7 thuộc xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh đã cơ bản được đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng xã hội, điện nước, cây xanh, chiếu sáng. Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN
Video đang HOT
Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết thêm, các hạ tầng xã hội của huyện như: đường giao thông, chợ, nhà văn hóa, khu thể thao… đều được đầu tư quy mô hiện đại theo tiêu chuẩn cấp thành phố trực thuộc theo định hướng của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 15 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nguồn ngân sách thu được từ các phiên đấu giá đất sẽ cơ bản được huyện đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội phục vụ đời sống nhân dân.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh, riêng trong năm 2023, huyện đã được thành phố Hà Nội giao thực hiện nhiều dự án đầu tư công liên quan đến lĩnh vực văn hóa – xã hội, như: Dự án cải tạo khu di tích Cổ Loa; xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền; dự án xây dựng trường học liên cấp được thiết kế hiện đại, quy mô… với tổng mức dự toán trên 1.000 tỷ đồng. Các dự án trên hoàn thành sẽ góp phần làm thay đổi diện mạo của Đông Anh và hoàn thành các tiêu chí để xây dựng huyện thành quận.
Hơn 2.000 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Đông Anh, Hà Nội
Ngày 22/10, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội và huyện Đông Anh đã tổ chức phiên giao dịch việc làm lưu động lần thứ 2 nhằm kết nối cung cầu lao động khu vực ngoại thành Hà Nội dịp cuối năm.
Kết nối cung cầu lao động qua phiên giao dịch việc làm lưu động tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết: Nhờ tích cực đẩy mạnh các phiên giao dịch việc làm lưu động kết hợp với phiên giao dịch việc làm thường xuyên của hệ thống sàn giao dịch việc làm Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm nay, thành phố đã giải quyết việc làm cho trên 168.400 lao động, đạt 105,2% kế hoạch giao trong năm, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2021.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cũng đã hoàn thiện mạng lưới thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động từ thành phố tới địa phương thông qua việc tổ chức đồng bộ hoạt động của hệ thống Sàn giao dịch việc làm Hà Nội. Trung tâm cũng đã tăng cường công tác dự báo thị trường lao động ngắn hạn và dài hạn về nguồn nhân lực, báo cáo xu hướng về tình trạng việc làm, xu hướng nghề nghiệp, các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh và các ngành nghề đang phát triển thu hút nguồn nhân lực trong thời gian tới; Đặc biệt là hoạt động cung cấp thông tin thị trường lao động tại các phiên giao dịch việc làm chuyền đề, phiên giao dịch việc làm lưu động tại các quận, huyện nhằm giúp đưa thông tin về cầu lao động đến trực tiếp với từng đối tượng cụ thể, để người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, đồng thời giúp các đơn vị doanh nghiệp tuyển dụng được lao động.
"Việc tổ chức phiên giao dịch việc làm là một trong những giải pháp để thúc đấy phát triển thị trường lao động, đặc biệt là để hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn huyện và khu vực lân cận. Đây cũng chính là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động, được cung cấp về thông tin thị trường lao động để từ đó học hỏi, trau dồi, trang bị thêm cho mình những kỹ năng và kiến thức cơ bản", ông Nguyễn Quốc Khánh cho biết.
Bên cạnh đó, từ tháng 5/2017, Sàn giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Đông Anh đi vào hoạt động, và đã thực hiện tốt nhiệm vụ là cầu nối giới thiệu, tư vấn việc làm cho NLĐ, giúp họ tìm được việc làm phù hợp, ổn định cuộc sống, quan tâm tạo điều kiện tốt nhất cho các lao động yếu thế là người tàn tật, hộ nghèo, gia đình khó khăn, các hộ gia đình trong diện giải phóng mặt bằng...
"Đồng thời, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh cũng là điểm tiếp nhận và giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trên địa bàn và các vùng lân cận. Từ khi thành lập đến nay, Sàn GDVL vệ tinh Đông Anh đã đồng bộ tổ chức trên 859 Phiên giao dịch việc làm định kỳ với tổng số hơn 2.854 doanh nghiệp tham gia phỏng vấn tuyển dụng; số lao động tham gia phỏng vấn trực tiếp và kết nối online là trên 36.378 người; trong đó lao động đã trúng tuyển đạt 8.258 người. Các hoạt động tại Sàn GDVL vệ tinh Đông Anh trong giai đoạn tới sễ được đầu tư nâng cấp hiện đại hóa và được tổ chức đồng bộ trên hệ thống Sàn GDVL Hà Nội", ông Nguyễn Quốc Khánh cho biết.
