Huyện “chơi trội” xây SVĐ chục triệu USD
Ngước mắt nhìn sân vận động hình “tổ chim” của huyện Hoài Đức, chúng tôi giật mình, choáng ngợp bởi quy mô quá hoành tráng với 4.000 chỗ ngồi có mái che, cỏ nhân tạo. Riêng đầu tư hệ thống âm thanh nhà thi đấu của huyện này đã ngốn 7 tỷ đồng…
Tiêu chuẩn quốc tế
Dẫn phóng viên đi một vòng quanh Trung tâm Thể dục Thể thao (TDTT) rộng 5,6 héc-ta, ông Nguyễn Khánh Mạnh, Phó Giám đốc Trung tâm TDTT huyện Hoài Đức không giấu được sự hãnh diện, bởi tính đến thời điểm này, Trung tâm do ông quản lý đứng số một về độ hoành tráng, hiện đại ở cấp quận, huyện.
Thậm chí, ông Mạnh còn khẳng định, nhiều hạng mục của trung tâm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Điển hình như nhà thi đấu đa năng 2.000 chỗ ngồi hiện đại mà riêng hệ thống loa và âm thanh đã có giá 7 tỷ đồng. Dàn đèn cao áp 108 bóng công suất lớn đáp ứng mọi yêu cầu về ánh sáng cho một nhà thi đấu. Sàn của nhà thi đấu cũng được làm bằng vật liệu đắt tiền.
Ấn tượng nhất phải kể tới sân vận động hình tổ chim mới hoàn thành ngay trong khuôn viên Trung tâm TDTT với 4.000 chỗ ngồi có mái che, mặt sân cỏ nhân tạo với hệ thống phòng họp báo, phòng vận động viên, ban tổ chức…dày đặc bao quanh khán đài càng làm tăng thêm vẻ hoành tráng cho cả quần thể.
Chỉ tính riêng thiết bị âm thanh cho nhà thi đấu huyện Hoài Đức đã ngốn 7 tỷ đồng. ảnh: Minh Tuấn.
200 tỷ đồng tiền đầu tư chưa kể bể bơi, nhà văn hoá đã khiến Trung tâm TDTT của huyện này còn vượt xa cả về quy mô so với một số công trình được đánh giá là lớn của SEA Games 22. “Bộ loa này không phải bình thường đâu nên mới có giá đến 7 tỷ đồng. Loa này có khả năng chống nhại rất hiện đại”-ông Mạnh nói. Ngoài ra, bể bơi kích thước 25m x 11m đồng bộ cũng đang được xây dựng.
Mặc dù xây dựng trước sân vận động huyện Hoài Đức nhưng sân vận động huyện Đan Phượng có tới 7.600 ghế ngồi. Đại diện Trung tâm TDTT Đan Phượng cho biết, khởi công xây dựng từ năm 2006, Trung tâm có tổng vốn đầu tư 32 tỷ đồng và thuộc hàng khủng nhất tại thời điểm bấy giờ với hai hạng mục chính là sân vận động và nhà thi đấu.
Riêng cổng vào của Trung tâm này ước tính cũng có mức đầu tư hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, được đầu tư lớn còn phải kể tới Trung tâm TDTT huyện Thanh Oai vừa hoàn tất dự kiến sẽ đưa vào hoạt động chính thức vào tháng 9 tới cũng có vốn đầu tư theo dự toán ban đầu 52 tỷ đồng trên diện tích 6 héc-ta; Trung tâm TDTT huyện Phúc Thọ, Trung tâm TDTT huyện Ba Vì… cũng đều được đầu tư quy mô lớn.
Phục vụ ai?
Mặc dù được đầu tư quy mô rất lớn, thiết bị hiện đại như vậy nhưng điều gây băn khoăn nhất hiện nay đó là khả năng phục vụ của hệ thống các Trung tâm TDTT này khá khiêm tốn. Ông Nguyễn Khánh Mạnh, Phó Giám đốc Trung tâm TDTT huyện Hoài Đức cho biết, hiện nay Trung tâm mới phục vụ cho các sự kiện chính trị của huyện như hội khỏe Phù Đổng, các giải thể thao của huyện như cầu lông, bóng bàn, bóng đá.
Nếu tính tổng cộng cả năm thì Trung tâm có khoảng 100 ngày hoạt động chia đều cho các hạng mục công trình. Nếu với từng hạng mục thì số ngày hoạt động sẽ thấp hơn nhiều.
