Huyện đảo Lý Sơn: Du khách vất vưởng nhiều giờ ở đảo
Gần trưa 24.6, nhiều du khách có mặt tại đảo Bé (xã An Bình), huyện Lý Sơn vô cùng bức xúc trước sự việc phải ngồi chờ nhiều giờ liền mới có ca nô trở lại đảo Lớn-trung tâm của huyện này.
Chị Nguyễn Thị Bình (28 tuổi), du khách ở TP. Đà Nẵng tức giận: “Vào khoảng 10h20 phút cùng ngày khi đi tham quan đảo Bé được một lúc, do có việc gấp nên phải quay lại đảo lớn để trở vào đất liền. Tuy nhiên, cùng với mấy chục du khách khác, tôi được nhân viên bán vé tàu ca nô tại đây cho biết vé những chuyến kế tiếp đã hết, chỉ còn chuyến 13h. Nếu muốn đi sớm thì phải thuê nguyên chuyến để trở về đảo lớn, với giá 1-1,2 triệu đồng/chuyến.
Du khách ngồi ken kín trong quán…
Theo lời anh Nguyễn Bình (30 tuổi, du khách đến từ TP. Huế) thì tại thời điểm trên tại đảo Bé có 7 ca nô neo đậu tại bến này. Thời gian ca nô chạy từ đảo Bé về đảo Lớn và ngược lại chỉ khoảng 10-15 phút, với số lượng khách chở của mỗi ca nô chỉ 10-30 khách/chiếc. Cho nên với số khách yêu cầu được trở về ngay trong buổi trưa nhiều như vậy, hoàn toàn có thể tăng thêm chuyến.
…và đứng ngoài bến để chờ ca nô trở về đảo Lớn vào trưa ngày 24.6.
Không thể ngồi chờ gần 2 giờ để có ca nô trở lại đảo Lớn vì có việc cần phải giải quyết nên ông Nguyễn Phong (46 tuổi), du khách đến từ TP. Quảng Ngãi, đành thuê cả chuyến ca nô với giá 1,2 triệu đồng để trở về đảo Lớn.
Video đang HOT
Ca nô chở khách neo đậu tại bến đảo Bé vào khoảng 10 giờ 30 phút, trưa 24.6.
Ông Phong thẳng thắn: “Số tiền này đối với tôi không lớn thế nhưng cách làm trên của các chủ ca nô quá coi thường du khách. Không loại trừ cả trường hợp cố ý làm khó để bắt chặt du khách phải bao trọn lượt ca nô trở về”.
Để làm rõ bức xúc trên vào trưa cùng ngày, phóng viên báo Dân Việt đã gọi điện thoại trao đổi với bà Phạm Thị Hương-Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn. Bà Hương cho biết không chỉ tuyến đảo Bé-đảo Lớn mà cả tuyến từ đất liền ra đảo và ngược lại, chính quyền sẵn sàng yêu cầu tăng lượt để đáp ứng nhu cầu của du khách. Bà Hương cũng khẳng định sẽ làm việc với BQL cảng Lý Sơn và trả lời sau.
Theo Danviet
Làng bích họa "nhất cử lưỡng tiện" trên đảo tiền tiêu Lý Sơn
Cùng với tuyên truyền bảo vệ môi trường và sinh vật biển có nguy cơ tuyệt chủng, việc tạo làng bích họa ở đảo Bé (xã An Bình, huyện Lý Sơn, Quang Ngai) đã nhận được sự đồng tình của đông người dân trên đảo. Nhiều người ví von đây là "nét sơn mới" để đảo được đẹp hơn.
Một góc đảo Bé.
Xã đảo An Bình (Lý Sơn) cách đất liền hơn 20 cây số. Sự xuất hiện của những họa sĩ đến vẽ trên hàng loạt tường nhà những bức tranh đầy màu sắc đã thu hút sự quan tâm của tất cả cư dân hơn 500 người ở đảo này.
Nhìn những tình nguyện viên đang đội nắng để sơn hoàn tất một phong cảnh của biển, bà Nguyễn Thị Lý (53 tuổi) tâm sự: "Những bức vẽ trên tường nhà làm nơi đây trông đẹp hơn rất nhiều".
Các họa sĩ đang đội nắng để vẽ bích họa.
Trưa 3.6, nói về ý tưởng này với PV Dân Việt, ông Nguyễn Viết Vy - Bí thư huyện Lý Sơn - chia sẻ: "Vào tháng 3.2017, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) có văn bản gửi nội dung chọn Lý Sơn để vẽ tranh bích họa tuyên tuyền bảo vệ môi trường và rùa biển, với thông điệp 'Tôi yêu biển đảo//Sinh ra để sống hoang dã'".
Những bức vẽ bích hoạt sẽ tạo cho đảo một điểm nhấn mới để thu hút du khách. Người dân đảo Bé khi được hỏi ý kiến cũng tán thành gần như 100%.
Một bức bích họa sắp hoàn thành.
Bác Nguyễn Văn Nuôi (60 tuổi, người dân đảo Bé) bày tỏ: "Thay trên những bức tường rêu cũ bởi nắng và gió bằng các bức tranh đẹp và ý nghĩa giáo dục cho con cháu như vậy thì tốt hơn rất nhiều".
Bí thư Huyện ủy Lý Sơn cho biết thêm: "Sau khi hoàn thành làng bích họa tại đảo Bé, các cấp ngành Lý Sơn sẽ cùng với các đơn vị phối hợp thực hiện có đánh giá cụ thể; tham khảo ý kiến của người dân, du khách... trên cơ sở đó mới đưa ra quyết định tiếp theo".
Một bức bích họa đang dang dở.
"Thông qua các bức bích họa, chúng tôi mong muốn đảo Bé sẽ trở thành một điểm đến của du lịch cộng đồng, giảm bớt áp lực khai thác các nguồn lợi thủy sản, giúp người dân tăng cường nhận thức trong việc bảo vệ môi trường biển và các động vật biển đang có nguy cơ tuyệt chủng", bà Bùi Thị Thu Hiền - Quản lý chương trình biển và vùng bờ IUCN - bày tỏ.
Thời gian hoàn thành làng bích họa khoảng 1 tuần (từ ngày 1 - 6.6). Ngoài ra, nhóm tình nguyện trên còn tiến hành quét dọn, sơn và tân trang 25 ngôi nhà đã xuống cấp, cũ kỹ... cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây.
Theo Danviet
Quảng Ngãi: Huyện nhận thiếu sót về vụ việc tại Hang Câu Chiều 11.5, sau 3 ngày đăng kí và chờ đợi, lãnh đạo chính quyền huyện Lý Sơn đã thu xếp và làm việc với PV báo Dân Việt để trả lời các vấn đề liên quan đến Di tích thắng cảnh Hang Câu mà báo đã nêu. Tại buổi làm việc này, với mong muốn thông cảm vì nguyên nhân khách quan nên...