Bà Nguyễn Thị Tám, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết: Huyện đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều dự án lớn trọng điểm của Thành phố đã và đang được thực hiện trên địa bàn. Huyện Đông Anh đã được Thành phố phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận. Song song với công tác giải phóng mặt bằng để đầu tư các dự án thì nhu cầu của người dân để chuyển đổi từ lao động sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp là rất lớn. Trong số 31 chỉ tiêu, tiêu chí để công nhận huyện thành quận, tiêu chí về "Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp" theo quy định là 90% thì huyện Đông Anh đã đạt tỷ lệ 94%. Kết quả này cho thấy sự chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế cũng như cơ cấu lao động, việc làm trong các ngành kinh tế có sự chuyển đổi nhanh chóng, phù hợp với tốc độ đô thị hóa trên địa bàn. Huyện hiện có trên 4.000 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh và đang có nhu cầu về tuyển dụng lao động sôi động trở lại, nhất là dịp cuối năm. Đây là lần thứ 2 trong năm huyện Đông Anh tổ chức phiên giao dịch việc làm nhằm kết nối cung cầu thị trường lao động.
Tư vấn, tuyển dụng lao động làm việc tại các đơn vị dịch vụ, thương mại.
Tham dự phiên giao dịch việc làm ngày lưu động huyện Đông Anh có sự tham gia của 45 đơn vị, doanh nghiệp với 2.074 chỉ tiêu với các mức lương hấp dẫn. Trong đó, có 466 vị trí dành cho lao động phổ thông như công nhân may mặc; công nhân hàn, thợ gò, hàn, nhân viên bưu tá, nhân viên bếp...; 1608 vị trí dành cho lao động có trình độ từ trung cấp trở lên ở các ngành nghề như: nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng, điều dưỡng viên, kế toán, kỹ sư, công nghệ thông tin, cơ khí, xây dựng...
Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tham dự phiên giao dịch việc làm có các đơn vị tuyển dụng như Công ty Cổ phần Công nghệ cao Trung Anh, Công ty TNHH Nhôm Việt Ý, Công ty TNHH Bao bì công nghiệp Nam Anh, Công ty Cơ khí Đông Anh Licogi, Bưu điện huyện Đông Anh, Công ty Dịch vụ mặt đất Sân bay Nội Bài... Mức lương bình quân từ 6 - 15 triệu đồng/ tháng; ngoài ra còn có một số doanh nghiệp có mức lương từ 12 -15 triệu đồng/tháng.
Anh Đỗ Văn Trường (27 tuổi) đến từ xã Dục Tú (huyện Đông Anh) vừa mới trở về từ Nhật Bản đang tìm kiếm một vị trí việc làm phù hợp với sở trường, kinh nghiệm đã từng làm bên Nhật. "Tôi làm việc 6 năm tại một số doanh nghiệp điện tử tại tỉnh Kyoto (Nhật Bản), nên về Việt Nam tôi cũng muốn tìm việc liên quan đến lĩnh vực công nghệ, điện tử. Qua tham khảo và phỏng vấn tôi đã lựa chọn 2 đơn vị công ty Nhật Bản và sẽ phỏng vấn tiếp chuyên sâu hơn sau phiên giao dịch việc làm này", anh Đỗ Văn Trường chia sẻ.
Anh Đỗ Văn Trường đang tìm hiểu vị trí việc làm tại một doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trên địa bàn huyện Đông Anh.
Trong khi đó, bà Đinh Thị Hiền, trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH Bao bì công nghiệp Nam Anh cho biết: Từ nay đến cuối năm, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng 50 vị trí thì lao động phổ thông đến các kỹ sư. Từ các phiên giao dịch lưu động đầu năm, đơn vị cũng đã tuyển dụng được nhân sự theo yêu cầu nên tiếp tục them gia phiên giao dịch cuối năm để tuyển dụng nhân sự, đáp ứng các đơn hàng cuối năm.
Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết: Các phiên giao dịch việc làm sẽ tiếp tục được đẩy mạnh dịp cuối năm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp khi đáp ứng các đơn hàng dịp Tết. Đồng thời, các phiên giao dịch việc làm góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn và các khu vực lân cận, đảm bảo an sinh xã hội.
Hà Nội xem xét ủy quyền lập đề án thành lập 5 quận UBND TP Hà Nội xem xét ủy quyền cho UBND các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng lập đề án thành lập 5 quận. Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: UBND TP Hà Nội Sáng 16-9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 9-2022 để xem xét thông qua...