Cũng theo ông Mạnh, hiện nay từ vốn đầu tư xây dựng Trung tâm đến kinh phí vận hành như điện, nước, trả lương, phụ cấp cho cán bộ nhân viên đều do ngân sách lo cả. “Chúng tôi cũng muốn khai thác triệt để hơn nhưng hiện nay chưa làm được”- ông Mạnh cho hay.
Video đang HOT
Sân vận động huyện Hoài Đức với 4.000 chỗ ngồi có mái che. Ảnh: Minh Tuấn
Theo đại diện lãnh đạo Trung tâm TDTT huyện Thanh Oai, trung tâm này mỗi năm phục vụ 4 sự kiện lớn của huyện gồm: Lễ giao quân, tiễn chân thanh niên lên đường nhập ngũ; giải chạy việt dã, hội thao công an huyện và Hội khỏe Phù đổng 2 năm/lần.
Ngoài ra, cũng chủ yếu phục vụ cho các giải thể thao phong trào của huyện. Nhận xét về quy mô của Trung tâm TDTT huyện Đan Phượng, một vị lãnh đạo của chính trung tâm này khẳng định.
“Xây dựng như hiện nay là quá lớn. Nếu tôi được quyết định thì chỉ nên làm quy mô bằng 2/3 hoặc bằng 1/2 so với hiện nay. Không cần lắp quá nhiều ghế ngồi nhựa mà chỉ cần lát bằng gạch men, láng xi măng sạch sẽ là phù hợp. Chi phí vận hành rất tốn kém, riêng 1 lần cắt cỏ và làm vệ sinh sân vận động đã phải chi từ 5-7 triệu đồng. Mùa mưa phải cắt cỏ 2 lần/tháng; mùa khô cũng phải cắt 1 lần/tháng”-vị lãnh đạo này chia sẻ.
Lý do là kinh phí mà huyện cấp cho trung tâm này tổng cộng cả tiền lương cho cán bộ và vận hành chỉ vỏn vẹn 500 triệu đồng nên không thể mở rộng các hoạt động tại đây.
Cũng theo vị lãnh đạo Trung tâm TDTT Đan Phượng, không nên xây quy mô lớn, vì kể từ khi hoạt động đến nay, chưa khi nào sân vận động này kín người ngồi xem.
“Phong trào phải bắt đầu từ cơ sở, do vậy thay vì đầu tư cho tuyến huyện thì cần đầu tư thêm cho nhà thi đấu cấp xã để người dân dễ tiếp cận, có thể tập luyện được hằng ngày và chỉ cần đầu tư những trang thiết bị tối thiểu như nhà mái tôn, khung sắt là được”-đại diện Trung tâm TDTT Đan Phượng đề nghị.
Có huyện xin xây sân vận động 2 vạn chỗ
Trao đổi với PV Tiền Phong về tình hình triển khai xây dựng các trung tâm TDTT cấp huyện của thành phố, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội Nguyễn Đình Lân cho biết:
Khi đã có cơ sở vật chất rồi thì điều quan trọng nhất là phải có hoạt động, vì không thể bỏ hoang được. Ngay như Trung tâm TDTT của Hoài Đức nhìn to lớn vậy nhưng vấn đề hiện nay là làm sao thu hút được hoạt động. Hai lần Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị về làm việc với Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao Hà Nội và điều mà đồng chí Bí thư Thành ủy lo nhất là hàng ngàn tỷ đầu tư xây xong rồi đắp chiếu để đấy!
Ông có tham gia thẩm định các dự án Trung tâm TDTT cấp huyện không?
Khi xây tôi không được góp ý kiến. Tôi đã phát biểu nhiều lần trước HĐND thành phố và nhiều hội nghị có mặt các sở, ngành có thẩm quyền. Tôi đã nói rằng: “Tôi đề nghị các anh khi xây dựng công trình thể thao cấp quận, huyện thì nên hỏi ý kiến ngành thể thao”. Tôi ví dụ như tại huyện Phú Xuyên, dù chưa xây nhưng đã dùng từ “Khu liên hợp thể thao” rộng tới hàng chục héc-ta. Ngay như cấp thành phố cũng chỉ đề là “Trung tâm đào tạo vận động viên” thôi chứ cấp huyện mà dùng “Khu liên hợp thể thao” nghe to tát quá. Có huyện xin phê duyệt sân vận động tới 2 vạn chỗ ngồi, nhà thi đấu xin tới 5.000 chỗ!
