Huyện Cẩm Thủy phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến
Để nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, những năm qua, huyện Cẩm Thủy đã khuyến khích, hỗ trợ người dân thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.
Đồng thời, xây dựng những mô hình sản xuất tập trung, hướng tới hình thành những vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.
Diện tích cây gai xanh liên kết với Công ty CP Đầu tư phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu An Phước tại xã Cẩm Ngọc mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Xác định nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của địa phương, Huyện ủy, UBND huyện Cẩm Thủy đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình hành động nhằm khuyến khích người dân và các thành phần kinh tế phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong đó, đề án tái cơ cấu nông nghiệp đã tạo sự chuyển biến lớn, thay đổi phương thức và tư duy sản xuất của người dân. Đến nay, huyện đã tích tụ được hơn 700 ha đất sản xuất nông nghiệp, gồm: 170 ha đất thực hiện các mô hình trồng trọt tại các xã Cẩm Bình, Cẩm Quý, Cẩm Tú..; 30 ha phát triển chăn nuôi tập trung và hơn 500 ha phát triển sản xuất lâm nghiệp. Nhìn chung, những mô hình tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất nông nghiệp đều mang lại giá trị kinh tế vượt trội. Nhiều mô hình đã chú trọng đến sản xuất những loại cây trồng, vật nuôi tạo nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.
Những năm gần đây, Nhân dân trên địa bàn xã Cẩm Ngọc đã chuyển đổi sản xuất từ tập trung nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô lớn, ứng dụng cơ giới hóa và thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Chú trọng những đối tượng cây, con phù hợp với nhu cầu của thị trường, sản xuất theo hợp đồng liên kết với những đơn vị, doanh nghiệp chế biến uy tín. Hộ ông Nguyễn Văn Tân, làng Kìm, vốn sản xuất lúa, mía truyền thống. Sau khi nắm bắt được chủ trương của tỉnh, huyện về phát triển cây gai xanh phục vụ công nghiệp chế biến của Nhà máy Sản xuất sợi dệt An Phước đã chuyển đổi 2,7 ha đất trồng mía sang trồng cây gai xanh liên kết với Công ty CP Đầu tư phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu An Phước. Ông Tân cho biết: Cây gai xanh không phải là cây trồng mới nhưng để sản xuất với quy mô lớn, phục vụ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động thì đây là hình thức sản xuất khá mới. Song, nhờ cán bộ nông nghiệp huyện, xã hướng dẫn, hỗ trợ, gia đình đã thực hiện cải tạo đồng đất, đầu tư hệ thống nước tưới để sản xuất cây gai xanh. Nhờ đó, sản lượng bình quân của cây gai xanh đạt 20 – 25 tấn/ha/lứa (4 – 5 lứa/năm), doanh thu hơn 150 triệu đồng/ha/năm, cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa. Đồng thời, gia đình còn được hỗ trợ theo Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy Sản xuất sợi dệt An Phước. Do đó, gia đình dự kiến mở rộng thêm 5 ha sản xuất cây gai xanh trong năm 2021.
Được biết, xã Cẩm Ngọc có khoảng 165 ha mía cung cấp nguyên liệu cho một số nhà máy chế biến đường trong tỉnh; 10,7 ha cây gai xanh phục vụ chế biến của Nhà máy Sản xuất sợi dệt An Phước… Theo ông Nguyễn Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Ngọc: Việc hình thành những mô hình sản xuất tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến góp phần ổn định thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nông sản, mang lại giá trị kinh tế cao và phát triển bền vững. Từ hiệu quả của những mô hình đã hình thành, UBND xã sẽ khuyến khích, hỗ trợ Nhân dân mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, nghiên cứu, tìm hiểu thêm về những loại cây trồng, vật nuôi nằm trong nhóm nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến để du nhập, nhân rộng về địa phương.
Theo thống kê của UBND huyện Cẩm Thủy, trên địa bàn đã hình thành được những vùng chuyên canh cây trồng chủ lực, hình thành nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, như: vùng nguyên liệu cây gai xanh 72,1 ha liên kết với Công ty CP Đầu tư phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu An Phước; hơn 400 ha ngô làm thức ăn chăn nuôi liên kết với Công ty TNHH MTV bò sữa Thống Nhất, Công ty TNHH TH True milk; hơn 1.300 ha mía nguyên liệu liên kết với Công ty CP Mía đường Lam Sơn, Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan… góp phần bảo đảm nguyên liệu ổn định phục vụ công nghiệp chế biến nông sản.
Đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Cẩm Thủy cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có 83 cơ sở, hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực chế biến lâm sản; Nhà máy Sản xuất sợi dệt An Phước và một số doanh nghiệp, hộ cá thể làm trung gian thu mua nông sản cho các đơn vị chế biến trong, ngoài tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn đã hình thành được một số vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Nhìn chung, các mô hình vùng nguyên liệu đều ứng dụng khoa học – kỹ thuật, cơ giới hóa nhằm phát triển sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ những tiền đề đó, huyện sẽ khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển vùng nguyên liệu.
Nhà nông ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu
Nông nghiệp ĐBSCL đã vượt qua một năm đầy khó khăn với thắng lợi kép, gặt hái thành công nhờ tích cực chuyển đổi, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ứng dụng thiết bị công nghệ thông minh trong sản xuất lúa ở ĐBSCL giúp thích ứng tốt với biến đổi khí hậu. Ảnh: Trung Chánh.
Video đang HOT
Thắng lợi kép trong thiên tai, dịch bệnh
Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), năm 2020, Nam bộ gieo sạ lúa ước đạt trên 4,3 triệu ha, tổng sản lượng thu hoạch đạt hơn 25,8 triệu tấn, tăng 134.000 tấn so với cùng kỳ.
Trong đó, vùng ĐBSCL gieo sạ trên 4 triệu ha, đóng góp vào sản lượng chung gần 24,5 triệu tấn. Mặc dù diện tích gieo trồng toàn vùng giảm gần 28.000ha, nhưng nhờ năng suất trung bình tăng 0,76 tạ/ha, nên sản lượng tăng thêm 140.000 tấn so với năm 2019.
Cụ thể, vùng ĐBSCL đã giảm gieo sạ trên 58.000ha lúa trong vụ đông xuân 2019-2020. Diện tích giảm do ảnh hưởng khô hạn, xâm nhập mặn nên phần lớn diện tích lúa được chuyển đổi sang trồng cây hằng năm, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản có nhu cầu nước tưới ít hơn và hiệu quả kinh tế chuyển đổi cao hơn so với trồng lúa.
Ngược lại, vụ lúa thu đông 2020 lịch gieo sạ được kéo dài, diện tích tăng mạnh, nhờ lợi thế về nguồn nước và giá cả tiêu thụ. Diện tích lúa thu đông toàn vùng lên tới trên 800.000ha, tăng 76.000ha, sản lượng đạt 4,4 triệu tấn, tăng 429.000 tấn so thu đông 2019.
"Diện tích lúa thu đông 2020 tăng chủ yếu ở các tỉnh vùng thượng nguồn do năm nay lũ về muộn, lũ nhỏ và giá bán lúa thương phẩm cao. Những tỉnh có điều kiện mở rộng diện tích thu đông thuận lợi như: Tiền Giang tăng trên 28.000ha, An Giang 14.000ha, Kiên Giang 11.000ha, Sóc Trăng 9.000ha, Cần Thơ 5.000ha và Hậu Giang 1.000ha", ông Lê Thanh Tùng cho biết.
Thực hiện giải pháp công trình, giúp ĐBSCL phòng chống hạn mạn hiệu quả, điều tiết nguồn nước phục vụ tốt cho sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.
Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, năm 2020 việc tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất các vụ lúa trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, bất lợi về thời tiết và dịch bệnh. Tuy nhiên, nhờ bố trí lịch thời vụ sản xuất linh hoạt, hợp lý ở các tiều vùng sinh thái nhằm phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, mưa lũ. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện trong chỉ đạo sản xuất, phòng chống hạn mặn hiệu quả.
Công tác khuyến nông trong trong sản xuất lúa được triển khai có hiệu quả, với các chương trình, dự án, như: mô hình canh tác lúa tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất. Dự án Cánh đồng lớn đáp ứng vùng nguyên liệu và ứng phó với với biến đổi khí khậu. Đẩy mạnh phong trào giảm lượng giống gieo sạ...
Mô hình canh tác lúa tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, giúp giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian canh tác, né hạn mặn hiệu quả. Ảnh: Trung Chánh.
"Kiên Giang đã có một năm sản xuất lúa gặt hái thắng lợi trên cả ba mặt: diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng đều tăng. Tổng diện tích gieo trồng đạt gần 726.000ha, tăng 2,23% so kế hoạch, năng suất bình quân đạt 6,23 tấn/ha, sản lượng thu hoạch trên 4,5 triệu tấn, tăng gần 5% so với kế hoạch cũng như cùng kỳ năm 2019. Đây là năm tỉnh đạt sản lượng lúa cao nhất trong nhiều năm trở lại đây", ông Toàn đánh giá.
Chuyển đổi nâng cao hiệu quả sản xuất
Theo Cục Trồng trọt, diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa năm 2020 của Nam bộ đạt trên 88.000ha, trong đó riêng vùng ĐBSCL chuyển đổi hơn 68.000ha. Chủ yếu là chuyển đổi qua cây hàng năm (gần 63.000ha), còn lại là cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản.
Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa không chỉ đơn thuần là đáp ứng theo nhu cầu thị trường, cho thu nhập tốt hơn mà cái chính là sản xuất "thuận thiên", thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Trung Chánh.
Việc chuyển đổi này không đơn thuần là đáp ứng theo nhu cầu thị trường, cho thu nhập tốt hơn mà cái chính là sản xuất "thuận thiên", thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong nhiều trường hợp thời tiết bất lợi nếu tiếp tục làm lúa sẽ không hiệu quả, thậm chí là thiệt hại, thất mùa.
Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận tăng cao nhất là chuyển đổi từ đất lúa qua trồng cây lâu năm, doanh thu ước đạt hơn 600 triệu đồng/ha, lợi nhuận trên 200 triệu mỗi ha. Trồng cây hàng năm ước tính đạt khoảng 180 triệu đồng/ha, lợi nhuận là trên 110 triệu đồng mỗi ha. Nuôi trồng thủy sản lợi nhuận thu được trên 1 ha ước đạt khoảng trên 40 và lợi nhuận tăng thêm so với trồng lúa là 13 triệu/ha.
Sản xuất luân phiên 1 vụ lúa, 1 vụ tôm được cho là mô hình canh tác thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu và mang lại lợi nhuận tốt hơn cho nhà nông. Ảnh: Trung Chánh.
Ông Lê Hữu Toàn cho biết, từ năm 2017 cho đến nay, tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn chuyển đổi gần 25.000ha, chủ yếu là từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Chuyển đổi đất lúa sang nuôi trồng thủy sản, mang lại thu nhập cao hơn hẳn so với chuyên trồng lúa. Ảnh: Trung Chánh.
Thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp, tỉnh Hậu Giang đã chuyển đổi nhiều diện tích đất vườn tạp, đất trồng lúa, trồng mía cho thu nhập thấp sang phát triển cây ăn quả.
Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang, cho biết, toàn tỉnh hiện có gần 42.000ha cây ăn quả, trong đó có khoảng 15% diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, diện tích còn lại sản xuất theo hướng an toàn.
Nông dân Hậu Giang phát triển các vườn mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát vừa tăng tính chống chịu hạn, mặn vừa tăng hiệu quả kinh tế cho nhà vườn. Ảnh: Trung Chánh.
Thời gian qua, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đã gây rất nhiều khó cho nhà vườn, thậm chí là thiệt hại nặng gây mất mùa, chết cây. Tuy nhiên, nhiều nơi nông dân cũng đã có các giải pháp thích ứng khá hiệu quả, như chủ động tích nước ngọt, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm, phủ gốc chống thất thoát hơi nước.
Đặc biệt là phát triển các vườn mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát vừa tăng tính chống chịu hạn, mặn, vừa tăng hiệu quả kinh tế cho nhà vườn.
Theo TS Võ Hữu Thoại, Phó viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, để phát triển nghề vườn thì chọn tạo giống là công tác chiến lược, lâu dài, nhất là phát triển các dòng giống lai mới, có những đặc tính ưu việt hơn bố mẹ. Biện pháp canh tác, cần tạo mương vườn lớn hơn để trữ nước, không xử lý cho cây ra hoa, ra trái vào mùa khô hạn, kết thúc mùa vụ sớm trước khi hạn, mặn xâm nhập, sử dụng một số loại cây gốc ghép có khả năng chịu mặn.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan xảy ra với mật độ thường xuyên, hạn hán, xâm nhập mặn những năm gần đây gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất cây ăn quả trong vùng. Vì vậy, cần có những giải pháp căn cơ cả công trình và biện pháp kỹ thuật để phát triển bền vững, hiệu quả hơn.
Nhìn chung, hiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp của ĐBSCL đang chuyển dịch theo hướng tăng thủy sản, cây ăn quả và giảm lúa, nhằm "thuận theo tự nhiên" và theo đúng với tinh thuần Nghị quyết 120 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL.
Khánh thành, đưa vào khai thác cầu dân sinh Cẩm Giang Hôm nay (11/1), Tổng cục Đường bộ VN tổ chức khánh thành và gắn biển tên cầu dân sinh Cẩm Giang, xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Cầu dân sinh Cẩm Giang trong ngày khánh thành, đưa vào khai thác Cầu dân sinh Cẩm Giang, xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa là 1 trong 3 cầu lớn...