Huyện Bình Giang lập danh sách giám sát công nhân
Huyện Bình Giang chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nhưng yêu cầu lập danh sách, giám sát công nhân trên địa bàn, chặn đứng nguy cơ bùng dịch từ nhà máy.
Ngày 6/2, ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Bình Giang cho biết đã gửi công văn hỏa tốc cho 18 xã, thị trấn yêu cầu lập danh sách công nhân cư trú tại Bình Giang đang làm việc ở các khu công nghiệp Hải Dương, lẫn công nhân huyện lân cận đến nhà máy ở Bình Giang. Trong đó, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp của TP Chí Linh, huyện Cẩm Giàng đặc biệt được chú ý. Việc giám sát áp dụng đồng thời với các gia đình có con em là công nhân.
“Danh sách này ưu tiên giám sát ở mức độ cao nhất, nghĩa là nắm bắt lịch trình của công nhân ở từng doanh nghiệp, kịp thời ứng phó, truy vết nhanh khi có dấu hiệu liên quan vùng dịch, ổ dịch”, ông Kiên lý giải. Cuối giờ chiều, huyện rà soát được 6 xã có gần 1.000 công nhân đang làm việc tại Cẩm Giàng.
Người nhà tiếp tế đồ đạc cho công nhân Poyun (TP Chí Linh) trước thời điểm cách ly tập trung. Ảnh: Thế Quỳnh
Động thái được chính quyền đưa ra nhằm chặn đứng nguy cơ lây lan dịch bệnh khi Bình Giang chưa xuất hiện ca nhiễm, trong khi huyện Cẩm Giàng kế bên liên tiếp ghi nhận 10 ca Covid-19. Một số công ty ở Chí Linh, Kinh Môn có hàng nghìn lao động đã phải phong tỏa, tiềm ẩn nguy cơ trở thành ổ dịch khi công nhân nhiễm bệnh. Huyện Bình Giang hiện có khoảng 200 doanh nghiệp, hơn 10.000 công nhân làm việc.
Video đang HOT
Chính quyền Bình Giang rà soát toàn bộ trạm y tế, trường học, chọn địa điểm phù hợp, sẵn sàng lập khu cách ly tập trung nếu các F1 gia tăng. Bình Giang hiện cách ly 74 F1 liên quan đến dịch tễ bệnh nhân Covid-19 ở huyện Cẩm Giàng.
Cẩm Giàng, huyện giáp Bình Giang, nơi có 60.000 công nhân làm việc trở thành mối lo lớn của Hải Dương khi ghi nhận 10 ca nhiễm, dịch tễ phức tạp. Từ 18h ngày 5/2, toàn huyện đã bị phong tỏa. Cùng ngày, chính quyền thị xã Kinh Môn phong tỏa tạm thời Công ty giày Vietory ở phường Hiệp An khi một công nhân xác định dương tính nCoV. Hơn 2.000 công nhân tạm thời cách ly ở nhà máy, chờ lấy mẫu xét nghiệm.
Trong khi đó, ổ dịch tại Công ty Poyun (TP Chí Linh) được đánh giá “chưa có tiền lệ” khi xảy ra trong môi trường mở, có 2.300 công nhân làm việc. Hàng trăm người làm việc cùng phân xưởng với “bệnh nhân 1552″ sau xét nghiệm hoặc nhận kết quả dương tính, hoặc trở thành F1 phải cách ly y tế. Hơn 2.000 công nhân Poyun hiện cách ly tập trung ở TP Chí Linh.
Hải Dương ghi nhận 290 ca lây nhiễm cộng đồng, nhiều nhất cả nước sau 11 ngày đợt dịch thứ ba bùng phát. Bệnh nhân phần lớn là công nhân, có liên quan đến Công ty Poyun ở TP Chí Linh. Covid-19 lan ra 7 trên 12 huyện thị trong toàn tỉnh, buộc chính quyền phải thiết lập hàng chục vùng cách ly y tế.
