Huyện Củ Chi đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định công nhận huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh là huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.
Địa đạo Củ Chi
Củ chi là huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh có 20 xã và 1 thị trấn. Đến nay, huyện có 20/20 xã đạt 100% chuẩn nông thôn mới.
Theo đánh giá, các tiêu chí cơ bản, các xã trong huyện đều ở mức cao. Trên địa bàn huyện được đầu tư 903 công trình (bao gồm 420 công trình hạ tầng giao thông, 219 công trình thủy lợi, 59 công trình trường học, 205 công trình cơ sở vật chất văn hóa); thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 40 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2014 chỉ còn 3,8%; tỷ lệ dân sử dụng nước sạch đạt 100%; 100% xã, ấp có cơ sở vật chất văn hóa đạt chuẩn. Nhìn chung các tiêu chí khác đều ở mức cao hơn quy định về điều kiện huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Phương Nhi
Theo_Báo Chính Phủ
Nghẹn lòng phút tiễn đưa hai chiến sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng
Khi những chiếc quan tài được đặt xuống, bầu không khí như vỡ òa. Những tiếng khóc nghẹn lòng của gia đình, đồng đội vang lên giữa cái nắng gắt của trời Củ Chi để đưa linh cữu hai chiến sĩ hy sinh trong vụ máy bay rơi về nơi an nghỉ cuối cùng...
Video đang HOT
Thi hài của các anh được đưa xuống xe tang để làm lễ viếng
Đúng 12 giờ 20 phút ngày 30-1, đoàn xe đưa linh cữu của đại tá Trần Văn Đức và thượng tá Đỗ Văn Chính đã có mặt tại Nghĩa trang thành phố ở huyện Củ Chi, TP HCM. Do hành trình xa, đoàn xe đã tới trễ hơn so với dự kiến là lúc 11 giờ cùng ngày.
Đoàn xe chở linh cữu đại tá Đức và thượng tá Chính rời Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng được lực lượng Kiểm soát Quân sự và đội Nghi lễ Quân đội dẫn đầu. Chỉ huy là các lực lượng thuộc đoàn Quân ủy Trung ương, Thành ủy, HĐND, UBND TP HCM... Đồng hành là người thân và hàng trăm đồng đội của hai anh.
Thân nhân các quân nhân đau đớn tiễn biệt các anh về nơi an nghỉ cuối cùng
Không khí trang nghiêm trong phút tưởng niệm
Lễ viếng được bắt đầu lúc 12 giờ 30 phút theo nghi thức trang nghiêm của quân đội. Bên ngoài, hàng trăm lẵng hoa tươi được lãnh đạo Nhà nước, Bộ Quốc phòng và của các đồng đội đã gửi đến để chia buồn trong lễ tang của 2 quân nhân.
Nhiều tiếng nấc nghẹn khi nghe điếu văn: "Họ ra đi để lại sự mất mát không gì bù đắp được cho Không quân Việt Nam, sư đoàn 370, trung đoàn 917 cùng gia quyến và để lại sự tiếc thương vô hạn trong lòng nhân dân. Từ đây, không quân Việt Nam mất đi 4 phi công ưu tú, đơn vị mất đi 4 đồng đội tốt, gia đình mất đi người chồng, người cha, người con mẫu mực...".
Chào từ biệt đồng đội lần cuối
Đồng đội, chỉ huy của hai chiến sĩ thắp nhang để tiễn biệt các anh về nơi an nghỉ cuối cùng
Từng đồng đội, chỉ huy của hai anh lên trước quan tài, chào trang nghiêm và thắp nén nhang nhưng cũng không ai cầm được nước mắt khi vĩnh biệt các anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Từng tiếng khóc nấc khàn đặc không thành tiếng của người thân càng làm cho bầu không khí trở nên ảm đạm.
Khi lá cờ đỏ phủ kín quan tài hai anh, từ từ đưa xuống huyệt cũng là phút giây bầu không khí vỡ òa, lần cuối cùng tiễn đưa các anh về nơi an nghỉ cuối cùng.
Tang lễ kết thúc lúc 15 giờ.
Hai chiếc quan tài được phủ bằng cờ Tổ quốc trong sự tiếc thương vô hạn của người thân, đồng đội...
Những chiếc quan tài từ từ đưa xuống huyệt, vĩnh biệt các anh.
Trước đó, từ 7 giờ 30 phút cùng ngày, lễ truy điệu 4 chiến sĩ hy sinh được tổ chức tại Nhà tang lễ Bộ quốc phòng (số 5 Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp). Sau lễ truy điệu, thi hài của đại tá Trần Văn Đức và thượng tá Đỗ Văn Chính được đưa về Nghĩa trang thành phố ở huyện Củ Chi an táng; thượng úy Nguyễn Việt Cường hỏa táng tại Nghĩa trang Bình Hưng Hòa rồi sau đó sẽ chuyển tro cốt về phường Phước Long, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Riêng trung tá Lê Hồng Quân được đưa về an táng tại quê nhà là xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An theo nguyện vọng của gia đình.
Tại lễ truy điệu, 3 chiến sĩ gồm Trần Văn Đức (chủ nghiệm bay của trung đoàn không quân 917, lái chính), trung úy Nguyễn Việt Cường (lái phụ), thiếu tá Lê Hồng Quân (lái phụ, dẫn đường) được thăng quân hàm trước niên hạn; Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp Đỗ Văn Chính được tăng lương trước niên hạn.
Theo Người Lao Động
"Vùng đất thép" địa đạo Củ Chi và những cạm bẫy kinh hoàng Để tránh những cuộc bố ráp, truy càn của Mỹ-Ngụy, chiến sĩ và nhân dân Củ Chi đã dựa vào hệ thống địa đạo trải hơn 200km khiến giặc phải khiếp sợ và đặt tên nơi đây là "Mật khu nguy hiểm"... Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ...