Huyện Cẩm Thủy tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 18-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020″, huyện Cẩm Thủy đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm ATTP của cán bộ, đảng viên, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Chợ thị trấn Phong Sơn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm.
Để tạo sự chuyển biến trong ý thức chấp hành các quy định về ATTP, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành chương trình hành động, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, các ngành, MTTQ các đoàn thể tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn. Thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy từ tổ giám sát cộng đồng thôn, bản, ban nông nghiệp xã, ban chỉ đạo xã… đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Công tác thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh, bằng nhiều hình thức như: thông qua hội nghị, kiểm tra, băng-zôn, khẩu hiệu. UBND huyện giao cho Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện thường xuyên cập nhật thông tin, phổ biến nội dung của Luật ATTP, các nghị định, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh và kế hoạch của huyện liên quan đến công tác ATTP nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức về bảo đảm ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm. HĐND, UBND huyện đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ 100.000.000 đồng/xã cho các địa phương được công nhận xã đạt tiêu chí về ATTP. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm được duy trì, định kỳ hoặc đột xuất, tổ giám sát lấy mẫu kiểm tra đối với các sản phẩm có nguy cơ cao gây mất VSATTP.
Công tác phối hợp giữa ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội trong công tác bảo đảm VSATTP được các tổ chức thành viên tích cực tham gia, nhất là trong các hoạt động tuyên truyền, vận động và giám sát bảo đảm ATTP; tổ chức phát động người dân tham gia đăng ký, cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. MTTQ huyện gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Hội Nông dân huyện phát động phong trào “Nông dân nói không với thực phẩm bẩn”; Huyện đoàn tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ thanh niên xung kích bảo đảm ATTP; Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình “Chi hội phụ nữ tự quản về VSATTP”. Đến nay đã nhân rộng được 55 mô hình trên địa bàn toàn huyện; chỉ đạo thành lập 18 mô hình điểm “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em”.
Theo thống kê trên địa bàn huyện có 2.219 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó có 341 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của tuyến huyện. Năm 2020, 2 đoàn kiểm tra cấp huyện và 17 đoàn kiểm tra cấp xã đã tiến hành kiểm tra 48 cơ sở, phát hiện 15 cơ sở vi phạm, xử phạt với số tiền 28.750.000 đồng. Việc giám sát ngộ độc thực phẩm được chủ động thực hiện tại các cơ sở có nguy cơ cao; duy trì trực sẵn sàng đáp ứng điều tra và xử lý kịp thời khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra. Trên địa bàn huyện đã triển khai xây dựng 5/5 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Trong đó chuỗi sản xuất lúa gạo xã Cẩm Bình với 70 hộ tham gia, sản lượng sản phẩm của chuỗi khoảng 198 tấn; chuỗi sản xuất lúa gạo xã Cẩm Ngọc với 22 hộ tham gia, sản lượng sản phẩm của chuỗi khoảng 30 tấn; chuỗi sản xuất lúa gạo xã Cẩm Vân với 30 hộ tham gia, sản lượng sản phẩm của chuỗi khoảng 40 tấn; chuỗi sản phẩm lúa gạo xã Cẩm Thạch với 114 hộ tham gia, sản lượng chuỗi khoảng 61 tấn…
Đối với chỉ tiêu xây dựng 21 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm ATTP, các đơn vị được giao trên địa bàn huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện, các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ cơ bản đáp ứng các điều kiện về vệ sinh thú y. Thực hiện chỉ tiêu xây dựng 8 chợ ATTP tại thị trấn Phong Sơn và các xã Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Châu, Cẩm Tâm, Cẩm Yên và Cẩm Quý, các xã, thị trấn đã thực hiện sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất tại chợ phù hợp với các tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm. Hiện nay đang hoàn chỉnh hồ sơ theo danh mục các tiêu chí để trình Sở Công Thương thẩm định và công nhận hoàn thành 8/8 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn; xây dựng 5/4 bếp ăn tập thể bảo đảm ATTP, đạt 125%; có 5 xã đạt tiêu chí xã ATTP.
Để triển khai đạt hiệu quả công tác bảo đảm VSATTP trong thời gian tới, huyện Cẩm Thủy tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu ATTP theo chỉ tiêu được giao; đẩy mạnh hoạt động thông tin, truyền thông và đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh và Nhân dân về VSATTP; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, góp phần chấn chỉnh, nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ sản phẩm an toàn, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn, xây dựng xã ATTP, góp phần tích cực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Ngành y tế với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh, 5 năm qua ngành y tế đã tích cực triển khai các nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Bếp ăn tập thể Trường Mầm non Tế Lợi (Nông Cống) đáp ứng quy định về ATTP.
Hàng năm, Sở Y tế đã tích cực tuyên truyền các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU; các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ATTP bằng nhiều hình thức phù hợp như: tổ chức lễ mít tinh, diễu hành tháng hành động vì ATTP; in, cấp phát băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, tờ gấp, đĩa DVD, áo phông, sổ tay, tài liệu; lắp đặt pano, poster, bảng khung, xây dựng clip tuyên truyền về ATTP. Chú trọng tuyên truyền về các mô hình, có cách làm hay, sáng tạo trong bảo đảm vệ sinh, ATTP, sản phẩm thực phẩm an toàn, đồng thời cảnh báo nguy cơ gây mất ATTP đến Nhân dân trong tỉnh. Phối hợp với các đoàn thể tổ chức các phong trào "Không kinh doanh phụ gia thực phẩm không có trong danh mục"; hội thi "Phụ nữ Thanh Hóa với vệ sinh ATTP". Tổ chức in ấn 2.086 băng zôn, 145.045 tờ rơi cấp phát cho tuyến huyện và các đối tượng có liên quan; lắp đặt xây dựng 3 pano tại các địa điểm đông người qua lại; 2.685 băng đĩa cấp phát cho tuyến; 939 poster, 1.172 sổ tay về ATTP cấp cho tuyến và những nơi công cộng.
Để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý ATTP ngành đã tổ chức 45 lớp tập huấn tuyến huyện cho 4.780 người là trưởng ban chỉ đạo liên ngành tuyến huyện, lãnh đạo, chuyên trách ATVSTP các trung tâm y tế, cộng tác viên vệ sinh ATTP của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; tổ chức 61 lớp tập huấn kiến thức ATTP cho các đối tượng là y tế thôn bản và cộng tác viên, với 7.348 người tham dự. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 56 lớp tập huấn, cập nhật kiến thức cho giáo viên các trường mầm non có tổ chức bếp ăn tập thể, với tổng số người tham dự là 5.527 người. Tổ chức nhiều buổi cập nhật kiến thức về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống với số lượng tham dự lên đến hàng chục ngàn người.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về ATTP được tăng cường. Sở Y tế giao cho Chi cục ATVSTP tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức được 154 đoàn thanh, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành về ATTP. Từ năm 2016-2020, đã có 3.313 lượt cơ sở được thanh, kiểm tra, trong đó có 2.944 cơ sở đạt yêu cầu; tổng số tiền xử lý vi phạm hành chính là trên 1,379 tỷ đồng. Các vi phạm chủ yếu được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra là: điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị không đáp ứng yêu cầu; không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; bảo quản thực phẩm, thực hành ATTP không đúng quy định; kinh doanh thực phẩm hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; không thực hiện kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn không đúng quy định... Sở Y tế đã lấy 18.931 mẫu thực phẩm để giám sát. Công tác kiểm soát, ngăn ngừa sử dụng chất cấm, kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật đã được các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP tích cực triển khai thực hiện. Nhờ đó số vụ ngộ độc thực phẩm giảm theo từng năm, đặc biệt là không có trường hợp tử vong trong những năm gần đây.
Trong xây dựng và phát triển các mô hình bảo đảm ATTP, đến hết năm 2020, Sở Y tế đã triển khai xây dựng và được công nhận 530/530 bếp ăn tập thể đáp ứng các quy định về ATTP; tuyến huyện và tuyến xã đã công nhận được 374/359 bếp, đạt 94,68%. Tổ chức diễn tập phòng chống ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể có số lượng lớn người ăn với quy mô cấp tỉnh. Qua diễn tập nhằm chuẩn hóa quy trình điều tra và xử lý ngộ độc thực phẩm tập thể; phân công cụ thể trách nhiệm, hiệp đồng phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan; rà soát nguồn nhân lực, bổ sung phương tiện phục vụ công tác; kiểm tra năng lực nghiệp vụ chuyên môn để chủ động ứng phó tình huống khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra trong thực tế. Phần lớn các địa phương trong tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dụng cụ chế biến thực phẩm cho bếp ăn tập thể, hướng dẫn kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, quy trình chế biến thực phẩm, ghi chép, lưu mẫu thực phẩm theo quy định. Phối hợp với UBND TP Thanh Hóa, UBND TP Sầm Sơn xây dựng kế hoạch tuyến phố kinh doanh dịch vụ ăn uống bảo đảm ATTP. Thông qua mô hình góp phần nâng cao nhận thức của người dân, hộ kinh doanh về bảo đảm ATTP. Đồng thời tạo điểm nhấn trong công tác truyền thông và là sự khởi đầu tiến tới xây dựng nhiều mô hình ATTP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quan tâm chăm lo đời sống cho nữ công nhân viên chức lao động Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp công đoàn, những năm qua, quyền lợi về tiền lương, thưởng, chăm sóc sức khỏe, vật chất, tinh thần cho nữ công nhân viên lao động quận Bắc Từ Liêm luôn được đảm bảo. Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm hiện đang quản lý 242 công đoàn cơ sở trực thuộc với...