Tôi đang quản lý sân vận động Hàng Đẫy có 1,9 vạn chỗ ngồi mà suốt từ Tiger Cup 1998 đến nay chưa bao giờ đầy mặc dù có nhiều trận đấu rất hay. Vậy mà cấp huyện lại xin xây sân vận động tới 2 vạn chỗ thì chỉ để nuôi dê thôi chứ để làm gì? Phó GĐ Sở VHTT&DL Hà Nội Nguyễn Đình Lân
Theo ông, quy mô sân vận động cấp huyện mức nào là phù hợp?
Tôi đang quản lý sân vận động Hàng Đẫy có 1,9 vạn chỗ ngồi mà suốt từ Tiger Cup 1998 đến nay chưa bao giờ đầy, mặc dù có nhiều trận đấu rất hay. Cung thể thao Quần Ngựa có sự kiện bế mạc Paragame rất lớn cũng chưa bao giờ đầy.
Vậy mà cấp huyện lại xin xây sân vận động tới 2 vạn chỗ thì chỉ để nuôi dê thôi chứ để làm gì? Điều quan trọng khi xây dựng sân vận động là phải đáp ứng đúng yêu cầu về kỹ thuật, chuyên môn chứ không phải là quy mô hoành tráng. Nhu cầu hiện nay mỗi sân vận động cấp huyện chỉ cần từ 2.000-2.500 chỗ ngồi là nhiều.
Theo ông, cơ chế vận hành, khai thác hiệu quả các Trung tâm này vướng mắc ở đâu?
Một số Trung tâm hiện nay cho đấu thầu để tăng thu nhưng như vậy sẽ đi chệch hướng, nhất là thời điểm hiện nay. Mà miễn phí cả thì không đủ sức để phục vụ, vận hành. Thứ nhất theo tôi là phải tận thu, thứ hai là phải lấy nguồn thu từ người giàu chia cho người nghèo. Các trung tâm phải tăng cường phục vụ nhiệm vụ chính trị, phong trào để tăng hoạt động và lấy thu giảm chi.
Hiện nay, cơ chế tài chính khai thác vận hành đang xây dựng và thí điểm ở cấp sở. Trung tâm của thành phố đang hoạt động là đơn vị sự nghiệp có thu. Nếu chỉ tập trung thu kinh phí mà sao nhãng chuyên môn thì cũng không được. Sắp tới chúng tôi sẽ hỗ trợ, phối hợp với các Trung tâm cấp huyện để mở thêm các lớp năng khiếu, phát triển thế mạnh của các địa phương.
200 tỷ đồng tiền đầu tư chưa kể bể bơi, nhà văn hoá đã khiến Trung tâm TDTT của huyện này còn vượt xa cả về quy mô so với một số công trình được đánh giá là lớn của Seagame 22.
Theo Tiền Phong
Hà Nội: Quan xã 'làm luật' người mua bán đất
Nhiều xã thuộc huyện Hoài Đức buộc các hộ dân mua, bán đất phải nộp tiền ngoài quy định hơn 1 tỷ đồng dưới nhiều hình thức.
Dưới hình thức kêu gọi ủng hộ xây dựng nông thôn mới, khuyến học..., nhiều xã thuộc huyện Hoài Đức (Hà Nội) buộc các hộ dân mua, bán đất phải nộp tiền ngoài quy định hơn 1 tỷ đồng. Tại xã Vân Canh, HĐND, UBND ra văn bản áp mức thu cố định 10 triệu đồng/trường hợp.
Lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức trong buổi làm việc với phóng viên. Ảnh: Sỹ Lực.
Thu tiền tỷ ngoài luật
Nhiều người dân huyện Hoài Đức phản ánh việc bị buộc phải nộp tiền cho xã thì chính quyền ở đây mới ký xác nhận vào hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Anh Hữu Mạnh, người dân xã An Khánh cho biết, khi đến UBND xã hoàn thiện hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cán bộ địa chính xã yêu cầu anh phải đóng góp "tự nguyện" 5 triệu đồng.
Thắc mắc về khoản thu, nhân viên địa chính khẳng định, đây là quy định chung của xã. Quy định này trước chỉ áp dụng với người ở địa phương khác mua đất tại An Khánh, nay áp dụng với cả người dân địa phương.
Tình trạng buộc người mua đất phải đóng góp tự nguyện cũng xảy ra tại hàng loạt xã khác thuộc huyện Hoài Đức như Đông La, An Thượng, Vân Canh... với mức thu mỗi nơi một khác.
Tuy thu dưới danh nghĩa là tự nguyện nhưng hầu hết các xã đều đặt ra chỉ tiêu nộp cố định từ 5-10 triệu đồng; nếu không nộp sẽ bị gây khó khăn trong quá trình làm thủ tục.
