Huyện Củ Chi là cơ sở thay đổi chiến lược phòng dịch ở TP.HCM sau ngày 15-9
Tại buổi làm việc với huyện Củ Chi chiều 4-9, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá “những kết quả ở Củ Chi đến giờ này là cơ sở để bổ sung các điều kiện cần thiết, góp phần nghiên cứu, thay đổi chiến lược chống dịch ở TP.HCM”.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tại buổi làm việc – Ảnh: THÀNH ỦY TP.HCM
Chiều 4-9, đoàn công tác của Thành ủy TP.HCM do Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban thường vụ Huyện ủy Củ Chi về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Tham gia cùng đoàn công tác có thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, bí thư Huyện ủy Củ Chi Nguyễn Quyết Thắng.
Theo Bí thư Thành ủy, hiện nay TP.HCM đang tính toán để có thể bổ sung, thay đổi chiến lược trong giai đoạn tới. “Có thể khẳng định rằng những kết quả ở Củ Chi đến giờ này là cơ sở để bổ sung các điều kiện cần thiết, góp phần nghiên cứu, thay đổi chiến lược phòng chống dịch ở TP.HCM”, ông Nên nói.
Ông Nên đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP.HCM chọn huyện Củ Chi và quận 7 là hai mũi đột phá, thí điểm cho kịch bản bình thường mới của TP.HCM sau 15-9.
Đối với huyện Củ Chi, Bí thư Thành ủy đề nghị chuẩn bị kịch bản từ nay đến trước ngày 15-9, trong đó cần quan tâm truyền thông để mọi người phấn khởi với kết quả đã đổi bằng mồ hôi, công sức. Cần trân trọng, giữ gìn, tuyệt đối không được thỏa mãn, không được chủ quan, lơ là vì dịch còn diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
“Huyện cần vận động người dân không chủ quan trong phòng, chống dịch”, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo Bí thư Nên, cần tập cho người dân có thói quen sống chậm lại, luôn cảnh giác, thực hiện khuyến cáo mới của Bộ Y tế, 5K, vắc xin, thuốc… Thậm chí 7K cũng không thừa; 3T là tự phát hiện, tự cách ly và tự chăm sóc. Người dân cần biết cách chăm sóc mình. Như thế, phải tập tâm thế sống trong điều kiện có dịch, để có sức vượt qua được đúng với vai trò của người chiến sĩ chiến đấu tự lực cánh sinh.
Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền, củng cố hệ thống y tế đủ sức, duy trì trung tâm y tế, củng cố y tế cộng đồng đủ mạnh để khi người dân tự test, phát hiện báo thì có người tư vấn, hướng dẫn kịp.
Đồng thời, Củ Chi cần tiếp tục quan tâm công tác an sinh xã hội, cố gắng hỗ trợ, không để thiếu ăn, thiếu mặc. Tăng cường cảnh giác trước các âm mưu của kẻ xấu về vấn nạn thuốc giả, thực phẩm chức năng giả – rất nguy hiểm. Thông tin giả – bịa đặt làm hoang mang, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch.
Bí thư Thành ủy nhấn mạnh: “TP.HCM đã trải qua 3 tháng căng mình chiến đấu, đồng cam cộng khổ, thắt lưng buộc bụng, đến lúc này cần tính toán thế nào cho cụ thể, hiệu quả.
Do đó, Củ Chi cần chủ động, sáng tạo, năng động, quyết liệt, để tiếp tục là một trong những ngọn cờ đi đầu, tạo ra những giải pháp mới phù hợp hơn nữa, góp phần cùng TP.HCM trên chặng đường trở lại cuộc sống mới trong điều kiện còn có dịch”.
Dịp này, đoàn công tác đã trao quà cho 21 xã, thị trấn thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
Báo cáo tại buổi làm việc, chủ tịch UBND huyện Củ Chi Phạm Thị Thanh Hiền cho biết đến nay huyện đã cơ bản kiểm soát được dịch. Hiện có 14 xã, thị trấn “vùng xanh”; 3 xã “vùng cận xanh”; 3 xã “vùng vàng”, 1 xã “vùng cam”.
Về công tác tiêm vắc xin, chủ tịch UBND huyện cho biết toàn huyện đạt vượt chỉ tiêu và tiến độ thời gian đề ra. Tính đến ngày 31-8, toàn huyện tiêm chủng đạt 93,32%, vượt 23,32% so với chỉ tiêu TP đề ra.
Đối với xét nghiệm, đến nay huyện đã xét nghiệm đạt 300% qua 3 vòng vùng “đỏ, cam, vàng”; đạt 100% “vùng xanh” và đang xét nghiệm vòng 2 đối với “vùng xanh”.
Riêng về công tác điều trị F0 tại các khu thu dung được nâng cao và hoàn thiện từng bước về chăm lo sức khỏe tinh thần và thể chất, qua đó hạn chế thấp nhất trường hợp chuyển biến nặng phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Bên cạnh đó, huyện cải tạo, sửa chữa và đưa vào hoạt động Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 Củ Chi số 1 với quy mô 200 giường, trang thiết bị hiện đại, không sử dụng ngân sách nhà nước, với kinh phí vận động hơn 30 tỉ đồng.
“Việc này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc, điều trị kịp thời các trường hợp chuyển nặng mức độ vừa và trung bình từ các khu cách ly tập trung của huyện, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên của TP”, bà Phạm Thị Thanh Hiền nói.
Về công tác an sinh xã hội, bà Phạm Thị Thanh Hiền cho biết huyện tiếp tục được triển khai thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đúng và không bỏ sót đối tượng, đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân và chăm lo tốt cho các hộ khó khăn, với phương châm “người có lo cho người khó, không để ai bị bỏ lại phía sau, không để ai bị thiếu đói”.
Giảm 10% tiền nước cho người dân tại TP.HCM trong 3 tháng
Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc giảm tiền nước cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM trong ba tháng và đã được TP chấp thuận.
Công nhân Công ty cổ phần Cấp nước Gia Định lấp giếng khoan cho dân tại quận Bình Thạnh - Ảnh: LÊ PHAN
Trong "Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi dịch COVID-19 trên địa bàn TP", do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký ban hành, đã chấp thuận nội dung đề xuất này.
Theo đó, đối với người dân sử dụng nước (không tính huyện Củ Chi, do không thuộc địa bàn công ty phụ trách) sẽ được giảm 10% trên hóa đơn tiền nước trong 3 tháng, từ tháng 9 đến tháng 11.
Đối với doanh nghiệp, sẽ giãn nợ tiền nước cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn TP. Thời gian áp dụng cũng kéo dài 3 tháng, từ tháng 7 đến tháng 9.
Trước đó vào đầu tháng 8, công ty có văn bản gửi UBND TP đề xuất nội dung trên. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình đã có văn bản giao cho Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV tùy vào điều kiện thực tế, khẩn trương đề xuất kế hoạch giảm tiền nước cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn TP.
Đồng thời giao Sở Tài chính tổng hợp đề xuất và có tham mưu cho UBND TP.
Ngoài ra Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV đã áp dụng giảm tiền nước cho các hộ nghèo, cận nghèo và các khu cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19 (không thu phí) đến hết tháng 12 năm nay.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: 'Chúng ta thèm một ngày không có Covid-19' Hơn 2 tháng rồi, chúng ta thèm một ngày không có Covid-19 nên phải ráng vượt qua bằng sức của mình, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nói và cho biết mục tiêu kiểm soát dịch bệnh trong 1 tháng tới là thử thách lớn. Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. ẢNH: SỸ...