Chính sách khác biệt của Hải Phòng với người về quê
Trong khi các địa phương khác yêu cầu khai báo y tế, lịch trình di chuyển để phân loại người về, Hải Phòng yêu cầu người vào TP phải có xác nhận của chính quyền sở tại.
Ngày 5/2, Chánh văn phòng UBND TP Hải Phòng Phạm Hưng Hùng ký ban hành kết luận của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Tùng tại buổi làm việc với một số huyện giáp ranh với tỉnh Hải Dương về các phương án phân luồng, cách ly người về từ địa phương khác.
Theo đó, UBND Hải Phòng yêu cầu từ 12h ngày 6/2, người dân vào TP phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã tại nơi đi, nêu rõ lý do, lịch trình vào thành phố. Nếu không có giấy xác nhận của địa phương, người về Hải Phòng sẽ được đưa về khu cách ly tập trung.
Hải Phòng hiện là địa phương duy nhất áp dụng việc quản lý người ra, vào TP theo cách này.
Trong khi ở các địa phương còn lại, người muốn ra, vào chỉ cần khai báo y tế, lịch trình di chuyển, kiểm tra thân nhiệt, sức khỏe. Nếu có biểu hiện bệnh hoặc trong lịch trình có các điểm là ổ dịch sẽ được áp dụng các biện pháp như cách ly tại nhà, cách ly tập trung, giám sát y tế...
Chính sách này của TP Hải Phòng cũng không khớp với chỉ đạo của Thủ tướng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi giao các địa phương áp dụng các hình thức cách ly, kiểm soát sao cho phù hợp, tránh gây xáo trộn, phức tạp tình hình.
Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với mức nguy cơ của từng khu vực trên địa bàn.
Quan điểm được người đứng đầu Chính phủ là bảo đảm khoanh vùng, cách ly, phong tỏa ở phạm vi gọn nhất, hạn chế các hoạt động bất lợi đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân và sản xuất kinh doanh, nhất là hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất trong dịp Tết Nguyên đán.
Trước đó, Hải Phòng cũng là một trong những địa phương đầu tiên ban hành danh sách về phương án tiếp nhận người về từ các vùng dịch trên cả nước. Bên cạnh Hải Dương và Quảng Ninh, Hải Phòng coi tất cả xã, phường nơi phát hiện ca bệnh là vùng dịch.
TP này cũng tuyên bố sẽ cách ly tập trung tất cả những người về từ những xã, phương này trong vòng 21 ngày. Ví dụ, cả 3 phường như Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa (quận Cầu Giấy) chỉ có 2 trường hợp F0 nhưng tất cả những người ở 3 phường này sẽ phải cách ly 3 tuần nếu muốn về Hải Phòng.
Theo Cổng thông tin điện tử TP Hải Phòng, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân Hải Phòng từ tỉnh ngoài về qua chốt kiểm soát liên ngành, thành phố thống nhất sẽ chấp nhận giấy xác nhận của UBND cấp xã hoặc của Trưởng công an cấp xã.
Đặc biệt, trường hợp người dân Hải Phòng điều trị bệnh tại Hà Nội, khi về Hải Phòng thì giấy xuất viện sẽ được chấp thuận như giấy xác nhận của chính quyền nơi đi, vì hiện nay Hà Nội chưa có bệnh viện nào có ca dương tính.
Người cách ly lập bàn thờ khi biết mẹ mất Đang phải cách ly tập trung, người phụ nữ 46 tuổi đau đớn khi hay tin mẹ ở quê đột ngột qua đời, được hỗ trợ lập bàn thờ cúng viếng bà. Chị quê Hà Tĩnh, phải cách ly tập trung tại khu Vĩnh Hòa B, huyện Phú Giáo, do tiếp xúc với một trong 5 bệnh nhân Covid-19 hôm 3/2. Lập bàn...