Hoài Đức là một trong những huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất của Thủ đô. Mỗi năm có khoảng 7.000 trường hợp làm thủ tục liên quan đến nhà đất; trong đó có 3.000 trường hợp chuyển nhượng.
Chính Chủ tịch UBND xã An Khánh Bùi Văn Vận thừa nhận: "Đúng là bắt buộc chứ không phải tự nguyện, nhưng khi ghi phiếu thì phải ghi tự nguyện".
Ông Vận kể, có trường hợp một phụ nữ mua đất ở An Khánh đồng ý nộp tiền, nhưng khi viết giấy thì nhất quyết không ghi chữ "tự nguyện" mà đề nghị thay bằng từ "bắt buộc" nhưng xã không đồng ý. Hai tháng sau, người này phải quay lại nộp đủ tiền và khi đó thậm chí còn không lấy biên lai...
Trước khiếu nại của người dân, UBND huyện Hoài Đức đã thanh tra sơ bộ. Kết luận thanh tra do Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Quang Đức ký ngày 5/6/2013 xác định, tại xã An Khánh, Chủ tịch UBND xã và cán bộ địa chính đưa ra mức thu cố định, mang tính bắt buộc 5 triệu đồng/trường hợp. Tập thể UBND An Thượng thống nhất thu của mỗi người mua đất không có hộ khẩu thường trú tại xã 5 triệu đồng.
UBND xã Đông La có thu tiền nhưng đã chấm dứt từ năm 2011. Điển hình nhất về cách thu và mức thu là xã Vân Canh. Tại xã này, HĐND xã ban hành hẳn Nghị quyết, sau đó Chủ tịch UBND xã ra thông báo thu mỗi trường hợp 10 triệu đồng.
Theo tổng hợp của UBND huyện Hoài Đức, từ 2011-2013, xã An Thượng thu của 26 trường hợp với tổng số tiền 86,6 triệu đồng với mục đích xây dựng hạ tầng địa phương. Xã An Khánh trong 3 năm thu hơn 546 triệu đồng dùng cho công tác khuyến học. Xã Vân Canh thu tổng tiền 425 triệu đồng trong 3 năm để xây dựng nông thôn mới.
"Vô tình" tiếp tay cho cấp xã
Trở lại trường hợp của anh Hữu Mạnh, tại xã An Khánh, theo bộ thủ tục hành chính do UBND TP Hà Nội công bố và được UBND huyện Hoài Đức công khai tại trụ sở, trường hợp làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ gồm 7 loại giấy tờ (Đơn đăng ký biến động, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng, chứng minh thư và hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng, tờ khai nộp lệ phí trước bạ, tờ khai nộp thuế thu nhập cá nhân, giấy ủy quyền).
Tuy nhiên, khi đến nộp hồ sơ với đầy đủ các thủ tục trên, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường (TNMT) huyện Hoài Đức) yêu cầu anh Mạnh bổ sung thêm 3 loại giấy tờ, gồm: Biên bản bớt ngõ đi chung do xã xác nhận; đơn xin cấp giấy chứng nhận, trích lục có xã xác nhận; hộ khẩu, chứng minh thư của bên chuyển nhượng. Như vậy, với các thủ tục này, anh Mạnh buộc phải trở về xã xin xác nhận. Từ đó nảy sinh việc xã buộc người dân nộp tiền ở khâu xác nhận các thủ tục trên.
Trả lời PV về việc lý do cán bộ UBND huyện "đẻ" ra các thủ tục trên, Phó chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Quang Đức cho biết: Về nguyên tắc, các thủ tục này phải do cán bộ phòng TNMT làm. Việc cán bộ huyện yêu cầu người dân thực hiện là sai quy định.
Về nghi vấn UBND huyện có tiếp tay cho xã thu tiền trái phép qua việc phát sinh thêm thủ tục hành chính nêu trên, ông Đức thừa nhận: Qua kiểm tra bước đầu, có một số trường hợp cán bộ phòng TNMT viết giấy yêu cầu người dân làm thêm các thủ tục như trên. Tuy nhiên, lãnh đạo huyện này cho biết, đây là việc làm tự ý của cán bộ, không thông qua lãnh đạo Phòng TNMT và UBND huyện.
Theo VTC
Cô giáo trường mầm non bị tố "bạo hành" trẻ em Đưa con từ trường về, gia đình anh Tới phát hiện đứa con trai 5 tuổi xuất hiện những vết bầm tím ở sườn trái, hỏi ra thì cháu bé nói bị cô giáo đánh khi ở trường... Anh Hoàng Danh Tới (30 tuổi, ở xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội), phản ánh với phóng viên việc con anh là cháu...